Cách chia 2 ca làm việc

Vấn đề chia 3 ca làm việc

Thưa Luật Sư ! Hiện nay công ty tôi là công ty mới thành lập chuyên về lĩnh vực giết mổ lấy thịt gia súc, gia cầm. Ban Giám Đốc hiện có kế hoạch sắp xếp thời gian làm việc cho công nhân như sau: - Công ty chia 3 ca làm việc: Ca sáng 6h-14h, Chiều 14h-22h, Tối 22h-6h sáng hôm sau. - Thời giờ nghỉ tính có tính tiền mỗi ca là 30 phút, riêng ca tối là 45 phút. - Mỗi tháng thì công nhân rớt ca [24h không làm việc] 3 lần và có 1 ngày chủ nhật nhỉ. - Việc đổi ca thì công nhân sẽ làm lần lượt: 3 ca chiều ---> 3 ca sáng --> 3 ca tối. Mỗi ca khoảng 9 ngày làm việc - Công ty không tính *2 cho ngày chủ nhật mà sẽ lấy: số ngày công vượt trên 26 ngày *2 - Công nhân làm ca đêm không tính 130% lương so với ban ngày mà sẽ có tiền phụ cấp làm đêm 25000đ/đêm/người. Như vậy công ty tôi có làm đúng luật hay không ? Nếu có sai sót xin Luật sư vui lòng tư vấn để chúng tôi khác phục.

Xin chân thành cám ơn

Khoản 1 Điều 63 Nghị định 145/2020 [có hiệu lực ngày 01/02/2021] đã giải thích về khái niệm “ca làm việc” như sau:

Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

Cùng với đó, Điều 105 BLLĐ năm 2019 cũng nêu rõ về thời gian làm việc của người lao động như sau:

Làm việc bình thường

Thời gian tối đa

Theo ngày

08 giờ/ngày

48 giờ/tuần

Theo tuần

10 giờ/ngày

Như vậy, ca làm việc bình thường đối với người làm việc theo ngày là không quá 08 giờ/ngày. Trường hợp làm việc theo tuần thì ca làm việc bình thường tối đa là 10 giờ/ngày.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 107 BLLĐ năm 2019, nếu người lao động đồng ý làm thêm giờ khi có yêu cầu thì thời gian của ca làm việc đó có thể kéo dài. Điều 60 Nghị định 145/2020 đã hướng dẫn cụ thể về giới hạn làm thêm giờ như sau:

1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường;

2. Trường hợp làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày, khi làm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Như vậy, trong trường hợp làm thêm giờ thì người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động làm việc tối đa 12 giờ/ngày [đã bao gồm cả thời gian làm việc bình thường và làm thêm giờ].

Tuy nhiên cũng cần đảm bảo thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng và 200 giờ/năm, trừ trường hợp làm công việc sản xuất da, giày, điện, cấp thoát nước,…

Xem thêm: 5 quy định mới về giờ làm việc của người lao động


Cách tính thời gian nghỉ giữa ca từ

So với quy định tại BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn, quy định về thời gian nghỉ giữa giờ theo quy định mới đã có sự thay đổi. Theo đó, thời gian nghỉ giữa ca được xác định tại Điều 109 BLLĐ năm 2019 và Điều 64 Nghị định 145 như sau:

Người lao động

Điều kiện

Thời gian nghỉ giữa ca

Làm việc từ 06 giờ trở lên/ngày

Vào ban ngày

Ít nhất 30 phút liên tục

Vào ban đêm hoặc có ít nhất 03 giờ làm việc ban đêm

Ít nhất 45 phút liên tục

Làm việc theo ca liên tục 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa ca được tính vào giờ làm việc

Như vậy, quy định mới đã xác định cụ thể thời gian nghỉ giữa giờ đối với mọi ca làm việc, trong khi BLLĐ năm 2012 chỉ ghi nhận thời gian nghỉ giữa giờ đối với trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ.

Bên cạnh đó, điều kiện để được được tính thời gian nghỉ giữa ca vào giờ làm việc theo quy định mới cũng dễ dàng hơn.

Quy định cũ yêu cầu người lao động phải làm việc theo ca liên tục 08 giờ [điều kiện bình thường] hoặc 06 giờ [công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm] thì được tính thời gian nghỉ giữa ca vào giờ làm việc. Nhưng từ năm 2021, người lao động chỉ cần làm ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì đã được hưởng quyền lợi này.

Ngoài ra, Nghị định 145/2020 cũng khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc dù không làm việc theo ca liên tục.

Quy định về ca làm việc và thời gian nghỉ giữa ca [Ảnh minh họa]


Tổ chức ca làm việc như thế nào cho đúng luật?

Quy định về tổ chức ca làm việc là nội dung hoàn toàn mới được ghi nhận tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 63 Nghị định này quy định:

Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày [24 giờ liên tục].

Theo đó, khi tổ chức làm việc theo ca, người sử dụng lao động phải bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc.

Khi tiến hành làm việc theo ca, doanh nghiệp phải cho người lao động nghỉ giữa giờ theo thời gian theo đúng quy định, đồng thời bố trí lịch nghỉ để đảm bảo người lao động được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác theo Điều 119 BLLĐ năm 2019.

Đặc biệt, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, khoản 3 Điều 64 Nghị định 145 còn quy định, người sử dụng lao động có quyền quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc để đảm bảo người lao động được nghỉ ngơi trong quá trình làm việc.


Không đảm bảo thời gian làm việc, thời gian nghỉ, doanh nghiệp bị phạt nặng

Khi bố trí, sắp xếp ca làm việc cho người lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định. Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể:  

- Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định: Phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng [theo điểm a khoản 3 Điều 17].

4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi:  theo một trong các mức sau đây:

a] Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b] Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c] Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d] Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ] Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

- Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng: Không đảm bảo về thời gian nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca cho người lao động [theo điểm a khoản 1 Điều 17];

- Không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định, tùy thuộc vào số người lao động bị vi phạm mà doanh nghiệp sẽ bị phạt theo các mức khác nhau tại khoản 4 Điều 17:

+ Từ 05 - 10 triệu đồng: Vi phạm 01 - 10 lao động;

+ Từ 10 - 20 triệu đồng: Vi phạm 11 - 50 lao động;

+ Từ 20 - 40 triệu đồng: Vi phạm 51 - 100 lao động;

+ Từ 40 - 60 triệu đồng: Vi phạm 101 - 300 lao động;

+ Từ 60 - 75 triệu đồng: Vi phạm 301 lao động trở lên.

Xem thêm: 7 lưu ý cho doanh nghiệp khi bố trí làm thêm giờ 

Trên đây là những phân tích liên quan đến quy định về ca làm việc và thời gian nghỉ giữa ca từ năm 2021. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Mức lương cơ bản mới nhất? Lương cơ bản có phải là lương đóng bảo hiểm?

Bạn đang tìm hiểu về ca làm việc và cách chia 3 ca làm việc cho nhân viên là như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Việc Làm Tốt sẽ chia sẻ cụ thể đến bạn.

Ca làm việc

Ca làm việc là gì?

Ca làm việc được hiểu là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm: thời giờ làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

Mục đích chia ca làm việc là gì?

Sở dĩ các công ty, doanh nghiệp hiện nay chia ca làm việc là bởi:

  • Nhằm đảm bảo chất lượng công việc tốt và sức khỏe cho nhân viên. Nhân viên không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ, mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách khi phải làm việc liên tục hàng chục giờ đồng hồ.
  • Đảm bảo tiến độ công việc diễn ra trôi chảy, không bị đình trệ vì thiếu người nhưng dư việc. Khi nhân viên bị đau ốm hoặc bận đột xuất, họ có thể xin nghỉ hoặc linh hoạt đổi ca cho nhau nếu cần mà không làm ảnh hưởng đến công việc chung.
  • Tiết kiệm chi phí nhân sự hiệu quả. Tùy vào thời điểm đông hay ít khách mà nhà hàng sẽ phân bổ số lượng nhân sự hợp lý, vừa đảm bảo hiệu suất công việc, vừa tránh tình trạng dư người nhưng thiếu việc, trong khi tiền lương vẫn phải trả đủ.

Công việc làm theo ca hấp dẫn, đang chờ bạn tham khảo và lựa chọn trên Việc Làm Tốt!

Thông thường, ca được xem là một đơn vị giờ làm việc. Thông lệ là 8 tiếng 1 ca và 1 ngày 24 tiếng có 3 ca làm việc. Tuy nhiên ca làm việc mấy tiếng là do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được vượt quá thời gian quy định của Bộ Luật lao động đã đưa ra.

Mẫu bảng chia ca làm việc cụ thể của một công ty

Hiện nay, những đơn vị chuyên việc làm may mặc, đồ da… đề áp dụng cách chia 3 ca làm việc cho nhân viên. Theo đó, 1 ngày như vậy sẽ có 3 ca làm việc [mỗi ca 8 tiếng] và được luân phiên bởi 4 kíp làm việc:

  • Ca 1: kíp 1, ca 2: kíp 2, ca 3: kíp 3,
  • Ca 1 hôm sau: kíp 4; ca 2 hôm sau: kíp 1; ca 3 hôm sau: kíp 2
  • Ca 1 hôm tiếp nữa: kíp 3……

Phần lớn các doanh nghiệp đều áp dụng cách bố trí như vậy, để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho 1 kíp đủ 24 tiếng sau thời gian làm việc liên tục 8 tiếng 1 ca.

Chia ca làm việc cho nhân viên như thế nào là hợp lý?

Chia theo mục đích kinh doanh

Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ hướng tới những đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, việc chia ca làm việc cho nhân viên phải hợp lý để đảm bảo chất lượng công việc. Đa phần sẽ rơi vào 3 ca sau đây: Ca sáng: 6h-14h, ca tối: 14h-22h, ca gãy: 10h-14h và 18h-22h hoặc 10h-14h và 17h-21h

Chia theo khối lượng công việc cần làm trong ca

Tùy vào tình hình kinh doanh của mỗi đơn vị, giải sử như công ty có đơn đặt hàng nhiều và phải hoàn thành trong thời gian ngắn. Thông thường, các quản đốc xưởng sẽ là người chịu trách nhiệm cần đánh giá tình hình để có sự phân chia công việc hợp lý. Ngoài ra, việc này cũng đòi hỏi sẽ đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc tại từng thời điểm trong mỗi ca làm việc luôn thật trơn tru và suôn sẻ.

Tùy vào khối lượng công việc mà công ty thực hiện chia ca cho phù hợp

Chia theo nguyện vọng của nhân viên

Trong những trường hợp đặc biệt như nhân viên có con nhỏ, nhân viên bị đau ốm đột xuất… thì việc chia ca để đáp ứng được nguyện vọng của nhân viên là hoàn toàn hợp lý. Quan sát hoàn cảnh của từng nhân viên để có sự sắp xếp, chia ca hợp lý, đảm bảo không có sự thiên vị hay ưu ái vô căn cứ nào, linh hoạt xoay ca để đảm bảo khối lượng và chất lượng công việc chung cho doanh nghiệp có thể hoạt động tốt nhất.

Những ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến làm ca đêm mà bạn cần lưu ý

Khi chọn làm việc làm ca tối, bạn nên biết rằng sức khỏe của bạn sẽ có những ảnh hưởng nhất định như:

  • Thói quen chung của con người là hoạt động vào ban ngày và ngủ nghỉ vào ban đêm. Thế nhưng, khi làm việc theo ca nghĩa là bạn sẽ phải hoạt động vào ban đêm, điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể theo nhịp ngày đêm và làm ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, làm thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí…
  • Làm ca đêm sẽ làm bạn hạn chế các mối quan hệ với anh em họ hàng, bạn bè, hạn chế các hoạt động ngoài trời dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe khi bạn chọn làm ca đêm

  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi kéo dài, không linh hoạt làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm trong quá trình làm việc, và dễ bị bị tai nạn lao động…
  • Những người làm ca đêm kéo dài thường tăng nguy cơ mắc các bệnh như: Đau dạ dày, tá tràng, các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, mắc bệnh chuyển hóa: như đái tháo đường, gout [thống phong], rối loạn chuyển hóa mỡ máu… do khi làm việc vào ban đêm, nồng độ đường, axit uric, cholesterol, triglycerides máu thường tăng lên cao hơn so với làm việc ban ngày. Ngoài ra, còn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư như: ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư vú ở nữ giới…

Lựa chọn công việc làm theo ca, bạn cần thấu hiểu và chấp nhận một số vấn đề bao gồm cả sức khỏe bản thân, cũng như một số mối quan hệ gia đình, bạn bè. Mong rằng, qua bài viết này của Việc Làm Tốt, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ca làm việc, cùng cách chia 3 ca làm việc, để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bắt đầu theo hình thức công việc này.

Hàng ngàn việc làm theo ca thu nhập cao, không yêu cầu bằng cấp tại Việc Làm Tốt, truy cập để ứng tuyển ngay!

Video liên quan

Chủ Đề