Cách khắc phục bàn chân bẹt

Hãy khắc phục bàn chân bẹt!!! Nó sẽ giúp bạn Squat & Deadlift an toàn cho đến già.

Hãy để ý một chút ở tư thế đứng hàng ngày của một người bình thường. Bạn sẽ thấy có một đường cong nhỏ ở dưới gan bàn chân của họ. Thậm chí là bạn sẽ có thể nhét được ngón tay út vào vừa vặn trong cái đường cong mềm mại đó.

Nhưng đối với những người bị CHÂN BẸT [Như hình bên dưới] thì phần đường cong ở bàn chân sẽ không còn nữa, và toàn bộ phần bàn chân sẽ giống như bị lật vào bên trong – bạn sẽ không thể đưa nổi một tờ giấy chui qua, chứ đừng nói là ngón tay út! Và đó chính là hiện tượng BÀN CHÂN BẸT.

Hình dáng của lòng bàn chân bị bẹt

Một hậu quả thường thấy nhất, có lẽ là hiện tượng chụm gối vào trong. Cụ thể là khi thực hiện các chuyển động thân dưới, đặc biệt là bài Squat và Deadlift.

Ví dụ cụ thể, bạn hãy nhìn vào hình bên trái, phía trên của anh chàng đang cầm cục Kettlebell. Bạn sẽ thấy phần chân bên phải của anh ta [sẽ là phía bên trái so với màn hình của bạn] đang có các hiện tượng:

  • Gan bàn chân bị lật vào phía trong
  • Đầu gối phía bên ấy bị chụm vào, dẫn tới góc mở gối hai bên không đều
  • Các điểm phía bên ngoài của bàn chân [bên bị bẹt] đang dần bị bật lên khỏi mặt đất.

Tiếp tục, chúng ta phân tích sâu hơn từ ba hiện tượng trên, sẽ dẫn tới các hiện tượng tiếp theo. Bàn chân không còn ổn định trên mặt đất; sẽ có thể bị xoay; thậm chí bị bật lên khỏi mặt đất [có thể là nhấc gót hoặc sẽ bị lật vào bên trong] mỗi khi Squat. Bên cạnh đó, phần đầu gối liên tục bị chụm vào trong.

Tổng hợp của các hiện tượng này sẽ khiến cho áp lực không được dồn đều xung quanh bàn chân, đồng thời nguy cơ chấn thương lên khớp gối cũng tăng lên nhiều [đặc biệt khi lên mức tạ nặng], nên chỉ từ một hiện tượng rất nhỏ [bàn chân bẹt], mà có thể hậu quả sẽ khó lường; dưới đây H.T cũng liệt kê một số nguy cơ chấn thương ở các bộ phần khác [ngoài khớp gối], bao gồm:

  • Chấn thương mắt cá chân/trẹo chân tăng cao hơn
  • Nguy cơ bị viêm/sưng tấy sung quanh khu vực phía trong của gam bàn chân
  • Các chấn thương về gân/dây chằng xung quanh khớp gối.
Một mắt xích yếu ảnh hưởng đến cả bộ máy

Về hậu quả là vậy, tuy nhiên trước khi vào với giải pháp cho vấn đề, chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân của nó:

  • Posterior tibial tendon bị yếu do không được kích hoạt hàng ngày. Hoặc do thói quen tư thế lâu ngày ở trạng thái nghỉ [Đây là nguyên nhân phổ biến nhất mà mình thấy. Có thể khắc phục thông qua các bài tập hàng ngày, tại nhà cũng được].
  • Do di truyền từ bố/mẹ
  • Tiền sử chấn thương khu vực quanh bàn chân [Bong gân, trẹo chân..]
  • Do body fat cao [theo độ tuổi] [>20%] – đi kèm với nguyên nhân này, thì bạn cũng rất dễ gặp phải thêm các hiện tượng như loãng xương; khớp bị yếu; đặc biệt là các khớp đầu gối; vai; gáy; lưng dưới.

May mắn thay, thì với đa số trường hợp, bạn vẫn có thể khắc phục thông qua các bài tập hàng ngày, dưới đây H.T sẽ giới thiệu một số bước đơn giản để cải thiện vấn đề CHÂN BẸT này.

  • Bước 1: Giải tỏa áp lực phần phía trong khu vực bàn chân bằng các bóng Medicine Ball. Bạn có thể lăn qua lăn lại khu vực này mỗi khi rảnh rỗi.
  • Bước 2: Tập làm khỏe các nhóm cơ có chức năng tạo độ cong tự nhiên cho bàn chân với bài tập Toe Curls [Hình phía dưới, bên trái]. Số lần thực hiện: 12 tới 15 hoặc cao hơn. Số hiệp: 3 tới 4 hiệp và thời gian nghỉ: 30 tới 60 giây. Bạn có thể làm bài tập này 2-3 lần/ngày, và tập cách ngày.
  • Bước 3: Kết hợp chuyển động của Toe Curl vào các bài tập thân dưới như Squat & Deadlift. Bạn thực hiện các bài tập thân dưới như bình thường, nhưng hãy bám chặt các ngón chân xuống đất, và phần bàn chân sẽ tự động có một độ cong nhất định, khiến nó ổn định hơn, áp lực được phân chia hợp lý, và bạn sẽ dần khắc phục được hiện tượng CHÂN BẸT.
Một bài tập hữu ích cho vấn đề này

Bàn chân bẹt là một tật phổ biến ở trẻ em. Theo số liệu thống kê, có đến 1/3 số trẻ em Châu Á bị bàn chân bẹt. Vậy có cần chữa tật này cho trẻ không? Muốn điều trị bàn chân bẹt tại nhà phải làm thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ, việc điều trị cũng có nhiều phương pháp. Tuy nhiên, bố mẹ nên lựa chọn biện pháp an toàn và cũng nên biết thêm hiểu rõ về cách điều trị bàn chân bẹt tại nhà để trẻ phục hồi mau chóng.

Trường hợp bàn chân bẹt cần điều trị sớm

Hầu hết các trường hợp bị tật bàn chân bẹt đều không gây nguy hiểm. Bàn chân bẹt đa phần chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của bàn chân hoặc dáng đi của trẻ.

Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng như thường xuyên bị đau chân, đau lòng bàn chân, đau mắt cá chân khi đứng hoặc đi lại, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa để khám và điều trị sớm.

Các phương pháp điều trị bàn chân bẹt

Điều trị không phẫu thuật

Sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và cách điều trị thích hợp cho từng trẻ. Thông thường, điều trị bàn chân bẹt bằng đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp được các bác sĩ đề nghị đầu tiên.

Đế chỉnh hình bàn chân là một loại đế đặc biệt được thiết kế chính xác để đặt vào trong giày hoặc gắn trên mặt đế của dép hoặc dép có quai hậu [xăng-đan]. Chúng giúp làm giảm thiểu những cơn đau khác nhau ở chân.

Đế chỉnh hình bàn chân còn giữ cho bàn chân ở vị trí đúng và ngăn chặn các vòm chân bị sụp xuống.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, các bác sĩ còn kết hợp các bài tập vật lý trị liệu phù hợp để cải thiện tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ nhanh hơn.

Phương pháp phẫu thuật

Thông thường, điều trị bàn chân bẹt cho những trẻ dưới 8 tuổi không cần thiết phẫu thuật trừ những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Lúc này, các biện pháp điều trị không phẫu thuật như dùng đế chỉnh hình hay vật lý trị liệu đã không có tác dụng.

Một số trường hợp trẻ bị nhiễm trùng hoặc không thể đi lại bình thường, chân đau liên tục không khỏi, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tạo vòm bàn chân cho trẻ hoặc điều chỉnh gân, đưa khớp chân vào vị trí chính xác.

Cách trị bàn chân bẹt tại nhà cho trẻ

Để tầm soát bàn chân bẹt ở trẻ một cách tốt nhất, bạn cần nắm rõ lộ trình chữa bệnh và các phương pháp trị bàn chân bẹt tại nhà. Bạn nên giải thích cho trẻ hiểu về tác hại của chứng bàn chân bẹt để trẻ có ý thức tự giác và hợp tác hơn trong khi điều trị.

Bạn nên yêu cầu trẻ sử dụng giày có đế chỉnh hình bàn chân liên tục trong ngày để hỗ trợ bàn chân. Khi trẻ bị đau chân, bạn có thể dùng túi chườm lạnh hoặc xoa bóp chân theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau cho trẻ. Không nên cho trẻ dùng thuốc giảm đau để tránh việc phụ thuộc vào thuốc và gây những biến chứng khó lường.

Ngoài ra, bạn hãy khuyến khích và cùng trẻ tham gia các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ. Bạn cũng có thể cho trẻ tập bài tập vật lý trị liệu tại nhà với quả bóng gai hoặc quả bóng tennis.

1. Cho trẻ ngồi trên ghế đẩu, đặt quả bóng gai hoặc quả bóng tennis dưới bàn chân phải.

2. Giữ trẻ ngồi thẳng cột sống lưng khi lăn quả bóng dưới chân. Bạn hãy nhắc trẻ tập trung lăn ở vòm chân.

3. Thực hiện động tác liên tục trong 3 phút sau đó đổi sang chân trái.

Bàn chân bẹt thường không cần điều trị. Nhưng nếu chúng gây đau, tê, yếu hoặc các vấn đề khác của bàn chân, chân thì bạn nên đến gặp bác sĩ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để tầm soát bàn chân bẹt.

Điều trị bao gồm các lựa chọn không phẫu thuật, biện pháp tại nhà và phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị thích hợp nhất. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, bạn nên xem xét tất cả các phương pháp trị liệu không phẫu thuật trước khi áp dụng biện pháp xâm lấn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề