Cách nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh được nhiều cha mẹ xem là “thần dược” giúp ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến mắt, mũi, họng. Thế nhưng, không phải cứ dùng nhiều là tốt.

Việc sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh có thể giúp bảo vệ bé tránh khỏi một số căn bệnh về mắt mũi miệng thông thường. Dù an toàn, khi sử dụng loại dung dịch này, bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề. Nhằm giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh, bạn hãy tham khảo tiếp những chia sẻ sau của Hello Bacsi nhé.

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?

Nước muối sinh lý là dung dịch được pha chế từ nước và muối theo một tỷ lệ thích hợp. Dung dịch này khá an toàn cho bé và thường được sử dụng để làm thuốc nhỏ rửa mắt, mũi và tai.

  • Chăm sóc mũi: Nhỏ một vài giọt vào mũi để vệ sinh mũi cho bé. Nếu bé bị cảm, nghẹt mũi, phương pháp này còn có tác dụng loại bỏ chất nhầy, giúp thông đường thở cho bé để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Chăm sóc mắt: Trong những ngày đầu sau sinh, trẻ sơ sinh rất dễ bị chảy nước mắt và đổ ghèn. Nếu không vệ sinh cẩn thận, bé sẽ dễ bị viêm kết mạc. Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt có thể làm trôi đi mầm bệnh, đẩy ghèn ra ngoài, đồng thời làm ẩm và làm dịu bề mặt nhãn cầu của bé.
  • Chăm sóc tai: Bạn có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vài giọt vào vành tai của bé rồi dùng tăm bông lau nhẹ nhàng các ngóc ngách trong tai.

Hướng dẫn cách vệ sinh mắt, mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối

Để vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi vệ sinh mũi cho bé.
  • Chuẩn bị ống nhỏ nước muối sinh lý và khăn sạch. Bạn nên chọn loại ống có đầu tròn nhỏ để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
  • Cho trẻ nằm nghiêng, đầu thấp, mông cao để khi nhỏ, nước muối không chảy xuống họng. Nếu không, bạn cũng có thể bế bé theo cách ôm bóng và nhỏ mũi cho bé.
  • Nhỏ từng giọt nước muối vào lỗ mũi, để bé nằm yên khoảng 1 – 2 phút rồi bế bé ngồi dậy, nâng đầu và lấy khăn thấm dịch chảy ra.

Lưu ý: Trường hợp mũi đặc có gỉ, bạn nên nhỏ 2 – 3 giọt vào mỗi bên để làm mềm gỉ mũi rồi dùng tăm bông kích thích bé hắt hơi nhằm tống hết chất bẩn ra ngoài.

Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Để vệ sinh mắt cho bé sơ sinh bằng nước muối sinh lý, bạn có thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ
  • Chuẩn bị nước muối sinh lý, 2 miếng gạc vô trùng để vệ sinh riêng từng mắt.
  • Thấm ướt gạc vô trùng bằng nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng từ khóe đến đuôi mắt.

Mỗi ngày, bạn có thể vệ sinh mắt 3 lần cho bé vào buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ.

Sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh để vệ sinh tai, mũi, mắt và điều trị nghẹt mũi là phương pháp khá hiệu quả và an toàn bởi:

  • Nước muối sinh lý không chứa bất kỳ hóa chất nào có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Việc dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh khá đơn giản và không đòi hỏi nhiều kỹ năng
  • Bạn có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh ở các hiệu thuốc mà không cần toa thuốc của bác sĩ hoặc bạn cũng có thể pha tại nhà, cách thức pha chế rất đơn giản.

Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm và đơn giản nhưng nếu mẹ dùng không đúng, đôi khi lợi có thể biến thành hại. Cụ thể, nếu mẹ rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bé quá thường xuyên sẽ khiến:

  • Các chức năng của lớp niêm mạc mũi xoang bị suy yếu,làm mất phản xạ bài tiết chất nhầy ngay từ những ngày mới chào đời. Chất nhầy do lớp niêm mạc mũi xoang bài tiết ra có thể làm ấm, làm ẩm luồng không khí hít vào và làm sạch bề mặt. Lớp nhầy này cũng có vai trò miễn dịch, giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh.
  • Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng dễ tấn công nếu sau một thời gian rửa mũi họng chủ động liên tục mà ngưng dùng đột ngột do lớp niêm mạc giảm độ ẩm, khô rát, dễ kích ứng.
  • Khô mũi, chảy mũi nhiều hơn, khó thở, quấy khóc, buồn nôn, đổ mồ hôi nếu sử dụng nước muối sinh lý quá nhiều hoặc nước muối được pha với tỷ lệ không chính xác.
  • Bé dễ bị nhiễm trùng nếu dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi, tai cho bé không đúng cách khiến vi khuẩn từ tay dễ dàng lây nhiễm sang bé.

Thực tế, nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh chỉ thực sự được phát huy khi trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp như cảm cúm, viêm nhiễm, tăng bài tiết chất nhầy, mũi họng bị nhiễm trùng, chất nhầy đục, quánh đặc, khó dẫn lưu ra ngoài.

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho bé chỉ nên làm khi có dấu hiệu viêm nhiễm, có ghèn vàng, đau… Nếu mắt bé bình thường, bạn nên tránh dùng bởi nếu lạm dụng có thể khiến mắt bị khô, viêm giác mạc, ảnh hưởng tới chức năng của mắt khi lớn lên.

Trẻ sơ sinh nhỏ nước muối sinh lý ngày mấy lần là tốt nhất?

  • Trẻ khỏe mạnh: Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cho bé 3 – 4 lần mỗi tuần.
  • Trẻ bị viêm mũi, hong, viêm đường hô hấp: Vệ sinh từ 2-4 lần trong một ngày để dịch tiết loãng đi và tuôn ra ngoài
  • Trẻ bị viêm mũi mãn tính [viêm xoang, viêm mũi dị ứng]: Vệ sinh từ 3-4 lần trong ngày để loại bỏ dịch nhầy, giúp trẻ dễ thở hơn.

Lưu ý khi sử dụng

Khi chọn mua và sử dụng nước muối sinh lý cho bé, bạn cần nhớ một số điều sau:

  • Nước muối sinh lý [NaCl 0,9%] hiện có 3 loại: loại để nhỏ mắt, mũi [chai 10ml]; loại để súc miệng, rửa vết thương [chai 500ml] và loại để tiêm truyền. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên chọn loại phù hợp.
  • Khi rửa mũi cho bé, bạn không nên mua những lọ nước muối sinh lý chai 500ml [loại dùng để súc miệng] về rồi dùng xilanh bơm trực tiếp vào mũi bé để vệ sinh. Bởi dù phương pháp có hiệu quả nhưng nếu dùng không đúng cách thì có thể làm hỏng niêm mạc mũi của bé.
  • Bạn không nên nhỏ nước muối quá 4 lần/ngày vì điều này sẽ khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách làm nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh tại nhà

Nước muối sinh lý là sản phẩm khá phổ biến, bạn có thể mua dễ dàng ở các hiệu thuốc uy tín. Ngoài ra, nếu không thích, bạn cũng có thể tự pha ở nhà với vài bước đơn giản. Bạn cần chuẩn bị:

  • 1 lít nước cất hoặc nước máy sạch
  • 9g muối không chứa iốt [Tránh sử dụng các loại muối khoáng không biết rõ thành phần vì những loại muối này có thể gây kích ứng cho bé].

Cách làm:

  • Trước khi pha nước muối sinh lý cho bé, bạn hãy nhớ rửa tay thật sạch nhé. Ngoài ra, các dụng cụ mà bạn dùng để đựng và pha nước muối [lọ, nắp, bình đong, thìa quấy…] cũng cần rửa sạch, tiệt trùng với nước sôi và để ráo nước.
  • Đổ 1 lít nước vào nồi và đun sôi khoảng 10 phút để tiêu diệt hết các vi khuẩn có trong nước. Sau đó, hòa tan 9g muối để có được dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Bạn cần phải chú ý đến tỷ lệ nước và muối vì nếu không bé sẽ dễ bị kích ứng.
  • Sau khi pha xong, để nguội và vệ sinh mũi cho bé khi nước còn ấm. Phần còn lại bạn hãy đựng trong các lọ nhỏ đã được tiệt trùng và đậy nắp lại. Mỗi lọ bạn chỉ nên sử dụng trong 2 ngày sau khi mở nắp.

Khi pha nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh, bạn cần cẩn thận với tỷ lệ nước và muối bởi nếu không, loại dung dịch này có thể gây kích thích cho bé.

Để đảm bảo an toàn, với các loại dung dịch nước muối pha tại nhà, bạn không nên dùng để nhỏ mắt cho bé vì mắt của bé rất nhạy cảm, nếu pha không đúng tỷ lệ sẽ rất nguy hiểm. Bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý pha tại nhà để vệ sinh mũi cho bé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Khi chăm các bé, có những việc nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại khiến các mẹ rất vất vả mới hoàn thành được. Tra thuốc nhỏ mắt cho bé là một trong những việc như thế.

Khi chăm các bé, có những việc nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại khiến các mẹ rất vất vả mới hoàn thành được. Tra thuốc nhỏ mắt cho bé là một trong những việc như thế.

[Ảnh minh họa]

Dưới đây là cách sử dụng thuốc nhỏ mắt cho bé mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn trước khi nhỏ mắt cho trẻ.
  • Kiểm tra thuốc nhỏ mắt xem có điều gì bất thường như vỡ hay bị rò rỉ thuốc không.
  • Đọc kĩ thông tin về hạn sử dụng, thành phần, cách sử dụng, chỉ định được ghi trên vỏ bao bì của lọ thuốc nhỏ mắt. Thông báo trước với bác sĩ nếu bé bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Lắc kỹ lọ thuốc trong khoảng 10 giây trước khi sử dụng.
  • Rửa sạch tay của bé, rồi đặt bé nằm ngửa lên đùi hoặc gối lên đùi bạn. Từ từ đặt tay quanh đầu bé, lòng bàn tay áp vào má của bé, nghiêng đầu sao cho mắt bên bị đau hơi thấp hơn mắt bên kia một chút.
  • Khi mở lọ thuốc, mẹ không nên chạm tay vào đầu chai nhỏ mắt. Lật ngược lọ thuốc cho đầu nhọn hướng xuống phía dưới.
  • Dùng ngón tay cái kéo nhẹ mi mắt của bé xuống dưới. Sau đó giơ ống nhỏ giọt lên và tra thuốc nhỏ mắt vào nơi tiếp giáp giữa mí mắt với tròng mắt, nghiêng nghiêng sao cho bé không trông thấy. Nếu bé không cho nhỏ mắt, hãy nhờ một người khác giữ đầu bé nằm yên, mẹ tra thuốc nhỏ mắt cho bé dễ dàng hơn. Khi nhỏ mắt cho bé, tuyệt đối mẹ phải cẩn thận không được để ống nhỏ giọt đụng vào mắt hoặc mí mắt của bé nhé. Cuối cùng, để bé chớp mắt cho thuốc hòa vào trong mắt. Mẹ nên chú ý chỉ nhỏ số giọt đúng theo toa hướng dẫn của bác sĩ, dỗ cho trẻ nhắm mắt hoặc giữ cho hai mí mắt đóng lại từ 1 đến 2 phút là tốt nhất.
  • Dùng tay ấn nhẹ nhàng góc phía trong mắt của bé sau khi tra thuốc. Sau đó, dùng khăn sạch thấm thuốc tràn ra bên ngoài theo hướng từ trong mắt ra bên ngoài khóe mắt. Nếu như bé bị đau và cần tra thuốc nhỏ mắt ở cả 2 bên thì sử dụng mỗi bên một miếng bông để thấm. Đặc biệt cha mẹ tuyệt đối không để trẻ dụi mắt khi thuốc đang ngấm.
  • Sau khi dùng xong, mẹ nhớ đóng ngay lọ thuốc lại và phải cất đặt thuốc ở vị trí cẩn thận, tránh ánh nắng trực tiếp có thể gây kích ứng cho mắt trẻ.

Khi tra thuốc nhỏ mắt cho bé, bố mẹ nên rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch cả trước sau khi tra thuốc cho bé. Hãy chọn những lúc bé cảm thấy thoải mái nhất để bé hợp tác và tra dễ nhất. Khi nhỏ thuốc cho trẻ, cần thu hút sự chú ý của trẻ để tránh tình trạng trẻ dụi tay vào mắt trong khi đang nhỏ thuốc và thuốc đang ngấm vào mắt.

Một số lưu ý khi chăm sóc đôi mắt cho bé

Mỗi lọ thuốc nhỏ mắt chỉ nên dùng cho một bé, tránh dùng chung. Trong quá trình sử dụng, luôn giữ đầu chai thuốc nhỏ mắt sạch sẽ, không để chạm vào mắt hay bất kỳ vật gì khác. Thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho mắt trẻ hàng ngày bằng các biện pháp chăm sóc như lau, rửa bằng bông gòn, nước đủ ấm. Khi đi ra ngoài nên đeo kính chống bụi, chống nắng để bảo vệ và tránh những tổn thương cho mắt trẻ từ các tác nhân bên ngoài như khói, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời. Cần xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ, bổ sung các thực phẩm, dinh dưỡng cần thiết và tốt cho mắt trẻ, đặc biệt là các loại rau xanh, cá, thịt, trứng, sữa đậu nành, dầu mè, hoa quả... Cho trẻ ăn, ngủ đủ giấc, đúng thời gian quy định cũng là một cách bảo vệ mắt trẻ.
Lưu ý: Khi bé có bất kì triệu chứng gì, các mẹ đừng vội lên mạng tìm thông tin và tự ý chữa cho bé nhé. Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và kê toa thuốc điều trị cụ thể. Các mẹ chú ý không được tự ý tra thuốc nhỏ mắt cho bé khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ nhé.

- 28-05-2018 -

Video liên quan

Chủ Đề