Cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học trong đào tạo trình độ đại học được quy định thế nào? Nhờ tư vấn.

Căn cứ Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học như sau:

1. Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc sau từng năm học, dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí sau đây:

  1. Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;
  1. Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học [số tín chỉ tích lũy], tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;
  1. Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ [điểm trung bình học kỳ], trong một năm học [điểm trung bình năm học] hoặc tính từ đầu khóa học [điểm trung bình tích lũy], tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.

2. Để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Điểm chữ nhiều mức hơn do cơ sở đào tạo quy định [nếu có] cũng được quy đổi sang điểm số tương ứng theo thang từ 0 tới 4.

A quy đổi thành 4;

B quy đổi thành 3;

C quy đổi thành 2;

D quy đổi thành 1;

F quy đổi thành 0.

3. Những điểm chữ không được quy định tại khoản 2 Điều này không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

4. Cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm 4. Trong trường hợp này, quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể các mức xử lý kết quả học tập để tương đương và thay thế cho các quy định tại Điều 12 của Quy chế này.

5. Sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

  1. Theo thang điểm 4:

Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

Dưới 1,0: Kém.

  1. Theo thang điểm 10:

Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

Dưới 4,0: Kém.

6. Sinh viên được xếp trình độ năm học căn cứ số tín chỉ tích lũy được từ đầu khóa học [gọi tắt là N] và số tín chỉ trung bình một năm học theo kế hoạch học tập chuẩn [gọi tắt là M], cụ thể như sau:

Theo khoản 1 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học như sau:

Đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học
1. Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc sau từng năm học, dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí sau đây:
a] Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;
b] Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học [số tín chỉ tích lũy], tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;
c] Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ [điểm trung bình học kỳ], trong một năm học [điểm trung bình năm học] hoặc tính từ đầu khóa học [điểm trung bình tích lũy], tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.
...

Như vậy, kết quả học tập của sinh viên đại học được đánh giá sau từng học kỳ dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí sau đây:

- Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;

- Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học [số tín chỉ tích lũy], tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;

- Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ [điểm trung bình học kỳ], trong một năm học [điểm trung bình năm học] hoặc tính từ đầu khóa học [điểm trung bình tích lũy], tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.

Kết quả học tập sau từng học kỳ của sinh viên đại học được đánh giá dựa theo các tiêu chí thế nào? [Hình từ Internet]

Sinh viên đại học được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ như thế nào?

Theo khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học như sau:

Đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học
...
5. Sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
a] Theo thang điểm 4:
Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
Dưới 1,0: Kém.
b] Theo thang điểm 10:
Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
Dưới 4,0: Kém.
...

Như vậy, sinh viên đại học được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ như sau:

[1] Theo thang điểm 4:

Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

Dưới 1,0: Kém.

[2] Theo thang điểm 10:

Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

Dưới 4,0: Kém.

Đối với mỗi học phần thì sinh viên đại học được đánh giá qua tối thiểu mấy điểm thành phần?

Theo khoản 1 Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Đánh giá và tính điểm học phần
1. Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần; riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
a] Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;
b] Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;
c] Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.
...

Theo quy định nêu trên thì đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh như thế nào?

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc thu thập thông tin trong hoặc sau quá trình học nhằm giúp thầy cô đưa ra các quyết định dạy và học phù hợp. Kết quả đánh giá cần thể hiện rõ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học tại thời điểm đánh giá thông qua 3 câu hỏi: Học sinh biết gì [kiến thức]?

Kết quả học tập của sinh viên là gì?

"Kết quả học tập" là mức độ đạt được của học sinh về kiến thức, kỹ năng, năng lực so với mục tiêu được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.

Tại sao giáo viên phải phối hợp các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh?

Mục đích đánh giá nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được kết quả học tập, rèn luyện của học sinh so với mục tiêu giáo dục và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.

Đánh giá kết quả học tập có ý nghĩa gì?

Đánh giá kết quả học tập là việc thiết lập một quá trình đo kết quả học tập của sinh viên, cung cấp cho sinh viên sự phản hồi về việc học của họ và giúp họ nâng cao thành tích của mình. Nó cũng giúp đánh giá hữu hiệu việc dạy của giảng viên.

Chủ Đề