Cách điều trị mất ngủ tại nhà

Thời gian gần đây, bạn đang đối mặt với tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, đêm nằm trằn trọc mãi không yên, ban ngày mệt mỏi, uể oải? Hiện sức khỏe, đời sống, công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng? Bạn cảm thấy lo lắng, không biết làm cách nào điều trị mất ngủ cho hiệu quả? Hãy tham khảo những chia sẻ về cách chữa mất ngủ trong bài viết dưới đây để sớm lấy lại giấc ngủ ngon.

1. Nguyên tắc vàng khi điều trị mất ngủ

Để việc điềutrị mất ngủ đạt hiệu quả, bạn phải hiểu rõ 2 điều này:

Thứ nhất, xác định bản thân đang bị mất ngủ ở mức độ nào [cấp tính hoặc mãn tính]: Nếu bệnh mất ngủ cấp tính [mất ngủ từ vài ngày đến vài tuần] thì có thể khắc phục khi người bệnh thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, giảm bớt căng thẳng, stress mà không cần dùng thuốc hay các biện pháp điều trị can thiệp. Ngược lại, mất ngủ mãn tính [mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng] và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc, cần tìm kiếm các cách khắc phục mất ngủ kéo dài từ bác sĩ chuyên khoa.

Thứ 2, xác định được nguyên nhân gây mất ngủ: Nếu mất ngủ do thói quen sinh hoạt thì thay đổi lối sống theo hướng tích cực, có lợi cho giấc ngủ. Nếu nguyên nhân mất ngủ do bệnh lý cần được can thiệp bằng các phác đồ điều trị mất ngủ riêng biệt, từ đó bệnh mất ngủ mới có khả năng được chữa trị.

Trắc nghiệm kiểm tra tình trạng mất ngủ

Đểxem mình có phải là đối tượng rất cần đọc bài viết sau hay không, hãy thử làm bảng trắc nghiệm sau nhé:

  • Bạn rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, đứt đoạn?

  • Bạn hay bị thức giấc vào nửa đêm, khó ngủ lại được hoặc rạng sáng mới ngủ lại được?

  • Bạn dậy sớm, cảm giác như chưa ngủ được?

  • Đêm khó ngủ, không ngủ được, ban ngày ngủ gà, ngủ gật?

  • Bạn thường xuyên mệt mỏi, uể oải, dễ cáu gắt và không tỉnh táo vào ngày hôm sau

  • Trí nhớ kém, mất dần khả năng tập trung, đầu óc cứ lang mang?

  • Bạn thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn?

  • Bạn bị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, chán ăn, ăn không ngon miệng.

Một số nguyên tắc vàng bạn cần nghiêm chỉnh tuân thủ để việc chữatrị mất ngủ hiệu quả:

1.1 Thuốc ngủ không phải là biện pháp:

Về bản chất, thuốc ngủ gây ức chế thần kinh trung ương, mang lại giấc ngủ gượng ép. Chưa kể, về lâu dài, lạm dụng thuốc dễ dẫn đến nhờn thuốc, mất ngủ nặng hơn, suy gan, thận Khi bạn nghĩ đến việc dùng thuốc ngủ, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:

1. Không phải cứ mất ngủ là dùng thuốc và đừng bao giờ dùng thuốc mà không hỏi bác sĩ điều trị.

2. Chia sẻ với bác sĩ của bạn về các loại thuốc bản thân đang dùng.

3.Chia sẻ với bác sĩ biết về các bệnh lý bản thân đang mắc phải.

4. Uống thuốc theo đúng liều lượng và loại thuốc trong toa.

5. Tìm hiểu kỹ về tác dụng phụ của các loại thuốc ngủ bạn sẽ sử dụng.

6. Không uống thuốc ngủ trước hoặc sau khi uống rượu bia. Tốt nhất không uống rượu bia trong thời gian dùng thuốc ngủ.

7. Chỉ uống thuốc ngủ khi thấy mình có đủ thời gian ngủ.

8. Tuyệt đối không lái xe sau khi uống thuốc ngủ.

9. Lần đầu uống thuốc ngủ ngon nên ở nhà vào sáng hôm sau.

10. Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu có triệu chứng bất thường trong thời gian dùng thuốc.

Sở dĩ cần hết sức cân nhắc việc sử dụng thuốc ngủ là vì thuốc ngủ có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ như lờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, bệnh mất ngủ không được chữa trị mà ngày càng nặng hơn,...

1.2 Tìm kỹ thông tin, hiểu rõ sản phẩm

Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chữa mất ngủ nào dù là thuốc hay các thực phẩm chức năng, bạn cũng cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ, hiệu quả và độ an toàn. Đừng dễ dàng tin vào các lời đồn thổi vô căn cứ để rồi tiền mất tật mang.

Tìm hiểu kỹ về sản phẩm, thuốc điều trị mất ngủ trước khi sử dụng là điều bạn cần phải thực hiện khi chữa mất ngủ

1.3 Kiên trì điều trị đến nơi đến chốn

Dù bạn điều trị mất ngủ bằng phương pháp nào đi chăng nữa, cũng cần phải kiên trì, tránh bỏ dở giữa chừng. Các chuyên gia nhấn mạnh: Điều trị bệnh đừng nên nhìn vào tốc độ cải thiện mà cần chú trọng đến tính an toàn và hiệu quả lâu dài. Kết quả điều trị có được hay không là phụ thuộc nhiều vào tính kiên trì của người bệnh.

1.4 Tỉnh táo thì mới chiến thắng được mất ngủ

Mất ngủ là bệnh liên quan đến hệ thần kinh và tinh thần là yếu tố vô cùng quan trọng trong chữa mất ngủ. Do đó, để nhanh chóng nói lời tạm biệt với chứng mất ngủ, bạn cần vững tâm, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái và tỉnh táo để lựa chọn phương pháp vừa hiệu quả vừa an toàn để chữa mất ngủ. Tâm không tĩnh làm sao chiến đấu với bệnh tật được.

1.5 Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên

Thảo dược chữa mất ngủ kéo dài trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều người vì sự an toàn và hiệu quả lâu dài của nó. Nếu bạn có nhiều thời gian có thể tự chế biến nguyên liệu truyền thống hoặc đơn giản. Hiện nay, xu hướng lựa chọn các sản phẩm 100% thiên nhiên, được tinh chiết bằng công nghệ tiên tiến và được kiểm chứng để giúp cải thiện mất ngủ là khuyến nghị của các chuyên gia.

2. Cách trị mất ngủ hiệu quả

Có thể nói mất ngủ chính là cơn ác mộng không một ai muốn mơ thấy, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống và gây ra không ra ít vấn đề về sức khỏe như: rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng đến tim mạch, suy giảm sức khỏe sinh lý, tăng nguy cơ teo não, đột quỵ.... Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng mất ngủ kéo dài, mặc dù đã thay đổi thói quen sinh hoạt, áp dụng nhiều mẹo cải thiện mất ngủ nhưng vẫn không thể đi ngủ. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để có cách chữa mất ngủ thích hợp.

Hiện nay, mất ngủ có thể điều trị bằng cách không dùng thuốc [liệu pháp hành vi nhận thức], dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai.

2.1 Liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ

Liệu pháp nhận thức hành vi cho chứng mất ngủ [CBT-I] là phương pháp điều trị mất ngủ không dùng thuốc, có thể giúp kiểm soát hoặc loại bỏ những suy nghĩ, hành động tiêu cực khiến người bệnh không thể ngủ được. Hiệu quả của liệu pháp này có thể ngang bằng hoặc hơn thuốc ngủ.

CBT-I gồm có 2 phần: Phần nhận thức và phần hành vi.

  • Phần nhận thức của CBT-I có thể giúp bạn nhận ra và thay đổi niềm tin ảnh hưởng đến khả năng ngủ. Ngoài ra, nó còn giúp bạn kiểm soát, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng khiến bạn tỉnh táo.

  • Phần hành vi của CBT-I có thể giúp bạn hình thành thói quen ngủ tốt và tránh những hành vi khiến bạn mất ngủ.

Tùy thuộc vào nhu cầu, tình trạng mất ngủ cụ thể ở mỗi người bệnh mà bác sĩ có thể đề nghị một số kỹ thuật CBT-I sau:

Liệu pháp kiểm soát kích thích: Phương pháp này giúp loại bỏ các yếu tố khiến tâm trí khó ngủ. Ví dụ như:

  • Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định.

  • Tránh ngủ trưa kéo dài.

  • Chỉ sử dụng giường cho mục đích ngủ và quan hệ tình dục.

  • Rời khỏi phòng ngủ nếu không thể ngủ được sau 20 phút lên giường và chỉ trở lại khi buồn ngủ.

Kỹ thuật thư giãn: Bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện một số bài tập thở, yoga, thiền định để giúp kiểm soát nhịp thở và nhịp tim, giảm lo lắng, từ đó cải thiện giấc ngủ.

Hạn chế ngủ: Liệu pháp này sẽ hạn chế thời gian bạn nằm trên giường và thời gian ngủ trưa, một trong những nguyên nhân khiến bạn mất ngủ và mệt mỏi vào ban đêm. Khi giấc ngủ được cải thiện, thời gian trên giường sẽ được tăng dần lên.

Tỉnh táo thụ động [Ý định nghịch lý]: Mục đích của phương pháp điều trị chứng mất ngủ này là làm giảm bớt sự lo lắng về việc buộc phải ngủ được. Khi bạn không còn thấy lo lắng, áp lực về việc ngủ, bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Liệu pháp ánh sáng: Trong trường hợp bạn đi ngủ và thức dậy quá sớm, có thể sử dụng ánh sáng để thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể.

Trị liệu mất ngủ theo liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả

2.2 Dùng thuốc điều trị mất ngủ

Dùng thuốc thường là cách trị chứng mất ngủ sau cùng khi kỹ thuật thư giãn, liệu pháp CBT-I không đạt được hiệu quả. Thuốc điều trị mất ngủ thường không được khuyến khích sử dụng lâu dài. Vì khi sử dụng thuốc thường xuyên và quá liều có thể dẫn đến lờn thuốc, nghiện thuốc, gây rối loạn chức năng hoạt động của não bộ, ảnh hưởng đến tim mạch Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị mất ngủ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay, thuốc điều trị mất ngủ có 2 dạng:

Đây là nhóm thuốc điều trị có tác dụng mạnh, thường được chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc ngủ kê đơn thường có tác dụng giúp an thần, giảm triệu chứng mất ngủ, giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh chóng, ngủ sâu giấc... Khi sử dụng, thuốc an thần có thể gây ra một số tác dụng phụ như: chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, ngật ngờ, lơ mơ suy giảm trí nhớ,... Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ chặt chẽ thời gian dùng thuốc cũng như liều lượng thuốc.

Một số loại thuốc ngủ kê đơn thường được sử dụng để trị khó ngủ như: Eszopiclone [Lunesta], Ramelteon [Rozerem], Zaleplon [Sonata], Zolpidem [Ambien, Edluar, Intermezzo, Zolpimist]

Thường là các loại thuốc kháng histamin, không chọn lọc trên thần kinh trung ương.. Mặc dù là thuốc ngủ không kê đơn nhưng người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng, lạm dụng thuốc khi chưa có sử chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ vào ban ngày, chóng mặt, lú lẫn, suy giảm nhận thức, bí tiểu, khi sử dụng.

3. Một số mẹo hỗ trợ cải thiện mất ngủ

Để có thể cải thiện tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả, sớm có được một giấc ngủ ngon trọn vẹn, bên cạnh điều trị y tế, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt cũ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ bằng những thói quen mới có lợi như:

  • Tạo lịch ngủ khoa học: Điều chỉnh và sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách khoa học, thời gian ngủ hợp lý [không thức quá 11h đêm và dậy muộn sau 7h sáng]. Điều này giúp hình thành phản xạ và thói quen cho não.
  • Luyện tập thể dục: Tập thể dục và vận động thường xuyên có thể giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ.
  • Kiểm tra thuốc đang dùng: Nếu bạn dùng thuốc điều trị bệnh mãn tính hãy kiểm tra xem trong thuốc có chứa thành phần gây ra chứng mất ngủ hay không.
  • Tránh ngủ trưa quá nhiều: Ngủ trưa quá nhiều có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm, thời gian ngủ trưa tốt nhất không nên quá 30 phút và không ngủ trưa sau 3 giờ chiều.
  • Không uống cà phê vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ: Viện Hàn lâm Y học về giấc ngủ Hoa Kỳ khuyên bạn nên ngừng uống đồ chứa caffein ít nhất sáu giờ trước khi đi ngủ.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Không nên ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ. Không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Không ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ: Cố gắng gạt hết lo lắng và kế hoạch sang một bên khi lên giường. Trước khi đi ngủ khoảng 1 2 tiếng, bạn nên tắt các thiết bị điện tử, có thể đi tắm hoặc ngâm chân bằng nước ấm để giúp cơ thể thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Đảm bảo điều kiện phòng ngủ: Điều kiện phòng ngủ là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ. Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ yên tĩnh, tối và nhiệt độ phòng ngủ vừa phải, tránh quá lạnh hoặc quá nóng. Giường ngủ nên đặt nơi thoáng mát. Chăn, mền, ga trải giường sạch sẽ ..
  • Không ép bản thân phải ngủ: Nếu sau 25-30 phút chưa ngủ được, hãy đứng dậy làm một việc khác và quay lại giường khi thật sự buồn ngủ. Đừng cố gắng ép bản thân khi chưa ngủ được, không nằm trên giường nếu bạn chưa ngủ.

4. Cách trị mất ngủ tại nhà

Thay đổi thói quen chưa tốt, xây dựng nếp sống mới có lợi cho tình trạng mất ngủ là điều hết sức cần thiết khi bạn bị mất ngủ. Nhưng để thấy được hiệu quả từ những việc làm này cần một khoảng thời gian tương đối lâu dài. Vậy nên, ngay lúc này, bạn có thể áp dụng các biện pháp trị mất ngủ tại nhà để dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

4.1 Thư giãn tâm lý: Liệu pháp an toàn để chữa mất ngủ về đêm

Tạo tâm lý thật thoải mái và loại bỏ những suy nghĩ, căng thẳng trước khi ngủ. Sau một ngày làm việc trí óc hoặc chân tay nặng nhọc, không nên ngủ ngay. Thay vào đó, có thể trò chuyện vui vẻ với bạn bè và người thân, đọc sách báo, đi dạo hay làm các công việc nhẹ nhàng mà bạn yêu thích. Ngoài ra, các hoạt động giãn cơ, thiền hay các bài tập yago cải thiện giấc ngủ.

4.2 Sử dụng tinh dầu chữa mất ngủ hiệu quả

Tinh dầu là chất lỏng thơm được làm từ nhiều loại cây, hoa và quả. Một đánh giá của 12 nghiên cứu trong năm 2015 cho thấy liệu pháp mùi hương có lợi trong việc thúc đẩy quá trình điều trị mất ngủ. Một số tinh dầu có tác dụng như chất an thần tự nhiên như: Hoa cúc La Mã, hoa oải hương, gỗ đàn hương, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu hoa nhài,.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, âm nhạc có một sợi dây gắn kết vô hình tới hệ thần kinh. Do đó, trước khi ngủ bạn có thể chọn những bản nhạc giúp ngủ ngon, êm dịu sẽ giúp bạn thư giãn, giải tỏa tinh thần, từ đó giúp bạn dễ ngủ hơn.

4.3 Sử dụng đông y chữa mất ngủ

Từ thuở xa xưa, cha ông ta đã sử dụng các loại dược liệu thiên nhiên, cây thuốc như một mẹo khắc phục mất ngủ hiệu quả bởi tính an toàn, ít tác dụng phụ, đây cũng được xem là cách trị mất ngủ tại nhà được nhiều người áp dụng.

  • Nhãn lồng [lạc tiên, chùm bao]: Nhãn lồng chứa dược chất saponin, alcaloid, flavonoid, có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp chống trầm cảm, chống lo âu, hồi hộp giúp trấn tĩnh tinh thần. Đồng thời, vị thảo dược tự nhiên này còn giúp tinh thần thoải mái, chữa bệnh mất ngủ, an thần,
  • Hoa tam thất: Theo nghiên cứu, hoa tam thất có chứa hàm lượng cao hoạt chất Saponin với hơn 54 loại Saponin đây là thành phần bổ dưỡng chính có trong nhân sâm với công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ chữa chứng mất ngủ hiệu quả.
  • Gừng: Có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, nên tạo cảm giác cân bằng, thư giãn cho cơ thể... nên có tác dụng hỗ trợ giúp đi vào giấc ngủ dễ hơn.
  • Lá vông nem: Giống như lạc tiên, lá vông có vị hơi đắng và hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, dễ ngủ, chống lo âu, phiền muộn. Do đó, các bài thuốc dân gian trị mất ngủ thường dùng lá vông.
  • Củ bình vôi: Theo y học cổ truyền bình vôi có công năng an thần, tuyên phế, nhờ chất Rotundin trong củ bình vôi giúp cải thiện chứng mất ngủ, đặc biệt trong các trường hợp giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc, trí nhớ kém, tinh thần suy nhược, mệt mỏi, gầy sút,.
  • Chuối: trong chuối có hàm lượng lớn vitamin B6 làm tăng hormone Serotonin ở não, kích thích ngủ ngon vào ban đêm.
  • Cây nữ lang: Do cây nữ lang có chứa nhiều tinh dầu acid Valerenic, các dẫn xuất,.. với tác dụng ngăn chặn căng thẳng thần kinh trung ương, khôi phục quá trình ức chế của não bộ, giảm kích thích giúp an thần, chữa mất ngủ, và đặc biệt hỗ trợ chữa mất ngủ ở người già.
  • Đinh lăng: Chứa rất nhiều các vitamin như B1, B2, B6, C và một số axit amin quan trọng mà con người không thể tổng hợp được...làm tăng mức độ truyền dẫn thần kinh từ đó khiến cảm thấy buồn ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Tâm sen [liên tâm]: Tim sen có tính hàn, vị đắng, tác dụng trấn tĩnh tinh thần và được dùng hầu hết trong y học cổ truyền như liều thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng các biện pháp như xoa bóp, bấm huyệt hay ngâm chân thảo dược để trị mất ngủ.

Tim sen là một trong những thảo dược thiên nhiên có thể hỗ trợ cải thiện mất ngủ

5. Giải pháp khôi phục giấc ngủ tự nhiên an toàn, hiệu quả

Khi nói đến nguyên nhân mất ngủ, hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến: căng thẳng, stress, áp lực, sử dụng chất kích thích, bị bệnh lý.... Những điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng mất ngủ chính là gốc tự do, được sản sinh liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và dưới các tác động từ bên ngoài.

Gốc tự do tấn công vào tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể, đặc biệt là não bộ, nơi tiêu thụ nhiều oxy nhất cũng là nơi sản sinh ra nhiều gốc tự do nhất. Tại các động mạch nuôi não, gốc tự do tấn công gây tổn thương thành mạch, dẫn đến sự hình thành mảng xơ vữa, huyết khối làm hẹp động mạch, giảm lượng máu lên não. Hậu quả là não thiếu oxy và dưỡng chất. Lúc này, hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn với biểu hiện cụ thể là tình trạng mất ngủ.

Khi đã xác định được nguyên gây mất ngủ, việc chữa bệnh mất ngủ không phải là điều quá khó.

Mới đây, nhờ ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và chiết xuất thành công tinh chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do, hạn chế tổn thương các thành mạch, cản trở sự hình thành của các gốc tự do, tăng cường hoạt động não, nhờ đó giúp cải thiện mất ngủ một cách hiệu quả.

Đặc biệt, khi kết hợp các tinh chất trong Blueberry với các hoạt chất có trong Ginkgo Biloba [Flavonoid và Terpenoid] lại với nhau sẽ mang đến hiệu quả vượt trội trong cuộc chiến chống gốc tự do, bảo vệ và tăng cường hoạt động não. Từ đó, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ, giúp tăng cường trí nhớ, tăng cường máu lên não, phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Hiện nay, bộ đôi tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba, đã được chiết xuất và đưa vào trong sản phẩm OTiV, bạn có thể tìm hiểu sử dụng để khôi phục giấc ngủ tự nhiên.

OTiV với công thức kết hợp giữa tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba giúp chống gốc tự do, cải thiện mất ngủ hiệu quả từ gốc

Để điều trị mất ngủ hiệu quả, hãy loại bỏ các nguyên nhân chủ quan của bệnh mất ngủ từ thói quen sinh hoạt, giải tỏa các căng thẳng mệt mỏi, Đồng thời, đừng quên kẻ thù nguy hiểm hơn là các gốc tự do và tham khảo sử dụng 1 viên OTiV/ngày để cảm nhận sự khác biệt nhé!

=> Xem thêm các thông tin khác về tình trạng mất ngủ tại://otiv.com.vn/mat-ngu.html


Video liên quan

Chủ Đề