Cách đi xe không bị nôn

[SKDS] - Say xe là hiện tượng khá phổ biến, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thể chất của từng cá nhân. Những người ít đi xe, trẻ em từ 2 -12 tuổi, phụ nữ là những đối tượng dễ bị say xe. Người say thường có biểu hiện chóng mặt, choáng váng, đứng không vững, mệt mỏi, buồn nôn. Bởi vậy, những người có tiền sử say xe rất sợ phải đối mặt với những chuyến đi dù ngắn hay dài. Làm thế nào để hạn chế được tình trạng trên? Sau đây là một vài bí quyết nhỏ

Uống thuốc chống say, chống nôn: Trước khi lên xe 10 - 15 phút, uống một viên thuốc chống say. Người bị say nghiêm trọng thì có thể uống 2 viên, trẻ em tùy theo lứa tuổi phải có chỉ định của bác sĩ.

Chọn chỗ ngồi phía trước:

Khi lên xe, cần nên chủ động chỗ ngồi ở phía trước và gần cửa sổ, nhớ mở cửa sổ cho thoáng. Mặt hướng về phía trước và giữ đầu trong trạng thái ổn định cũng là cách để giảm say xe.

Tránh ăn quá no: Trước khi lên ô tô, không nên ăn quá nhiều, nhất là đồ dầu mỡ, nhiều chất béo, đặc biệt, phải tránh xa bia rượu. Tuy nhiên, cũng không nên khởi hành với cái dạ dày trống không. Điều đó sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và càng có nguy cơ trở thành nạn nhân của triệu chứng say xe.

Gừng tươi: Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.

Tinh dầu vỏ quýt và gừng tươi phòng tránh say xe rất hiệu quả.

Vỏ quýt:

Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy. Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.

Dầu gió: Khi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn, sau đó lấy băng che đi là được.

Dấm ăn: Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha chút dấm [không nên uống khi đói] như thế cũng có thể phòng chống được say xe.

Day bấm huyệt nội quan có thể chống say xe.

Ấn huyệt nội quan:

Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan [huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay.

[Theo Sức khỏe Đời sống] Bác sĩ Cẩm Tú

Say tàu xe là hiện tượng khá nhiều người gặp phải ở các mức độ khác nhau, gây bất tiện không nhỏ cho việc di chuyển. Dưới đây là những cách xử trí khi bị say tàu xe nặng.

Não bộ có thể cảm nhận sự chuyển động của cơ thể bằng hệ thần kinh, bao gồm cả tai trong, mắt và các mô của cơ thể. Khi cơ thể di chuyển có chủ ý, chẳng hạn như khi đi bộ, não sẽ điều khiển các hành động bằng cách tổng hợp thông tin về con đường đang đi. Tuy nhiên, trường hợp di chuyển bằng phương tiện thì sẽ khác. Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương nhận được các tín hiệu mâu thuẫn nhau từ các hệ thống cảm giác [bao gồm tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các cơ quan cảm thụ khớp]. Ví dụ như nếu ngồi trên thuyền hoặc trong xe ô tô [mắt không nhìn ra ngoài cửa sổ], tai trong sẽ gửi tín hiệu rằng cơ thể đang cử động [lên, xuống, trái, phải], nhưng mắt lại chỉ thấy khung cảnh tĩnh bên trong phương tiện. Do đó, tình trạng say tàu xe được giả thiết là do xung đột giữa các tín hiệu truyền đến hệ thần kinh gây ra.

Bất kì phương tiện di chuyển nào cũng có thể gây nên say tàu xe. Các triệu chứng của say tàu xe xuất hiện đột ngột, ở các mức độ khác nhau từ cảm giác không thoải mái cho tới vã mồ hôi lạnh, chóng mặt, nôn mửa. Say tàu xe thường dịu đi hoặc hết hẳn khi phương tiện không còn di chuyển nữa [mặc dù đối với một số người hiện tượng say tàu xe có thể kéo dài tới vài ngày]. Mức độ say tàu xe sẽ giảm bớt nếu tần suất di chuyển bằng phương tiện tăng lên [nghĩa là càng đi bằng các phương tiện nhiều thì càng “quen”, đỡ bị say tàu xe].

Để phòng tránh hoặc giảm nhẹ mức độ say tàu xe có thể thực hiện theo một số cách sau:

Chọn chỗ ngồi trên phương tiện: chọn vị trí ngồi trên phương tiện khá quan trọng, tránh những chỗ ngồi ở cuối phương tiện hoặc ngồi quay mặt về phía sau so với hướng phương tiện di chuyển. Nên chọn những vị trí ngồi cho cảm giác ít chuyển động nhất như:

  • Trên thuyền: chọn khoang ngồi ở giữa hoặc ở phía đầu thuyền, ngang gần với mực nước.
  • Trên máy bay: chọn chỗ ngồi ở giữa máy bay, vị trí tốt nhất là chỗ ở phía trước so với cạnh trước của cánh máy bay. Khi máy bay cất cánh, hãy chỉnh luồng thông khí hướng vào mặt.
  • Trên tàu hỏa: chọn vị trí ngồi gần về đầu tàu, mặt hướng về phía trước so với hướng tàu di chuyển, và nên ngồi cạnh cửa sổ.
  • Trên xe khách: chọn vị trí ngồi gần phía đầu xe.

Mắt nhìn thẳng về phía trước, tập trung nhìn vào một vật tĩnh [ví dụ như nhìn vào đường chân trời] hoặc nhìn ra xa. Tránh đọc sách, báo hoặc sử dụng các thiết bị điện tử khi đang di chuyển.

Sử dụng một chút gừng có thể giúp phòng tránh cảm giác buồn nôn khi đi tàu xe

Cách lưu ý khách:

  • Giữ vững đầu, tránh lắc lư, thả người tựa vào lưng ghế.
  • Không hút thuốc lá, không ngồi gần người hút thuốc.
  • Tránh các mùi mạnh, các thức ăn nhiều gia vị, và đồ uống có cồn.
  • Sử dụng thuốc kháng histamine không cần kê đơn, chẳng hạn như loại chứa dimenhydrinate [an toàn với trẻ trên 2 tuổi] hoặc meclizine, uống trước khi khởi hành từ 30 tới 60 phút. Tác dụng không mong muốn là gây buồn ngủ, ngủ gà.
  • Cân nhắc sử dụng scopolamine: có sẵn dưới dạng các miếng dán. Trước khi khởi hành vài giờ, hãy dán miếng dán sau tai để hưởng tác dụng kéo dài tới 72 giờ. Hãy tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng nếu có các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như glaucoma hoặc bí tiểu.
  • Thử sử dụng gừng: cắn một lát gừng, uống trà gừng, ăn kẹo gừng hoặc sử dụng viên bổ sung có chứa gừng có thể giúp phòng tránh cảm giác buồn nôn ở một số người.
  • Ăn nhẹ: ăn một chút bánh mặn, nhấp một chút nước lạnh, uống một chút nước có ga không chứa caffeine,... đối với một số người mang lại tác dụng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org

XEM THÊM:

Say xe là nỗi ám ảnh lớn nhất của nhiều người mỗi khi di chuyển đường dài, đặc biệt là những ngày lễ Tết, vậy khi say xe nên làm gì và nên ăn gì khi say xe ?. Dưới đây là 14 cách trị say xe hiệu quả nhất để bạn yên tâm hơn khi đi xe.

Cách chống say xe thần thánh quá đơn giản cho bạn

Say xe là hiện tượng buồn nôn, chóng mặt khi đi tàu, xe. Đây là hiện tượng bình thường rất thường gặp ở mọi người, mọi đối tượng khi đi tàu xe.

Nguyên nhân chính của việc bị say xe là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường hoặc do tín hiệu từ mắt đến não khác với tín hiệu từ tai đến não khiến não bị bối rối dẫn đến say xe [Ví dụ bạn ngồi trong xe cửa kín và không nhìn được ra ngoài trong khi tín hiệu từ tai báo hiệu là bạn đang di chuyển]

Dấu hiệu khi say xe đó là buồn nôn, chóng mặt, đồ mồ hôi, ra nhiều nước bọt khó chịu, thở mạnh…

Dưới đây là những cách chống say xe không dùng thuốc hiệu quả nhất bạn nên thử.

Nếu bạn di chuyển bằng xe khách loại ghế ngồi thì hãy mua vé ở vị trí ghế ngồi ở trước, bên cạnh tài xế. Đây là vị trí ngồi tốt nhất để chống say xe dành cho những người bị say xe vì lúc này tín hiệu từ tai và mắt sẽ đồng bộ và bạn sẽ đỡ say xe hơn khi ngồi ở phía sau. Nếu không còn chỗ ngồi ở trước mà bắt buộc phải ngồi sau thì hãy cố gắng nói chuyện với mọi người nhiều hơn và đừng đọc sách hay sử dụng điện thoại. Nếu có thể hãy đeo tai nghe nhạc và cố gắng ngủ [nếu đi xe giường nằm thì hãy cố gắng ngủ thật sâu là sẽ không bị say xe].

Dành cho trường hợp bạn không ngồi ở đằng trước mà ngồi ở phía sau cạnh cửa xe thì hãy chú ý là nhìn ra thật xa, đừng nhìn xuống đường hoặc cảnh vật gần bạn. Chuyển động nhanh của cảnh vật ở gần sẽ khiến bạn bị chóng mặt và dễ bị say xe hơn.

Nếu bạn có lịch sử say xe thường xuyên thì hãy chú ý những món ăn mình ăn trước khi lên xe. Không nên ăn những món ăn khó tiêu, dễ gây ợ và chỉ nên sử dụng các loại thức ăn nhẹ, không nhiều chất béo hoặc cay. Đặc biệt là đừng mang theo đồ ăn nặng mùi lên xe bởi nó có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn khi ngồi trong xe kín.

Xem thêm: 20 mẹo giảm mỡ vòng 2 được khoa học công nhận là hiệu quả

Nếu bạn cảm thấy khó chịu với mùi trên xe thì hãy đeo khẩu trang vào, nó có thể giúp ngăn ngừa mùi xe đây là cách trị say xe đơn giản mà khá hiệu quả

Khi lên xe bạn nên ngồi ngay ngắn và ổn định, đừng ngoái đầu lại phía sau để nói chuyện. Đặc biệt hãy chú ý xem có ai bị say xe ở gần mình hay không vì nếu ngồi gần họ và thấy họ say xe bạn cũng sẽ bị say xe theo đấy.

Gừng là cách chống say xe tự nhiên rất tốt cho bạn. Trước khi xe chạy 30 phút, hãy giã 1 ít gừng và uống với nước ấm. Trong quá trình xe chạy, bạn có thể thi thoảng ngậm thêm 1 lát gừng trong miệng.

Bạn có thể ngửi mùi vỏ quýt trước khi lên xe 1 tiếng bằng cách bóp vỏ cho bắn ra các tinh dầu có mùi thơm. Trong quá trình xe chạy bạn cũng có thể ngửi bất cứ lúc nào bạn muốn.

Với chanh tươi, bạn có thể pha nó với nước ấm với 1 ít mật ong và sử dụng nó trước và trong quá trình di chuyển, bạn cũng có thể ngậm 1 lát chanh mỏng cả vỏ trong quá trình di chuyển.

Ngủ là cách dễ dàng nhất mà bạn có thể thực hiện để chống say xe. Đêm trước khi đi bạn chỉ cần đi ngủ sớm là có thể giúp giảm hiện tượng say xe đáng kể.

Đây là cách trị say xe có hiệu quả với hầu hết mọi người. Nếu xe khách bạn đi cho phép mở cửa sổ, hãy mở cửa để hít khí trời, mỗi khi chạy xe mà cảm thấy khó chịu bạn mở cửa xe sẽ lập tức giải tỏa được cơn khó chịu khi di chuyển đấy.

Cười rụng răng với những kiểu chống say xe chỉ ở Việt Nam mới có


Khi bị say xe bạn có thể bấm vào huyệt nội quan nằm trên khớp cổ tay, đây là cách mà các thầy thuốc Đông y thường áp dụng.

Cách xác định huyệt: Bạn có thể dùng 3 ngón tay giữa khép lại, đặt từ chỉ cổ tay tính lên cánh tay, huyệt nằm ở giữa của đường gân cẳng tay gần cổ tay. Đo và đánh dấu đúng vị trí thì khi bấm sẽ đạt hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng dầu gió để bôi lên thái dương khi cảm thấy hơi khó chịu và có thể bôi lên khu vực xung quanh để át đi mùi khó chịu trên xe giúp bạn có được không gian dễ thở hơn.

Nếu ban di chuyển trên xe cùng với bạn bè hoặc 1 nhóm thì có thể trò chuyện với mọi người nhiều hơn thậm chí là hát hò trên xe, việc này giúp bạn có tâm lý thoải mái hơn và tránh bị tâm lý sợ say xe làm bạn bị say xe thật.

Đây là cách dành cho người bị say xe nặng và các biện pháp trên không mang lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này đôi khi cũng không phát huy tác dụng khi bạn uống lúc quá gần giờ xe chạy hoặc bị buồn nôn rồi mới bắt đầu uống. Hãy uống ít nhất 30 phút trước khi xe chạy để thuốc có thể phát huy được tác dụng tốt nhất nhé.

Hầu hết những người bị say xe là do ít khi di chuyển bằng xe khách mà chủ yếu là di chuyển bằng xe máy, do vậy cách trị say xe vĩnh viễn tốt nhất chính là đi xe khách nhiều hơn. Bạn có thể làm quen bằng cách đi xe bus đi làm, đi học chẳng hạn. Việc này giúp cơ thể bạn làm quen với việc đi xe và chỉ cần đi xe đều đặn là sẽ không còn bị cảm giác say xe nữa.

Trên đây là những cách trị say xe hiệu quả nhất dành cho bạn, hi vọng nó sẽ giúp cho hành trình di chuyển bằng xe, tàu, máy bay…của bạn trở nên dễ dàng hơn và hưởng trọn niềm vui khi đến đích.

Video liên quan

Chủ Đề