Cách cắt tiết thỏ như thế nào

Thỏ đưa vào giết mổ là thỏ khỏe mạnh, phải được kiểm tra đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật, không bị dịch bệnh, nấm, ghẻ, ốm yếu, không quá gầy hay quá béo, không bị xây xát, không có dị tật, trọng lượng thỏ hơi phải đạt yêu cầu là >=2,3 kg/con. Không sử dụng thỏ loại thải đã làm giống. Thời gian nuôi lưu chờ giết mổ từ 12-24 giờ. Thỏ được nhập về từ các vùng không bị dịch bệnh, có kiểm soát và chứng nhận của thú ý.

Bạn đang xem: Cách cắt tiết thỏ

Cắt tiết:Vệ sinh sạch sẽ khu vực cắt tiết cũng như các dụng cụ liên quan như dao cắt tiết, xô đựng tiết. Cắt tiết ở vị trí cổ con thỏ cho đến khi thỏ chết hẳn thì kết thúc công đoạn này, thông thường thao tác ở công đoạn này chiếm khoảng 30-40 giây/con.Nhúng nước nóng:Nước được đun sẵn từ hệ thống bếp Bioga và bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời. Nước được pha về nhiệt độ phù hợp để đảm bảo cho quá trình làm lông không bị khó hay bị chin thịt, làm bong da. Nhiệt độ phù hợp để nhúng thỏ là 70-720C. Công đoạn này đòi hỏi người công nhân phải có tay nghề, kinh nghiệm để xử lý cho tốt, vì nó ảnh hưởng đến việc làm lông có dễ và khó sạch hay không. Cần lưu ý là không nhúng quá già hoặc quá non.Làm lông bằng máyVệ sinh sạch sẽ máy trước khi cho thỏ vào buồng làm lông. Thỏ sau khi nhúng nước nóng xong thì được cho vào máy làm lông với số lượng từ 5-7 con/lần. Mở khóa cấp nước theo mức đã định sẵn để hỗ trợ cho suốt quá trình làm lông. Tùy thuộc vào số lượng thỏ đưa vào làm lông mỗi lần nhiều hay ít mà cài tốc độ vòng quay của máy cho hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu tốc độ vòng quay quá lớn có thể dẫn đến làm ảnh hưởng tới hình dạng và chất lượng thịt thỏ, ngược lại tốc độ quá chậm thì khả năng làm sạch lông sẽ yếu.Khi thấy lông đã sạch, da thỏ có màu trắng, mịn thì ấn nút Stop, khóa van nước, chờ cho máy dừng hẳn thì lấy thỏ ra và tiếp tục tiến hành các đợt làm lông tiếp theo cho đến khi kết thúc sản xuất.Sauk hi thỏ được lấy ra từ máy làm lông thì tiếp tục được chuyển đến khu vực tiếp theo để rửa sạch và làm lại lông bằng phương pháp thủ công cho đảm bảo sạch tuyệt đối trước khi chuyển sang công đoạn khác.Mổ bụngThỏ sau khi làm sạch lông được rửa sạch, cho vào rổ thủng rồi chuyển đến khu vực bàn inbox có hệ thống giá, móc treo để treo thỏ lên. Treo theo chiều đầu phía trên, đuôi phía dưới để thuận tiện cho công đoạn mổ.Dùng dao sắc, nhọn đầu mổ bụng thỏ sao cho không ảnh hưởng đến phận phủ tạng bên trong, bởi thỏ có ổ bụng khá to, chứa nhiều thức ăn, dễ vỡ ruột vì vậy đòi hỏi người công nhân thao tác cần nhanh nhẹn, dứt khoát, nhẹ nhàng và cẩn thận. Mổ xong lấy toàn bộ phủ tạng ra ngoài, lau sạch con thỏ rồi chuyển thỏ móc hàm sang giá treo riêng để đảm bảo sạch sẽ, chờ cho khô ráo.Cân định lượng, in dateThỏ sau giết mổ được cân định lượng từng con hoặc từng túi sản phẩm, in ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng lên bao bì của từng gói sản phẩm rồi tiến hàng công đoạn đóng gói thịt thỏ.Bao gói thịt thỏTúi nilon được sử dụng là túi chuyên dụng trong nghành thực phẩm, túi PA_PE. Các sản phẩm sẽ được lồng vào túi PA-PE rồi tiến hành đóng gói chân không, đối với các sản phẩm đã cắt miếng thì được đựng vào khay xốp để định hình sau đó mới lồng vào các túi để đóng gói chân không. Mục đích của công đoạn này là là đóng gói từng con thỏ vào mỗi con một túi, đảm bảo sạch sẽ, chống lây nhiễm từ môi trường bên ngoài vào, khi cấp đông và bảo quản lạnh sâu thì không bị khô, không bị cháy lạnh dẫn đến làm kém chất lượng thậm chí là hỏng sản phẩm.Thỏ sau khi được làm sạch treo chờ ở giá treo chuyên dụng, tùy thuộc vào yêu cầu riêng của từng đơn hàng của khách hàng mà có thể được sơ chế, đóng gói theo hai hình thức chủ yếu là xuất hàng tươi và cấp đông, bảo quản lạnh đông để xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.Một số sản phẩm thịt thỏ được đóng gói, bảo quản sau giết mổ chủ yếu như sau:- Thỏ thịt móc hàm nguyên con: Thỏ thịt móc hàm cho đóng gói chân không, dán tem nhãn, indate rồi nhập kho xuất cho khách trong ngày bằng xe vận chuyển chuyên dụng.- Thỏ thịt móc hàm bỏ đầu chân: Thỏ thịt móc hàm được cắt bỏ đầu, bỏ chân rồi tiến hành đóng gói chân không, dán tem nhãn, in date rồi nhập kho xuất cho khách trong ngày bằng xe vận chuyển chuyên dụng.- Thỏ thịt móc hàm nguyên con [hoặc bỏ đầu, bỏ chân]: Thịt thỏ được đóng gói chân không, cấp đông dán tem nhãn, in date, nhập kho, bảo quản lạnh đông, xuất hàng.

Xem thêm: Ayase Haruka Phim Và Chương Trình Truyền Hình Nhật Bản Tại, Ayase Haruka

- Thỏ móc hàm rút xương: Thịt thỏ được đóng gói chân không, dán tem nhãn, in date, nhập kho rồi xuất trực tiếp cho khách hoặc cấp đông và bảo quản rồi xuất thịt thỏ theo yêu cầu của khách hàng- Thỏ thịt sơ chế cắt khúc: Thịt thỏ sạch được thái miếng, cắt khúc rồi định lượng và cho vào khay xốp, đóng gói chân không, dán tem nhãn, in date, cấp đông, nhạp kho, bảo quản, phân phối.Công đoạn này nhằm mục đích sơ chế, đóng sói sẵn để thuận tiện cho nhu cầu của người tiêu dung khi khách hàng có nhu cầu sử dụng ít thì không cần mua nguyên cả con thỏ, đỡ mất công xử lý nguyên liệu, thuận tiện cho việc làm bếp, trọng lượng của các gói sản phẩm cả thịt thỏ tinh [thịt thỏ đã rút xương] và thịt thỏ nguyên khối [thịt thỏ không rút xương] được đóng gói ở các khối lượng là: 300gr.gói, 500gr/gói hoặc thịt thỏ nguyên con.Cấp đông thịt thỏTrước khi cấp đông phải đảm bảo rằng buồng cấp đông đã được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, các sản phẩm thỏ thịt đã được bao gói đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.Khởi động cho hầm cấp đông chạy không tài trước 20-30 phút để làm lạnh buồng cấp đông trước [tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài cũng như nhiệt độ của sản phẩm thịt thỏ chuẩn bị đưa vào cấp đông].Sản phẩm thịt thỏ sau khi bao gói, chờ cấp đông sẽ được bảo quản ở buồng mát ở nhiệt độ 0-50C.Các túi thịt thỏ được xếp đều vào các khay inox, mỗi khay từ 8-10 con, không được xếp chồng lên nhau, chuyển các khay đã xếp đầy cho vào xếp lên các tầng của giá nhiều tầng đã để sẵn trong buồng hầm cấp đông. Khi cho lô sản phẩm cuối cùng vào thì kiểm tra kỹ lại để đảm bảo sự đồng đều, thông thoáng trong buồng cấp đông sao cho nhiệt được tản đi thông thoáng và dễ dàng nhất.Đóng kín cửa hầm và bắt đầu quá trình cấp đông. Chỉ có người đã được đào tạo, huấn luyện, đủ khả năng chuyên môn mới được giao nhiệm vụ vận hành hầm cấp đông cho thịt thỏ.Trong điều kiện vận hành bình thường thì thời gian cấp đông kéo dài từ: 6-8 giờ/mẻ. [tùy thuộc vào nhiệt độ của sản phẩm đưa vào, khối lượng cấp đông/mẻ]Nhiệt độ buồng cấp đông đạt -350C đến -400CNhiệt độ tâm sản phẩm đạt yêu cầu >=-180CKhi quá trình cấp đông thịt thỏ đã đạt yêu cầu thì ch tắt máy nén, khóa van nước giải nhiệt và các bộ phận khác. Tiến hành mở cửa kho để cho sản phẩm thịt thỏ ra ngoài đóng vào thùng carton.Bảo quản thịt thỏSau khi đã sơ chế đóng gói hoặc đã qua công đoạn cấp đông thịt thỏ, sản phẩm được đóng thùng carton, thùng được đóng gói và dán bang dính trắng chắc chắn, kín, có đánh số lô và chuyển về kho lạnh sâu để bảo quản.- Đối với chế độ bảo quản mát: Ở nhiệt độ 0-50C thì thời hạn bảo quản là 7 ngày [đã đóng gói hút chân không bằng túi PA-PE]. Ở chế độ này không tiến hàng công đoạn cấp đông.- Đói với chế độ bảo quản lạnh đông: Ở nhiệt độ -150C đến -180C thì thời hạn bảo quản là 06 tháng [đã qua công đoạn cấp đông, đóng gói hút chân không bằng túi PA-PE].- Trong kho hàng các lô sản phẩm thịt thỏ phải được để riêng biệt để đảm bảo nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Hàng nhấp trước xuất trước.Vận chuyển, tiêu thụ thịt thỏThịt thỏ thương phẩm được vận chuyển bằng xe bảo ôn chuyên dụng- Đối với các sản phẩm thỏ thịt tươi thì nhiệt độ buồng xe cần duy trì trong suốt quá trình vận chuyển là 0-50C.

Xem thêm: Đại Gia Minh Nhựa Là Ai - Làm Gì Để Có Khối Tài Sản Khủng Như Hiện Tại

- Đối với các sản phẩm thịt thỏ đang bảo quản lạnh đông thì nhiệt độ buồng xe cần duy trì trong suốt quá trình vận chuyển thỏ là -120C đến -150C.Khi sản phẩm thịt thỏ đã được vận chuyển đến nơi tiêu thụ thì vẫn phải đảm bảo duy trì ở chế độ bảo quản như trên

Chuyên mục:

Video liên quan

Chủ Đề