Cách khử mùi hôi ủng

Cùng viết bởi Marc Sigal

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Marc Sigal. Marc Sigal là người sáng lập của ButlerBox, một công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc giày và giặt khô tại Los Angeles, California. ButlerBox bố trí các ngăn tủ chống nhăn được thiết kế riêng tại các tòa nhà sang trọng, tòa nhà văn phòng hạng A, trung tâm mua sắm và các vị trí thuận tiện khác để bạn có thể giao và nhận giày dép 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. Marc có bằng cử nhân về nghiên cứu toàn cầu và quốc tế của Đại học California, Santa Barbara.

Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 104.117 lần.

Sau mỗi lần chạy bộ, đi bộ và chơi thể thao, bàn chân của chúng ta sẽ đổ mồ hôi và khiến giày bốc mùi. Nếu giày vẫn còn mùi hôi khi bạn tháo ra thì có lẽ đã đến lúc bạn cần làm cho nó thơm tho trở lại. Hãy dùng các phương pháp dưới đây để khử mùi và thơm như giày mới.

Các bước

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 11:
Phơi khô giày dưới nắng

  1. 1
    Tìm một chỗ có nắng ngoài trời hoặc đặt giày ở gần lò sưởi. Tháo dây giày ra và lật lưỡi gà của giày lên để cho khô nhanh hơn.[1]
    • Cố gắng phơi 24 tiếng để đảm bảo giày khô hoàn toàn.
    • Việc giữ cho giày luôn khô ráo sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi khiến nó bốc mùi.
    • Bạn cũng có thể đặt giày trước quạt cho khô nhanh hơn.[2]

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 11:
Làm khô giày bằng muối nở

  1. 1
    Sử dụng muối nở nếu giày không tự khô. Rắc một lớp mỏng muối nở vào trong giày và để như vậy trong 24 tiếng. Đổ muối nở ra khỏi giày trước khi bạn xỏ chân vào đôi giày khô ráo sạch sẽ.[3]
    • Nếu muốn khử hết mùi khó chịu, bạn hãy trộn thêm 1-2 giọt tinh dầu vào muối nở.

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 11:
Hút ẩm bằng giấy báo

  1. 1
    Vo tròn một nắm giấy báo, sau đó nhét vào trong giày. Để qua một đêm cho giấy báo hút ẩm, khử mùi hôi và giúp cho giày thơm tho.[4]
    • Nếu không có giấy báo, bạn có thể dùng túi giấy xé ra hoặc khăn giấy thay cho giấy báo.
    • Để khử mùi hôi hiệu quả hơn, bạn hãy rỏ vài giọt tinh dầu vani vào giấy báo trước khi cho vào giày.

Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 11:
Át mùi hôi bằng giấy thơm sấy quần áo

  1. 1
    Vo tròn 2 tờ giấy thơm sấy quần áo. Nhét vào mỗi chiếc giày một tờ giấy thơm. Khi cần đi giày, bạn hãy lấy giấy thơm ra để tận hưởng hương thơm tươi mới trong giày.[5]
    • Bạn có thể dùng giấy thơm sấy quần áo để khử mùi vật đựng giày, chẳng hạn như túi đựng đồ tập gym hoặc túi đồ thể dục thể thao.
    • Nếu giày vẫn có mùi sau 24 tiếng, bạn hãy thay tờ giấy thơm khác và để nguyên như vậy thêm 24 tiếng nữa.

Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 11:
Dùng muối làm thơm giày

  1. 1
    Rắc một lớp mỏng muối ăn vào từng chiếc giày. Để như vậy trong 24 tiếng, sau đó giũ sạch muối trước khi đi giày vào chân.[6]
    • Muối giúp hút độ ẩm và giảm mùi một cách tự nhiên.
    • Mẹo này công hiệu nhất đối với giày vải bố và giày lưới, nhưng với giày da hoặc da lộn thì nó không hiệu quả lắm.

Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 11:
Khử trùng giày bằng cồn tẩy rửa

  1. 1
    Dốc một chút cồn tẩy rửa vào vài miếng bông gòn. Lau bên trong giày để loại bỏ vi khuẩn gây mùi và khử trùng giày.[7]
    • Đây cũng là một cách rất hay để làm sạch bên ngoài giày khi bị dính bẩn nhẹ.
    • Cồn tẩy rửa có mùi khá mạnh; bạn nhớ làm việc ở nơi thông gió hoặc ở ngoài trời.

Phương pháp 7
Phương pháp 7 của 11:
Ngâm miếng lót giày vào dung dịch giấm

  1. 1
    Pha dung dịch giấm trắng và nước theo tỷ lệ 1:1. Cho những miếng lót giày vào chậu hoặc xô và ngâm trong dung dịch giấm ít nhất 24 tiếng. Giặt lại bằng nước ấm và chờ cho khô trước khi cho lại vào giày.[8]
    • Giấm có tính khử mùi, nhờ đó nó có tác dụng làm sạch giày. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy mùi giấm vẫn còn phảng phất sau khi miếng lót giày đã khô. Nếu bạn không thích mùi giấm thì cách này có thể không phù hợp.

Phương pháp 8
Phương pháp 8 của 11:
Giặt miếng lót giày

  1. 1
    Tháo miếng lót giày ra khỏi giày chạy hoặc giày thể thao đang bốc mùi. Cho những miếng lót giày này vào máy giặt và giặt ở chế độ nhẹ, sau đó lấy ra phơi thật khô trước khi bỏ lại vào giày.[9]
    • Nếu miếng lót giày vẫn còn mùi sau khi giặt, bạn có thể mua những miếng lót giày mới ở tiệm giày.
    • Thử giặt miếng lót giày bằng tay với nước ấm và xà phòng rửa bát nếu bạn không muốn cho vào máy giặt.

Phương pháp 9
Phương pháp 9 của 11:
Sử dụng dung dịch xịt hoặc bột chống nấm

  1. 1
    Dùng chai xịt hoặc bột chống nấm. Bạn có thể tìm được các sản phẩm này tại các hiệu thuốc hoặc siêu thị để hút ẩm và giảm mùi.[10]
    • Bột chống nấm bàn chân thường được dùng để trị bệnh nấm da chân. Mặc dù bệnh nấm da chân là một nguyên nhân gây hôi chân và giày bốc mùi, nhưng giày của bạn vẫn có thể bốc mùi ngay cả khi bạn không bị nấm da chân.

Phương pháp 10
Phương pháp 10 của 11:
Sử dụng miếng lót giày dược liệu

  1. 1
    Vứt bỏ những miếng lót giày cũ bốc mùi và thay bằng những chiếc mới có khả năng khử mùi. Bạn có thể tìm mua miếng lót giày dược liệu tại hầu hết các tiệm giày hoặc hiệu thuốc.[11]
    • Miếng lót giày tuyết tùng có tác dụng ngăn ngừa nấm và vi khuẩn tích tụ trong giày [mà còn thơm nữa].

Phương pháp 11
Phương pháp 11 của 11:
Giặt giày trong máy giặt

  1. 1
    Kiểm tra nhãn trên giày để đảm bảo có thể giặt được bằng máy giặt. Tháo dây giày và lấy miếng lót giày ra. Bỏ giày vào vỏ gối để bảo vệ giày, sau đó cho vào máy và giặt ở chế độ nhẹ. Hong gió trong 24 giờ cho giày khô.[12]
    • Hầu hết giày vải và giày lưới [như giày thể thao và giày chạy] đều có thể giặt được bằng máy. Giày da, da lộn hoặc cao su có thể không giặt được bằng máy.
    • Đảm bảo giày phải thật khô trước khi bạn xỏ lại vào chân! Giày sẽ bốc mùi tệ hơn nếu bạn đi giày ướt!
    • Mặc dù nghe có vẻ là hợp lý, nhưng bạn không nên sấy khô giày trong máy sấy. Nhiệt độ quá cao có thể khiến giày bị mất phom dáng và co rút không đi được nữa.

Lời khuyên

  • Rửa sạch và lau thật khô chân hàng ngày để hạn chế mùi và vi khuẩn.[13]
  • Nếu bàn chân đổ mồ hôi nhiều, bạn nên thay tất trong ngày để giảm mồ hôi và mùi hôi.[14]
Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ Đề