Cách làm bánh chưng, bánh dày

Vì sao phải cúng bánh chưng, bánh giày ngày Giỗ Tổ?

Theo sự tích, bánh chưng, bánh giày có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6. Truyền thuyết kể lại rằng, sau khi phá xong giặc Ân, vua muốn truyền ngôi con nên đã đặt ra thử thách con nào tìm được món ăn ngon lành để dâng cỗ cúng tổ tiên thì sẽ được truyền ngôi.

Các con trai  của vua Hùng Vương thứ 6 đua nhau lên rừng xuống biển để kiếm của ngon vật lạ. Người con trai thứ mười tám là Lang tính tình thuần hậu nhưng mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng. Một hôm, Lang Liêu nằm mơ thấy Thần báo mộng: "Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành".

Bánh chưng, bánh giày có từ đời vua Hùng Vương thứ 6. [Ảnh: adayroi.vn]

Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn. Lang Liêu chọn gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn để chuẩn bị món ăn dâng vua.

Vua nếm thử bánh chưng, bánh giầy của Lang Liêu thấy lạ, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó, cứ đến dịp Tết nguyên đán, các lễ hội hay dịp Giỗ Tổ Hùng Vương... người dân thường làm bánh chưng, bánh giày để cúng Tổ tiên.

>>> Xem thêm: Gợi ý 5 địa điểm vui chơi trong dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương ở Hà Nội

Bánh chưng hình vuông, màu xanh dành cho mẹ, bánh dầy màu trắng, tượng trưng cho trời để dành cho cha. Bánh chưng bánh giày là món ăn không chỉ mang tính truyền thống mà còn cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Bánh giày trắng tượng trưng cho trời để dành cho cha. [Ảnh: cookpad]

Hướng dẫn cách làm bánh chưng bánh giày trong ngày giỗ tổ Hùng Vương

Bánh chưng

Chuẩn bị nguyên liệu

- Lá dong: nên chọn loại lá bánh tẻ

- Gạo nếp cái hoa vàng

- Lạt giang dẻo để buộc bánh

- Đỗ xanh

- Thịt ba chỉ có phần nạc, mỡ, đều và dày.

- Gia vị: Muối, hạt tiêu, hạt nêm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đỗ xanh mua về bạn đem ngâm trong vòng 2 tiếng. Sau đó, đãi sạch và xóc với 1 thìa ăn muối rồi cho vào nồi hấp, hấp chín. Khi đỗ chín, dùng thìa tán nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu và nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau.

Gạo nếp bạn đem ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm. Sau khi ngâm mềm, bạn đãi lại gạo vài lần cho sạch và xóc gạo với muối, hạt nêm.

Rửa sạch lá dong, dùng khăn sạch lau khô. Tiếp đó bỏ phần cuống lá.

Thái thịt miếng to bản, dày rồi cho muối, hạt tiêu vào để ướp thịt.

Sau khi sơ chế nguyên liệu, bạn tiến hành bước gói bánh. [Ảnh: Báo Lao Động]

Bước 2: Bạn cho 2 lá dong chếp chéo nhau vào khuân. Tiếp theo, bạn cần cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào theo thứ tự một bát gạo nếp vào trước, sua đó đến đậu xanh, thịt, đậu xanh, gạo. Tiếp đó, bạn gói các lá thừa lại thật gọn gàng, kín đều bánh chưng.

Sau khi cuốn các lớp lá thừa lại, bạn dùng tay nhấn phần lá thừa xuống, tay kia nhấc nhẹ nhàng khuôn bánh ra rồi buộc lạt cho giữ lá banh.

Cứ thế gói tiếp cho đến khi hết nguyên liệu.

Bước 3: Xếp bánh chưng ngay ngắn vào nồi. Đổ nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to cho đến khi bánh sôi thì hạ lửa.

Tiếp theo, cứ 1 tiếng bạn kiểm tra 1 lần, nếu nước giảm, bạn cho thêm vào để nấu. Nấu bánh trong khoảng 8 đến 10 tiếng là xong.

Sau khi bánh chín, bạn vớt bánh, dùng khăn lau sạch bên ngoài bánh và xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên và dùng lực để nén bánh cho săn chắc.

Khi bánh nguội hoàn toàn là có thể cắt bánh đem thắp hương ngày giỗ tổ Hùng Vương rồi. [Ảnh: lamsao.com]

Bánh giày

Chuẩn bị nguyên liệu

- 400 gram bột nếp

- 200 gram bột gạo

- 200 gram đậu xanh bóc vỏ

- Lá chuối

- Gia vị: Muối, đường, bơ, hành lá

Bước 1: Ngâm đậu xanh 2 đến 3 tiếng để đậu nở. Tiếp theo, bạn rộn bột nếp, bột gạo và muối vào nhào đều tay.

Sau khi đậu xanh ngâm xong, bạn đem hấp chín, tán nhuyễn. Bạn chia đậu xanh đã tán thành hai phần: 1 phần thêm đường để làm nhân bánh, phần còn lại để khô để rắc lên mặt bánh.

Ngâm đậu xanh trước khi tán nhuyễn. [Ảnh: Zing.vn]

Bước 2: Lấy lá chuối cắt thành từng miếng vuông nhỏ sao cho phù hợp với kích thước của chiếc bánh dày. Tiếp theo, bạn nặn bột thành từng viên tròn. Sau đó, ấn dẹp viên bột, cho nhân đậu đã chuẩn bị vào giữa gói bột cho khít.

Bước 3: Sau khi gói xong toàn bộ số banh, bạn cho bánh vào vỉ hấp, hấp khoảng 10. Lưu ý, trong quá trình hấp, bạn nên mở nắp vung kiểm tra thường xuyên cho dóc nước, tránh làm hơi nước đọng rơi vào bánh.

Sau khi hấp bánh xong, bạn đặt bánh lên lá chuối, rắc chút đậu xanh khô lên trên và đặt lên thắp hương ngày giỗ tổ Hùng Vương.

>>> Xem thêm: Gợi ý những địa điểm nên ghé thăm khi về Phú Thọ dự lễ hội Đền Hùng 2019

>>> Xem thêm: Nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương đi chơi đâu quanh Sài Gòn?

Món bánh giày đậu xanh chuẩn vị truyền thống. [Ảnh: cooky]

Còn chờ gì nữa mà không học nhanh cách làm bánh chưng, bánh giày trổ tài làm trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Giỗ tổ Hùng Vương 2019: Bí quyết để có hành trình về nguồn trọn vẹn, bình an
Gợi ý địa điểm du lịch gần Sài Gòn trong 3 ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Gợi ý 5 địa điểm vui chơi trong dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương ở Hà Nội

Chủ Đề