Cách làm giấy từ có

Quy trình sản xuất giấy Dó thủ công

Lượt xem: 3277 - Ngày đăng: 2021-01-16

Trường tồn cùng nền nghệ thuật nước nhà nghìn năm văn hiến, giấy Dó là một chất liệu cơ bản đã luôn xuất hiện bên cạnh tranh mỹ thuật dân gian Việt Nam. Giấy Dó Ngô Đức được sản xuất thủ công gia truyền tại làng Dương Ổ, tỉnh Bắc Ninh đã trải qua nhiều đời, với mong muốn làm ra được những tờ giấy đảm bảo được cả chất lượng và tính thẩm mỹ. Đây không những là sản phẩm thủ công địa phương đầu tiền và hiện tại là duy nhất được bán tại Hinoart, bản thân giấy Ngô Đức đã được chính người làm giấy tự tay trao gửi tại cửa hàng.

Làng nghề thủ công vốn là một trong những nét đẹp tạiđất nước ta, đẹpở các công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, thận trọng, đẹpở đôi tay của nhữngngười nghệ nhân cẩn thận từng chút một, cần mẫn ngày qua ngày để có thể tạo nên sản phẩm vô cùng tinh tế với chất lượng cao nhất.Bạn có tò mò muốn biếtgiấy Dó đã được sản xuất như thế nàokhông? Hãycùng Hino từng bướckhám phánhé!

Giấy được làm từ vỏ những cây dó theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng nghề ở Việt Nam. Vỏ Dó được khai thác chủ yếu tại các vùng núi phía Bắc như Yên Bái, Tuyên Quang hay Thái Nguyên,...

Trước tiên, ta phải chọn những cây bánh tẻ, khoảng 3-4 năm tuổi, đủ lớn để bóc. Lột sạch vỏ cứng bên ngoài [từ gốc đến ngọn] rồi phơi cho thật khô để tránh cho vỏ cây bị ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấy.

Tiếp đó, vỏ Dó được ngâm trong nước từ 2-3 ngày để làm mềm ra. Khi vỏ đã đạt tiêu chuẩn về độ mềm, hãy chặt chúng thành các đoạn dài khoảng 1m để xử lý dễ hơn trước lúc nấu.

[Ngâm vỏ Dó]

Giờ đến công đoạn nấu vỏ Dó. Vỏ được buộc thành những bó nhỏ, giẫm qua nước vôi đặc [giúp vỏ có thể chín đều] rồi xếp vào thùng nấu đun sủi liên tục trên 10 tiếng và được ủ qua 1 ngày 1 đêm. Khi vỏ Dó đã nguội, sẽ được vớt ra rửa sạch vôi hoàn toàn.

[Nấu vỏ Dó]

Vỏ Dó sẽ được nhặt qua 2 lần. Lần 1 [hay còn gọi là nhặt vỡ"] nhặt phần lõi vỏ trong cùng mịn đẹp nhất để làm loại giấy Dó cao cấp nhất. phần vỏ thứ hai và phần vỏ khác dùng để làm loại giấy cấp thấp hơn. Sau khi nhặt vỡ, vỏ Dó được ngâm rửa để chuẩn bị cho lần nhặt thứ 2 [nhặt xeo]: giúp loại bỏ các mấu mắt, vỏ đen còn sót lại. Sau khi nhặt xong, ngâm vỏ Dó trong nước khoảng 7 đến 10 ngày để thải hết nhựa cây và chất vôi, giúp tờ giấy mềm mịn và bóng đẹp óng ả.

[Nhặt vỡ]

[Ngâm vỏ]

[Nhặt xeo]

Sau khi đã ngâm mềm, vỏ Dó được cho vào bể nghiền thành bột để làm thành giấy vẽ hoàn chỉnh. Bột Dó được hòa kỹ cùng nước sạch và nước gỗ mò trong bể tráng giấy. Công đoạn tráng giấy sẽ quyết định độ dày - mỏng - mịn của tờ giấy. Sau khi giấy được tráng thành đống [đống uốn], sẽ được đưa vào đốn ép bớt nước để có thể bóc từng lớp rồi đem phơi khô. Công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm là chọn giấy, xếp và đếm giấy.

[Nghiền vỏ]

[Bột vỏ Dó đã sẵn sàng!]

[Công đoạn tráng giấy]

[Đưa vào đốn ép bớt nước]

[Tách giấy]

[Phơi giấy]

[Chọn giấy, xếp và đếm]

Tùy vào từng loại giấy Dó và điều kiện thời tiết mà các bước trong quy trình sản xuất sẽ có chút thay đổi. Thời gian để làm ra sản phẩm có thể lên đến 1 hay 1 tháng rưỡi.

[Xin chân thành cảm ơn chị Huyền và Giấy dó Ngô Đức đã cung cấp hình ảnh và tài liệu về quy trình sản xuất.]

Một chút về câu chuyện giữa Hinoart và giấy dó Ngô Đức...

Hino gặp chị Huyền, người cháu nội thừa kế nghề làm giấy từ cụ Ngô Đức qua hội chợ thủ công Ra Tay dưới lá cờ Hanoi Indie Troupe tháng 6/2019. Qua hơn 1 năm cùng nhau cùng tham gia, cùng tổ chức hội chợ và được học hỏi rất nhiều về nghề làm giấy dó thì Hino cũng đã mời được chị Huyền ký gửi giấy dó bán tại cửa hàng Hinoart. Hino cảm thấy rất quý hành trình của chị Huyền là thế hệ chuyển tiếp mang tinh hoa cổ truyền từ ông cha đến với những khách hàng hiện đại, không ngừng tiếp thu phản hồi để gìn giữ và phát triển. Vì là sản phẩm thủ công quy mô nhỏ, chị Huyền chỉ trao gửi giấy tại một số nhà bán lẻ chọn lựa theo uy tín và nhân duyên trên khắp Việt Nam. Để tìm hiểu về giấy dó Ngô Đức, mọi người hãy theo dõi page//www.facebook.com/ngoducdopapernhé!

Một số tác phẩm của các nghệ sĩ thực hiện trên giấy Dó Ngô Đức:

[Credit: Đào Huy Hoàng]

[Credit: @nhatquang.letters]

[Credit: Tâm từ The Painter's Studio]

[Credit: Nguyễn Khánh Linh - hinostaff 2019]

[Credit: Atelier Hai Tran]

[Credit: Hino]

Twitter

Video liên quan

Chủ Đề