Cách cầm máu cho trẻ sơ sinh

Có khá nhiều cách xử lý vết thương hở, vết bầm tím hoặc vết côn trùng cắn cho trẻ tại nhà bằng những nguyên liệu từ thiên nhiên và dễ thực hiện.

Dẫu bạn có dặn dò kỹ thế nào, các thiên thần nhỏ hiếu động vẫn có thể gặp phải những vết thương mà đến chính bé cũng không chú ý, nhưng chúng cũng chẳng nghiêm trọng đến mức cần phải đến bác sĩ. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giới thiệu những tình trạng dễ nhận thấy kèm theo cách xử lý vết thương để bé yêu không cảm thấy khó chịu.

1. Cách xử lý vết thương hở, vết trầy

Leo cây, chạy nhảy trong suốt những ngày hè dẫn đến té ngã sẽ khiến trẻ nhỏ dễ dàng bị thương, từ những vết cắt cho đến vết bầm tím. Dĩ nhiên, bố mẹ cần phải biết được cách sơ cứu vết thương hở để tránh nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra do hệ vi khuẩn trên da người rất phong phú. Mặc dù những vết thương nghiêm trọng hoặc sâu sẽ cần đến bác sĩ nhằm xử lý kỹ lưỡng hơn nhưng đối với các tình trạng nhẹ, bạn hoàn toàn có khả năng chăm sóc cho bé tại nhà.

Các biện pháp tại nhà

  1. Củ nghệ là một trong những cách xử lý vết thương hở từ thiên nhiên khá thân thiện với làn da. Bạn hãy đắp vài lát nghệ lên vết thương đang chảy máu để máu đông lại nhanh chóng
  2. Bôi mật ong hoặc tỏi nghiền lên vết thương cũng sẽ giúp da mau liền lại nhờ vào khả năng kháng khuẩn tuyệt vời của chúng
  3. Gel từ lá lô hội tươi có khả năng giảm đau, chống viêm. Bạn chỉ cần thoa một chút gel lên vùng da bị tổn thương rồi lau khô bằng khăn sạch là được
  4. Dầu dừa giúp bé ngăn ngừa sẹo và ngăn nhiễm trùng. Do vậy, bạn hãy thoa dầu dừa lên vết thương từ 2 – 3 lần/ngày và quấn lại bằng gạc sạch.

2. Cách xử lý vết thương do côn trùng gây ra

Vào ngày nóng, muỗi hoặc những loại côn trùng khác có xu hướng hoạt động mạnh mẽ. Tuy có kích thước nhỏ bé nhưng chúng lại có thể gây ra những tổn thương không ngờ trên da.

Dĩ nhiên, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Bố mẹ hãy cho con bận quần áo dài tay hoặc sử dụng thuốc xịt chống muỗi để côn trùng tránh xa. Nếu con bị muỗi hoặc côn trùng đốt, có những biện pháp khắc phục tại nhà khác nhau mà bạn có thể làm để giảm kích ứng cho làn da non nớt của con.

Các biện pháp tại nhà

  1. Chườm lạnh bằng trà túi lọc đã pha
  2. Ngăn bé không gãi để hạn chế trầy da
  3. Bôi một lượng nhỏ dầu tràm trà lên khu vực bị đốt
  4. Dùng dầu dừa, gel lô hội hoặc mật ong bôi lên da bé từ 10 – 15 phút rồi lau sạch
  5. Pha loãng giấm táo với nước, nhúng một miếng bông cotton rồi chấm lên vùng da bị côn trùng cắn
  6. Nghiền nát lá húng quế thành hỗn hợp sệt và bôi trực tiếp lên vết cắn. Sau đó che lại bằng một miếng băng.

Mời bạn tham khảo bài viết Mách mẹ 4 cách bảo vệ bé yêu khỏi muỗi đốt

Khi mang giày quá cứng hoặc không vừa, bé dễ dàng bị thương do phần cổ phía sau của giày cọ vào khu vực phía trên gót chân trong lúc chạy nhảy vui đùa. Nếu không được xử lý kịp thời, vết thương sẽ hình thành mụn nước và có nguy cơ vỡ ra hoặc thậm chí nhiễm trùng. Do vậy, bố mẹ nên chọn lựa giày với kích cỡ phù hợp để ngăn ngừa tình trạng trên.

Các biện pháp tại nhà

  1. Chườm lạnh bằng nước đá
  2. Nghiền nhỏ 1 viên aspirin, pha loãng với nước và đắp lên da con
  3. Gel lô hội, mật ong và dầu dừa là những sản phẩm thích hợp để làm dịu vết phồng rộp
  4. Lấy một lượng vừa phải kem đánh răng và bôi lên vùng da chân bị trầy xước và để trong vòng 1 – 2 giờ, sau đó rửa sạch
  5. Trộn bột gạo cùng với nước, bôi lên da bé rồi để yên cho đến khi hỗn hợp khô lại. Sau đó rửa bằng nước ấm.

4. Cách xử lý khi bé bị cháy nắng

Ánh nắng mùa hè có thể khá khắc nghiệt so với làn da non nớt của trẻ nhỏ và đôi lúc bạn sẽ thấy da bé trở nên ngứa hoặc chuyển sang màu đỏ sau một ngày hoạt động tích cực ngoài trời. Thậm chí nếu nghiêm trọng, những vết phồng rộp cũng bắt đầu hiện diện khiến bé vô cùng đau đớn.

Việc tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều có thể gây hại cho bé yêu. Vì thế, bạn nên bảo vệ con bằng quần áo cũng như bôi kem chống nắng cho trẻ em đầy đủ trước khi đưa bé ra khỏi nhà. Ngay cả như thế, trẻ vẫn có nguy cơ bị cháy nắng và bố mẹ hãy thử áp dụng những biện pháp dưới đây.

Các biện pháp tại nhà

  1. Đặt một miếng vải hoặc gạc bông ngâm trong sữa lạnh lên vùng da bị đỏ để tạo màng protein sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu và giảm nhiệt
  2. Chườm lạnh bằng một chai nước hoặc khăn sạch bọc nước đá sẽ giúp làm dịu vết bỏng. Mặt khác, không được đặt đá trực tiếp lên da bởi có thể gây bỏng lạnh và tổn thương nhiều hơn
  3. Chất gel từ lá lô hội sẽ giảm bớt sự khó chịu, tăng tốc độ chữa lành và giữ ẩm cho da. Bạn có thể tách một nhánh lô hội và bôi nhựa của nó trực tiếp lên da hoặc mua gel lô hội nguyên chất tại tiệm thuốc
  4. Bột yến mạch nghiền mịn có tác dụng chống viêm khi pha với nước tắm. Bố mẹ chỉ cần đổ bột vào nước ấm rồi cho bé ngâm trong bồn khoảng 10 phút
  5. Khi bị cháy nắng, con sẽ mất nước nhiều hơn bình thường. Do vậy, bạn hãy khuyến khích trẻ uống nước thường xuyên.

5. Cách xử lý khi bé bị hăm da

Các ống dẫn mồ hôi bị chặn do thời tiết nóng và ẩm có thể dẫn đến những vết sưng đỏ hay còn gọi là hăm da trên cơ thể bé yêu. Bạn cũng rất dễ nhận thấy hiện tượng tấy đỏ hoặc phát ban trên cổ, các nếp nhăn ở khuỷu tay và đầu gối, ở đùi trong hoặc nách của bé. Dĩ nhiên, tình trạng này cực kỳ khó chịu nhưng có thể dễ dàng bị đẩy lùi trong một vài ngày với những biện pháp phù hợp.

Các biện pháp tại nhà

  1. Làm mát da bằng khăn lạnh
  2. Mở điều hòa để ngăn bé đổ mồ hôi
  3. Đắp dưa leo lên vùng da đang khiến bé khó chịu
  4. Cho bé tắm bằng nước pha với muối Epsom
  5. Pha bột neem cùng sữa chua và đắp lên khu vực da nổi mẩn đỏ trong vài phút, sau đó rửa sạch.

Mùa hè là khoảng thời gian bé yêu có thể thỏa sức chơi đùa khắp mọi nơi. Dẫu đôi lúc con sẽ gặp phải những vết thương nhỏ không mong muốn nhưng bạn cũng đừng vì thế mà quá lo lắng. Ngoài ra, nên tìm hiểu những dấu hiệu bệnh tay chân miệng – 1 căn bệnh khá phổ biến m và bảo vệ bé bằng những biện pháp thích hợp cũng như tìm hiểu các cách xử lý vết thương để trẻ yên tâm chơi đùa bố mẹ nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Danh mục Hiển thị tất cả biểu hiện trẻ gãy xương bỏng mắt các bước sơ cứu cơ bản các dấu hiệu trẻ bị ngạt thở cách cầm máu cho trẻ nhỏ cách lấy dằmnhỏ ra khỏi tay cho trẻ cách lấy mảnh dằm ra khỏi tay trẻ cách phòng tránh gãy xương cách sơ cứu khi bị ong đốt cách sơ cứu khi trẻ nghẹt thở chăm sóc mắt chó cắn nên làm gì có nên xóc nước khi trẻ bị ngạt nước dấu hiệu gãy xương giữ an toàn cho trẻ hoi suc tim phoi hồi sức tim phổi cho trẻ sơ sinh kĩ thuật hồi sức tim phổi kĩ thuat hoi suc tim phoi cho tre nho làm gì khi bị lạnh cóng làm gì khi có cháy làm gì khi có hỏa hoạn làm gì khi có đám cháy làm gì khi có động đất làm gì khi trẻ bị bỏng làm gì khi trẻ bị chảy máu làm gì khi trẻ bị ngã làm gì khi trẻ bị ngạt thở làm gì khi trẻ bị thương làm gì khi trẻ bị trật khớp làm gì khi trẻ gãy xương làm gì để thoát khỏi đám cháy làm sao biết trẻ bị gãy xương làm sao khi trẻ bị chó cắn làm thế nào khi trẻ bị ong đốt ong châm phòng ngừa chảy máu miệng cho trẻ phòng ngừa hỏa hoạn phòng ngừa hỏa hoạn như thế nào phòng ngừa tai nạn ở miệng cho trẻ phòng ngừa vết chảy máu cho trẻ phòng tránh bỏng ở trẻ em phòng tránh chó cắn phòng tránh muỗi đốt sai lầm khi sơ cứu sơ cứu cho trẻ bị ngạt nước sơ cứu cho trẻ bị nghẹt thở sơ cứu cho trẻ ngạt thở sơ cứu cho trẻ nghẹt thở dưới 1 tuổi sơ cứu khi trẻ bị đuối nước sơ cứu trẻ nhỏ bị nghẹt thở tai nạn ở miệng của trẻ trật khớp ở trẻ em trẻ bị ngạt nước trẻ bị ong đốt trẻ gãy xương trẻ gãy xương nên làm gì xử lí khẩn cấp xử lí khi gặp tai nạ mắt xu li khi tre bi hoc xử lý các trường hợp khẩn cấp xử lý chấn thương đầu xử lý chấn thương đầu trẻ em xử lý khẩn cấp xử lý khi bị ong châm xử lý khi trẻ bị bỏng xử lý khi trẻ bị chó cắn xử lý khi trẻ bị ong đốt xử lý khi trẻ gãy xương xử lý khi trẻ hóc dị vật xu ly khi tre nget tho xử lý ngứa do muỗi đốt xử lý vết muỗi đốt xử lý vết thương của trẻ để vết muỗi đốt không ngứa điều trị vết ong đốt

21 April, 2014 0 nhận xét Nhận xét

Cắn nhầm vào môi và lưỡi là những tai nạn nhỏ thường xảy ra ở thời trẻ mà không gây thương tổn gì – rất nhiều bé còn hay gặp phải mỗi tháng khoảng 1 lần. Thật nay mắn, hầu hết các thương tổn ở miệng [ngay cả những vết thương chảy máu] đều rất nhỏ và dễ dàng điều trị được. Sau đây là những gì bạn cần biết để ngăn ngừa và điều trị những tai nạn kiểu này:

Nguyên nhân xảy ra:

Nếu thương tổn ở miệng – vết đứt ở môi hay sứt lưỡi – dường như nằm trong danh sách những việc phải xảy ra của một đứa nhỏ tuổi tập đi [chỉ ít xảy ra hơn việc bị trầy xước đầu gối hay biêu đầu], đó là vì những lí do tốt. Tất cả những vết va vấp trên miêng đều có thể dẫn tới thương tổn – đặc biệt khi vật va chạm với miệng bé sắc nhọn. Nói về sắc nhọn, một chiếc răng của chính bé cũng có thể cắn nhầm vào các mô mềm trong miệng, nhất là khi bé đang nhai mà bị phân tâm hay trên đường di chuyển [vừa ngồi vừa ăn]. Và đương nhiên, sẽ không thể tránh khỏi những cú trượt nhã, va vấp – đối với những trẻ mới học ngôig, bò, trườn và đi sẽ thường xuyên vấp môi hoặc lưỡi hay cả miệng trong lúc hạ người xuống.

Cách điều trị thương tổn ở miệng cho trẻ

Những chấn thương ở miệng bé thường trông có vẻ nghiêm trọng hơn thực tế. Có rất nhiều mạch máu ở khu vực đầu và cổ vì vậy chỉ một vết cắt nhỏ trên môi hay lươi cũng gây mất nhiều máu [đôi khi khiến bạn khó phát hiện chính xác nơi chảy máu]. Điều này thường gây nên sợ hãi [đặc biệt nếu bạn là người yếu tim] nhưng hãy cố giữ bình tĩnh – có thể bạn chỉ phải xử lí một vết thương nhỏ. [Thêm vào đó, càng bình tĩnh, bạn càng nhanh giúp bé bình tĩnh]. Sau đó hãy làm theo những bước sau đây để cầm máu, giảm đau, ngừa viêm nhiễm đồng thời bắt đầu chữa lành thương tổn:

  • Cầm máu. Chảy máu bên ngoài môi hoặc lưỡi, chỉ cần ấn nhẹ vào khu vực đó bằng gạc hoặc vải sạch [trước tiên nên xả nước mát vào vết thương nếu có thể] càng lâu càng tốt [khoảng 10 phút là ok, tuy nhiên với trẻ sơ sinh và trẻ tập đi điều này là không thể]. Đối với máu chảy bên trong môi [môi trên hoặc dưới], nhẹ nhàng ấn phần môi đang chảy máu vào răng [hoặc lợi] trong khoảng 10 phút [hoặc càng lâu càng tốt]. Tránh kéo môi ra để kiểm tra vết thường vì sẽ gây chảy máu trở lại.
  • Làm bé phân tán khi bạn tiến hành xử lí. Bạn nên mở đĩa nhạc yêu thích hoặc bất cứ việc gì bé thích thú để làm xao nhãng sự chú ý của trẻ vào vết thương. [vâng, đôi khi đây là yếu tốt bắt buộc]. Bé càng ngồi lâu tĩnh lặng để điều trị thì máu càng nhanh ngừng.
  • Giữ vết thương mát mẻ. Để giảm đau và giảm sưng tấy, nên chườm túi đá lạnh [hoặc rau quả đông lạnh] vào khu vực bị thương. Nếu bé đủ lớn, bạn có thể chườm bằng một que kem để xoa dịu vết thương nhỏ.
  • Cho trẻ dùng giảm đau nếu cần thiết. Hầu hết các vết thương ở miệng không khiến trẻ đau lâu nhưng nếu bé vẫn khó chịu nhiều, có thể cho bé dùng hoạt chất acetaminophen hay ibuprofen [nếu bé trên 6 tháng tuổi] để giảm đau.
  • Cho bé ăn uống cẩn thận. Nếu là vết thương bên ngoài, bạn có thể cho bé ăn uống tránh các thứ axit như cam và đồ nhiều muối vì chúng có thể gây xót cho bé. Còn nếu vết thương bên trong, bạn nên cho trẻ ăn thức ăn mềm hơn bình thường để tránh gây kích ứng. Kem que vẫn là một biện pháp làm dịu nhẹ vết thương. Súc miệng với nước ấm sau bữa ăn [nếu trẻ đã hình thành được kĩ năng này] sẽ giúp thức ăn không bị bám vào vế thương.
  • Giữ gìn trong vài ngày. Những vết thương nhỏ trên miệng [đa số là nhỏ] thường sẽ lành lại trong 3 – 4 ngày.

Khi nào cần gọi bác sĩ.

Thường thì bạn có thể tự xử lý các vết thương ở miệng cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên nếu gặp các trường hợp sau đây, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ:

  • Máu chảy nhiều và không ngừng sau 10 phút ấn trực tiếp vào vết thương - hoặc bạn không thể giữ ấn trực tiếp vào vết thương của đứa con đang giãy giụa mà máu thì vẫn chảy đầm đìa.
  • Vết đứt sâu và rộng hoặc dài trên 1 cm
  • Dính mảnh vỡ hoặc bẩn trên vết thương
  • Vết thương ở phía trên vòm miệng, sau họng hoặc cuống họng [thường gây ra do trẻ ngã khi đang cầm bút chì chẳng hạn], gây ra những tổn tương ở các mô phía sâu bên trong đầu hoặc cổ.
  • Vết thương gây ra bởi một vật bẩn bụi hoặc có gỉ [đặc biệt nếu bạn không nhớ con đã được tiêm vacxin uốn ván mới hay chưa].
  • Vết thương do bị cắn bởi động vật hoặc người.
  • Bạn nghi ngờ tổn thương cả phần xương [chẳng hạn khi trẻ không thể cử động hàm hoặc xương gò má khi nuốt]. Răng của trẻ có thể bị gãy hoặc mẻ [hãy cho bé khám nha sĩ].
  • Bạn trông thấy dấu hiệu nhiễm trùng [vết thương bị tấy đỏ, sưng nhiều và đau hơn hoặc sốt không rõ nguyên nhân] trong vài ngày đầu bị thương.

Cách phòng ngừa tai nạn:

Dù bạn có cẩn trọng đến đâu – hay các quy định bạn thiết lập và thực thư tới đâu- cũng không thể phòng tránh mọi thương tổn ở miệng của bé. Tuy nhiên, sự việc sẽ ít xảy ra hơn nếu bạn thực hiện các điều sau đây:

  • Thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ tại nhà nhằm tránh ngã đập và giảm. nhẹ các cú ngã không thể tránh khỏi. Đặt thảm chống trượt và bọc các cạnh bàn sắc nhọn lại.
  • Để giảm việc vấp ngã ở trẻ, hãy để cho bé tập đi bám và đi chưa vững bằng chân trần hoặc tất chống trượt.
  • Không để trẻ chạy hoặc đi khi cầm vật sắc nhọn.
  • Không để bé đi hoặc chạy khi có đồ chơi trong miệng.
  • Cho bé ngồi để ăn.
  • Cắt nhỏ thức ăn cho trẻ để bế không phải có gắng ấn quá nhiều thức ăn vào miệng một lúc [và vô tình cắn nhầm vào lưỡi hoặc má]. Luôn đặt bé vào ghế dành riêng trên ô tô để tránh tai nạn [ở miệng và các phần khác trên cơ thể].

Medshop.vn dịch

Theo whattoexpect

Video liên quan

Chủ Đề