Cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư phổi

Trước khi đưa bệnh nhân về nhà chăm sóc, người thân cần trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ các biện pháp giảm đau cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và có kế hoạch kiểm soát cơn đau cho bệnh nhân. Một số loại thuốc giảm đau như morphin cần có thủ tục mới có thể mua được, người chăm sóc cần hỏi kỹ để được hướng dẫn.

Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối phải trải qua nhiều đau đớn do khối u di căn tới xương, não, gan… gây đau đầu, đau tức ngực, nhức mỏi toàn thân. Bệnh nhân cần được điều trị giảm đau tùy theo mức độ đau. Các biện pháp giảm đau cho bệnh nhân bao gồm.

  • Thiền
  • Châm cứu
  • Vật lý trị liệu
  • Phẫu thuật điều trị triệu chứng
  • Dùng thuốc giảm đau dạng tiêm, truyền hoặc uống

Cách giảm đau chủ yếu cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối là dùng thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau sẽ tùy vào mức độ nặng nhẹ của cơn đau.

• Thuốc giảm đau khi bị đau nhẹ: Một số loại thuốc giảm đau không chứa opioid như aspirin, acetaminophen [tyrenol], thuốc giảm đau và kháng viêm không chứa steroid [NSAIDs] có thể được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Người chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối cần chú ý tới các tác dụng phụ của thuốc và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

• Thuốc giảm đau khi bị đau nghiêm trọng: Ban đầu bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có thể sử dụng morphin liều thấp kết hợp với thuốc giảm đau không chứa opioid như aspirin, acetaminophen [tyrenol], NSAIDs. Nếu cơn đau không giảm thì cần chuyển sang dùng thuốc giảm đau opiod như morphin, hydromorphon, fentanyl, hydrocodon, methadon, buprenorphin, tapentadol và oxycodon. Thuốc giảm đau opiod có thể gây nghiện nên cần được sử dụng ở liều từ thấp, sau đó tăng dần theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, người chăm sóc có thể xoa bóp, mát xa cho bệnh nhân để bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, giảm nhức mỏi, đau đớn.

2. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống của bệnh nhân, vì vậy người thân cần đặc biệt lưu ý. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần đảm bảo:

• Cung cấp đủ dưỡng chất: Chế độ ăn của bệnh nhân cần cung cấp đủ năng lượng, tăng cường những thực phẩm giàu đạm như sữa, thịt, trứng, cá, tôm… cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, các loại củ như khoai lang, xu hào, cà rốt và hoa quả tươi.

• Chế biến đúng cách: Bạn nên nấu thức ăn mềm, các loại cháo, súp, món hầm… cho bệnh nhân ăn từng bữa nhỏ và nhiều bữa trong ngày.

• Phù hợp khẩu vị của bệnh nhân: Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thường không có cảm giác ngon miệng, khó nuốt, dễ bị buồn nôn… nên món ăn cần phù hợp với khẩu vị của bệnh nhân và thường xuyên thay đổi món để chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất. Bạn hãy khuyến khích bệnh nhân ăn thêm hoa quả tươi và rau xanh, chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa.

Nếu bệnh nhân không tự ăn được thì người chăm sóc cần đút, nghiền thức ăn rồi giúp bệnh nhân ăn. Nếu bệnh nhân bị khó nuốt, dễ bị sặc thì bạn cần cho ăn bằng ống thông sonde dạ dày, truyền dịch nuôi dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Cách hỗ trợ bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối trong sinh hoạt

Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thường mệt mỏi, kiệt sức, sút cân nhanh và thể trạng yếu. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ thở và hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau mỏi.

Nếu bệnh nhân vẫn có thể đi lại được, người chăm sóc nên dìu bệnh nhân đi dạo nhẹ nhàng trong nhà hoặc hít thở không khí trong lành, tắm nắng ở mái hiên, ban công khi thời tiết phù hợp. Nếu bệnh nhân quá yếu và phải di chuyển bằng xe lăn, bạn hãy giúp bệnh nhân thay đổi tư thế, vận động chân tay nhẹ nhàng và thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân để lưu thông máu.

Bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên. Nếu bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón thì bạn cần điều chỉnh chế độ ăn và hỏi ý kiến bác sĩ để có đơn thuốc phù hợp.

4. Sắp xếp không gian chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Phòng của bệnh nhân ung thư phổi cần thoáng khí để bệnh nhân dễ thở. Một căn phòng tốt là phòng có cửa sổ để đón ánh nắng mặt trời và chỗ để đặt các thiết bị hỗ trợ thở như bình oxy nếu cần. Bệnh nhân cũng cần không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, tránh tiếng tivi, đài hoặc nơi ồn ào. Phòng bệnh nhân cần sạch sẽ, có hoa tươi hoặc cây cảnh để giúp bệnh nhân thư giãn.

Quản lý đau cho người bệnh ung thư

Ngày đăng: 29/10/2020 Lượt xem 3130

BS Nguyễn Đức Luân, GS.TS Mai Trọng Khoa, PGS.TS Phạm Cẩm Phương

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai


1.Đại cương


Ung thư là bệnh lý ác tính trong đó tế bào ung thư phát triển vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo các cơ chế kiểm soát của cơ thể. Đặc điểm của bệnh ung thư là xâm lấn, di căn và hay tái phát. Khi mắc bệnh ung thư, người bệnh không chỉ bị tổn thương thực thể mà còn bị tổn thương cả về tinh thần, tâm lý. Ở bệnh nhân ung thư, 90% có dấu hiệu mệt mỏi, 80% có sút cân, chán ăn, lo lắng hốt hoảng và 80-85% có biểu hiện đau ở các mức độ khác nhau.

Đau do ung thư là cơn đau hành hạ thể xác và tinh thần của người bệnh một cách nặng nề nhất do bị đau đớn kéo dài. Mỗi loại ung thư lại gây ra những triệu chứng và biến chứng khác nhau, nhưng nhìn chung ở giai đoạn cuối các tế bào ung thư phát triển với số lượng không thể kiểm soát và di căn tới các bộ phận khác của cơ thể, do đó người bệnh đều bị những cơn đau liên tục hành hạ do khối u lớn chèn ép vào các bộ phận, từ đó dễ dẫn tới sự thay đổi trong tâm lý người bệnh. Người bệnh ung thư đa phần phát hiện ở giai đoạn muộn nên chữa trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thường không tối ưu nhưng đau đớn do ung thư gây ra hoàn toàn có thể kiểm soát được với các kỹ thuật mới, đem đến sự hài lòng, an ủi cho bệnh nhân và gia đình.

Hình 1. Cơ chế gây đau ở người bệnh ung thư

Có nhiều loại thuốc và phương pháp để điều trị giảm đau trong ung thư nhưng người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về tên, hàm lượng, số lượng, cách dùng, thời gian dùng để đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng điều trị. Có khoảng 1/3 số bệnh nhân được điều trị ung thư có xuất hiện đau, ở các trường hợp này phương pháp điều trị giảm đau và điều trị chống ung thư phải kết hợp chặt chẽ. Bệnh nhân ung thư cần được giảm đau ở tất cả các giai đoạn bệnh của họ. Những bệnh nhân ở giai đoạn muộn, hơn 2/3 trong số này có đau, và việc kiểm soát đau và các triệu chứng khác trở thành mục đích chính của điều trị.

Đau do ung thư bao gồm nhiều loại: đau thụ thể, đau thần kinh. Kiểm soát đau ung thư gồm không can thiệp và can thiệp. Kiểm soát đau do ung thư mới được phân độ bao gồm vai trò quan trọng của thủ thuật can thiệp giảm đau. Chăm sóc giảm nhẹ là một hướng tiếp cận nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh và gia đình, giúp họ đối mặt với vấn đề liên quan như bệnh có đe dọa đến tính mạng thông qua việc phòng ngừa và giảm bớt sự đau khổ bằng cách đánh giá đúng, điều trị đau và các vần đề liên quan đến các yếu tố cơ thể bệnh, tâm lý. Điều trị đau do ung thư bao gồm điều trị nguyên nhân gây đau [điều trị ung thư] và điều trị triệu chứng [điều trị chống đau].

Nguyên tắc điều trị đau do ung thư:

+ Tôn trọng và tiếp nhận những than phiền đau của bệnh nhân.

+ Đánh giá chính xác mức độ đau và các triệu chứng khác kèm theo.

+ Lựa chọn phác đồ điều trị đau phù hợp.

+ Điều trị những rối loạn khác nếu có đồng thời với việc điều trị đau.

+ Phối hợp đa phương thức để điều trị.

+ Luôn chú ý kết hợp tâm lý liệu pháp trong điều trị đau do ung thư.

Mục tiêu điều trị chống đau do ung thư:

+ Tăng thời gian ngủ được không đau.

+ Không đau hoặc, giảm đau trong lúc nghỉ.

+ Giảm đau trong lúc hoạt động.

2.Các phương pháp điều trị đau cho người bệnh ung thư:

vĐiều trị nội khoa

-Sử dụng các thuốc kháng viêm giảm đau thông thường [paracetamol], các thuốc giảm đau dạng opioid yếu [cocain], các thuốc opioid dạng uống hoặc tiêm [morphin], các thuốc phối hợp [an thần, gây ngủ, thuốc chống trầm cảm…].

-Phác đồ điều trị đau từng bước theo mức độ đau của WHO:

+ Bậc 1: Thuốc chống đau không có opioid, có hoặc không kết hợp với thuốc chống viêm không đặc hiệu, có hoặc không kết hợp với thuốc hỗ trợ đồng giảm đau.

+ Bậc 2: Thuốc có opioid dạng yếu, opioid yếu dạng phối hợp, có hoặc không kết hợp với thuốc chống viêm không đặc hiệu, có hoặc không kết hợp với thuốc hỗ trợ đồng giảm đau.

+ Bậc 3: Thuốc chống đau dạng opioid đường uống hoặc tiêm, có hoặc không kết hợp với thuốc chống viêm không đặc hiệu, có hoặc không kết hợp với thuốc hỗ trợ đồng giảm đau.

Hình 2. Phác đồ điều trị đau từng bước theo mức độ đau của WHO.

vPhẫu thuật

-Có thể là phẫu thuật tạm thời, dẫn lưu, nối tắt, chỉnh hình, cắt bỏ một phần khối u và các tổn thương di căn trong những trường hợp không thể phẫu thuật triệt căn, phẫu thuật cắt đường thần kinh dẫn truyền đau nếu định khu được.

vXạ trị chiếu ngoài chống đau do ung thư

-Là phương thức điều trị hiệu quả cho đau do ung thư xương nguyên phát hoặc di căn.

-Xạ trị chiếu ngoài bằng máy 60Co hoặc máy gia tốc: khi tổn thương xương khu trú một vài ổ, không áp dụng cho các trường hợp ung thư di căn nhiều ổ. Thường dùng kỹ thuật xạ trị nửa tập trung [30Gy chia 10 phân liều trong 2 tuần] hoặc tia xạ Flash [13Gy chia 2 phân liều trong 48 giờ, sau 2 tuần nhắc lại 10Gy chia 2 phân liều trong 48 giờ].

vĐiều trị chống đau do ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ

-Là phương thức xạ trị chuyển hóa bằng đồng vị phóng xạ nguồn hở: áp dụng được cho cả các trường hợp ung thư di căn xương nhiều ổ.

-Một số thuốc phóng xạ hướng xương dùng điều trị chống đau do ung thư là:

+ Phospho-32 [P-32] uống hoặc tiêm tĩnh mạch liều 1-1,5mCi/10kg cân nặng cho một lần điều trị.

+ Samarium-153 [Sm-153], truyền tĩnh mạch liều 1-3mCi/1kg cân nặng.

+ Strontium-89 [Sr-89] liều 0,05-1mCi/1kg cân nặng, truyền tĩnh mạch.

-Thuốc phóng xạ chỉ định dùng khi bệnh nhân có chẩn đoán xác định là ung thư di căn xương.

-Lưu ý: Theo dõi tác dụng phụ ức chế tủy xương gây thiếu máu, hạ bạch cầu, hạ tiểu cầu để điều trị các biến chứng này kịp thời.

3.Ca lâm sàng minh họa

-Bệnh nhân nam, 66 tuổi. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định: ung thư biểu mô tuyến của phổi di căn xương, giai đoạn 4.

-Trước điều trị:bệnh nhân đau xương cột sống, hạn chế vận động gây ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt hang ngày.

-Điều trị bệnh ung thư:

+ Hóa chất toàn thân.

+ Xạ trị gia tốc giảm đau xương phân liều 3Gy/ngày x 10 ngày.

+ Kết hợp uống P-32 với liều 7mCi

-Điều trị nội khoa:

+ Thuốc giảm đau: Ultracet uống 3 viên/ngày, kết hợp Lyrica 75 mg, uống 2 viên/ngày.

-Sau điều trị:bệnh nhân hết đau xương, không phải dùng thuốc giảm đau, người bệnh đi lại và làm công việc hàng ngày bình thường.

Nguồn: ungthubachmai.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề