Cách chữa gà bị sưng gối

Gà bị sưng chân không quá hiếm gặp với những ai nuôi gà chọi. Tình trạng sưng bàn chân, ngón chân hay cả ống chân rất dễ gặp phải khi đánh nhau, vần vò. Nếu không xử lý nhanh thì gần như có thể hỏng chân, mất gân và không thể đánh trận được nữa. Vì thế anh em sư kê gặp phải tình trạng này cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra cách chữa trị phù hợp.

Gà bị sưng chân là tình trạng các bộ phận ở chân sưng lên khiến gà không thể đi đứng bình thường được. Chúng tập tễnh hoặc gần như không cử động được phân chân của gà. Một số trường hợp gà có thể bị liệt nếu như chủ nhân không nhanh chóng tìm ra được cách chữa trị.

Gà bị sưng chân có nhiều nguyên nhân khác nhau.

Những vị trí sưng nhiều nhất trên chân bao gồm khớp chân, bàn chân, củ bàn chân, ngón chân… Đây là các vị trí cơ bản rất hay gặp mà anh em sư kê cần phải thường xuyên để ý đối với chiến kê của mình.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chân gà bị sưng phồng lên. Có thể do đánh trận hoặc đơn giản bị ngã khi bay nhảy quá đà.

Với những trận đòn căng thì tình trạng gà sưng chân là hết sức bình thường. Không chỉ chân mà còn nhiều vị trí khác trên chân, người, vai gáy đầu cổ bị sưng lên. Đặc biệt những trận đòn thời gian kéo dài có thể khiến thể lực của gà cực kỳ giảm sút khi phải chiến đấu trong khoảng 10-15 hồ. Không nhiều dòng gà có thể chiến đấu dai sức như vậy nếu không tải đòn tốt như gà Bình Định hay gà Vạn Giã Khánh Hòa.

Gà bị sưng cẳng chân nhìn phát biết ngay.

Nhiều sư kê có thói quen vần hơi, vần đòn nhiều với cường độ cao. Dẫn tới các phần cơ thể của gà hầu như chưa kịp phục hồi. Dẫn tới đau nhức phần cơ xương của gà. Nếu không biết cách băng cựa, bịt cựa thì hoàn toàn có thể ăn cựa vào hệ thống chân này. Đây là điều mà nhiều sư kê gặp phải khi quá nôn nóng trong việc tập luyện cho gà chọi.

Hy hữu nếu gà bị ngã hoặc kẹt chân vào lồng, nan hoặc một vật cứng nào đó cũng có thể bị đau chân. Nhẹ thì chỉ bị ảnh hưởng phần cơ nhanh phục hồi. Còn nặng thì bị gãy chân, xương và hơi khó phục hồi lại trạng thái ban đầu.

Gà bị ngã, sưng củ bàn chân là rất dễ gặp phải.

Khi gà bị lãnh dẫn tới nhiễm khuẩn và viêm khớp. Phần khớp chân gà sưng phồng lên và rất khó để di chuyển. Dần dần sẽ thành tật chân, liệt chân. Bệnh này là triệu chứng của bệnh liệt chân mà rất hay gặp khi nuôi gà chọi, gà thịt trong những ngày lạnh.

Ngoài các nguyên nhân vật lý từ bên ngoài thì chúng còn có những nguyên nhân do bệnh lý. Triệu chứng phát tác ra ở chân sẽ chỉ rõ nguyên nhân gây bệnh này là gì. Nếu gà chọi bị sưng chân thì thử tham khảo các nguyên nhân dưới đây.

Tình trạng rất hay gặp của nhiều anh em sư kê. Ngoài tên gọi lậu đế còn biết tới với tên gọi sưng củ bàn, sưng bàn chân, lòng bàn chân gà. Do gà gặp phải các vật cứng như chuồng, sàn bê tông dẫn tới phần thịt đệm ở gan bàn chân gà bị sưng phồng. Lâu dần chúng chai sạn và có thể bị đậu, cứng lại. Nặng hơn thì bị thối đế, thối thịt do nhiễm trùng lâu ngày, nền chuồng bẩn và khó chữa trị hơn.

Gà bị sưng bàn chân lậu đế là tình trạng không hiếm gặp.

Khi bị tụ huyết trùng thì gà bị sưng khớp chân chỉ là một biểu hiện trong nhiều những triệu chứng khác. Đó có thể là tái mào, ốm yếu, gày gò, rối loạn thần kinh. Phần khớp gối bị sưng to lên và dần dần không thể đi lại bình thường được. Đây là bệnh thường gặp trên cả gà đòn và gà thịt.

Tình trạng hay gặp ở gà con nhiều hơn do không được tiêm vắc xin đầy đủ. Gà con yếu ớt, chân cẳng không vững, dễ bị tật và lê lết. Gà trưởng thành ít bị hơn hoặc thường là chúng đã được chữa khỏi bệnh.

Trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân kỹ càng xem bệnh do nguyên nhân nào. Sau đó mới đưa ra cách xử lý hợp lý. Sẽ là nhẹ nhàng hơn nếu do các nguyên nhân vật lý từ bên ngoài. Còn nếu là bệnh lý thì khó hơn do phải dùng tới thuốc. Dưới đây là những kinh nghiệm từ phía AE888.BiZ cho anh em sư kê tham khảo.

Với những nguyên nhân này thì cách xử lý như sau nhé anh em.

  1. Kiểm tra xem vị trí đau của chân như thế nào? Có phải là phần cơ hay phần xương.
  2. Cho gà nghỉ ngơi thư giãn tại nơi sạch sẽ thông thoáng.
  3. Không cho vần vò đạp mái nữa nhé anh em.
  4. Sử dụng các loại thuốc bóp kết hợp với chườm nóng, lạnh để làm tan và giảm vết bầm tím do viêm, tác động mạnh. Có thể sử dụng rượu thuốc bóp, thuốc địa liền nếu có.
  5. Áp dụng như vậy trong khoảng 5-7 ngày chúng ta sẽ cảm nhận được kết quả. Bởi với việc sưng ngón chân, ống chân nhẹ nhàng thì như vậy là quá đủ.

Đây là tình trạng bệnh thường gặp nhất với anh em nuôi gà chọi. Chúng tôi chia ra làm 2 trường hợp bệnh nhẹ và bệnh nặng nhé anh em. Nhưng trước tiên cần xử lý cơ bản các bước sau đây đã.

  1. Chuyển gà sang khu vực chuồng nuôi sạch sẽ hơn. Khi đó hạn chế nhiễm trùng lậu đế, sưng củ bàn.
  2. Bố trí nền chuồng mềm sạch hơn khi sử dụng cát sạch hoặc là thảm cỏ.
  3. Chuồng nuôi thông thoáng hơn, nhiệt độ ổn định phục vụ tốt quá trình hồi phục.

Gà bị sưng cụm bàn chân nhẹ

  • Rửa sạch sẽ hàng ngày khu vực này vào sáng và tối.
  • Dùng rượu bóp để làm tan đi khu vực bầm tím chai sạn tại vị trí này.
  • Trộn thêm 1 chút vôi vào khu vực cát để chúng ăn mòn dần phần da thịt bị chai sạn. Dần dần chúng sẽ được loại bỏ nhưng cần thời gian chứ không thể nhanh được.

Gà bị sưng đế chân nặng

Khi bệnh đã nặng thì cần phải xử lý. Chúng bị nhiễm trùng, sưng phồng và có thể có mủ trắng.

  • Chuẩn bị bông băng, thuốc đỏ, oxy già, cồn, dao, kéo…
  • Rửa sạch sẽ khu vực củ bàn rồi tiến hành dùng dao, kéo cắt bỏ những phần thịt thừa, thối.
  • Sau đó dùng oxy già, cồn rửa sạch vết thương.
  • Bôi thuốc và bông băng cẩn thận lại để tránh nhiễm trùng.
  • Cứ sáng và tối rửa sạch lại và thay bông băng.
  • Nhớ nhốt sang khu vực mới sạch sẽ để tránh nhiễm trùng bị bẩn nhé anh em.
  • Nếu gà bị sưng và sốt thì cho uống alpha choay kết hợp kháng sinh nhẹ. Alpha choay sẽ giảm sưng, chống phù nề còn kháng sinh thì kháng viêm.
  • Lặp lại như vậy trong khoảng 1 tuần cho tới khi gà khỏi hẳn.
Lão sư kê đang tiến hành chữa gà bị sưng chân lậu đế cho chiến kê khá chuyên nghiệp.

Bệnh này tỉ lệ tử vong cao và nhanh lên tới 90% nên anh em sư kê cần chú ý. Ngay khi gặp phải tình trạng biểu hiện bệnh cần lên kế hoạch chữa trị ngay may ra còn sống được. Trước hết cần phải cách ly cá thể nhiễm bệnh. Sau đó sử dụng các loại thuốc kháng sinh như streptomycin, oxytetracyclin, chlortetracyclin hoặc sulfamide. Khả năng phát hiện sớm chữa trị hiệu quả nhưng nếu muộn thì có thể lây cho cả đàn.

Kháng sinh cho gà streptomycin phòng bệnh gà bị sưng chân hiệu quả.

Thay vì đau đầu tìm cách chữa gà bị sưng ngón chân, ống chân, lậu đế, củ bàn thì hãy nghiêm túc thực hiện phòng bệnh. Có như vậy mới hạn chế được những thiệt hại đối với chiến kê hoặc đàn gà nuôi lấy thịt.

Nắm rõ lịch tiêm phòng vắc xin để có kế hoạch tiêm đầy đủ từ khi còn là gà con. Có rất nhiều bệnh chỉ có phòng vắc xin mới hiệu quả. Nhất là giai đoạn gà con thì lại càng cần phải chú ý. Nhất là các bệnh thường gặp như bạch lỵ, tụ huyết trùng, newcastle nhé anh em.

Chuồng trại cần sạch sẽ thông thoáng hạn chế được rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho gầ. Ngay cả bệnh gà bị đau chân, sưng chân, lậu đế cũng 1 phần do chuồng trại quá cứng hoặc quá bẩn.

  • Sử dụng cát sạch để giúp gà êm ái củ bàn chân hơn.
  • Không vận động trong khu vực nền chuồng cứng, rắn.
  • Vệ sinh lau chùi cẩn thận rắc vôi bột để xử lý tránh nhiễm trùng.
  • Nhiệt độ ổn định tránh bị nhiễm lạnh. Vào mùa đông nên có hệ thống sưởi cho gà để gà đỡ bị trúng gió, liệt chân.
Chuồng trại nuôi gà nên sạch sẽ và hạn chế để gà chạy nhảy đánh nhau trên nền cứng như nền gạch này.

Chúng ta nên biết cách tập luyện và vần vò sao cho đúng cách. Cần có khoảng thời gian nghỉ giữa các lần vần hơi và vần đòn. Sao cho các cơ, các khớp được thư giãn một cách tối đa. Không đốt cháy giai đoạn tập luyện vì nôn nóng có thể hỏng gà chiến kê. Nhất là những chiến kê gà tơ thì lại càng cần chú ý hơn nữa.

Cho gà ăn đầy đủ thức ăn, chất dinh dưỡng để sinh ra kháng thể tăng cường sức khỏe. Các loại thức ăn cơ bản như thóc, lúa ngâm và thức ăn tươi như thịt, cá, tôm, ếch nhái… Đi kèm với đó có thể cho gà chọi uống mật ong, ngâm tỏi tăng sức đề kháng. Chi tiết có thể xem tại thức ăn cho gà nhé anh em sư kê.

Bổ xung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho gà. Trên hình là ếch nhái say cực nhiều chất dinh dưỡng.

Những thông tin trên đây hy vọng rằng sẽ giúp ích anh em sư kê trong việc gặp phải gà bị sưng chân, sưng củ bàn, ngón chân, ống chân hiệu quả nhé. Nếu gà bị gãy chân thì cũng rất khó để xử lý. Nếu giỏi thì đem đi bó bột nhé khi gặp chiến kê ưng ý, thần kê hoặc linh kê. Cần thêm sự trợ giúp của chúng tôi thì hãy liên hệ ngay bộ phận tư vấn !

Video liên quan

Chủ Đề