Cách làm trang trại gà thả vườn

Mô hình nuôi gà thả vườn của gia đình anh Vũ Văn Bắc

Quen biết nhau trong quá trình làm công nhân ở TP. Hồ Chí Minh, sau khi lập gia đình, vợ chồng anh Bắc chị Tâm bàn bạc, suy tính, quyết định trở về quê sinh sống để khởi nghiệp, xây dựng cuộc sống ổn định lâu dài. Trong suy nghĩ vợ chồng anh Bắc luôn trăn trở phải làm sao để xây dựng được hoạt động sinh kế ổn định cho gia đình trên chính mảnh đất quê hương.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của địa phương, đầu năm 2013, anh chị đã viết đơn xin UBND xã Cam Chính cấp 0,7ha đất vùng đồi để thành lập trang trại chăn nuôi gà thả vườn. Với quyết tâm đó, vợ chồng anh Bắc đã động viên nhau sử dụng số tiền tích góp được đầu tư xây dựng trang trại.

Để phát triển được thương hiệugà Cùavới quy mô lớn như ngày hôm nay cũng không hề đơn giản. Trên mảnh đất đó, vợ chồng anh chị đã thử nghiệm chăn nuôi nhiều con giống như gà, ngan, vịt trời, bò, nuôi cá và trồng trọt các loại nông sản để so sánh hiệu quả kinh tế mang lại.

Sau 2 năm thực hiện mô hình, anh chị dần chuyển sang tập trung đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi gà thả vườn với số lượng lớn. Trải qua bao nhiêu khó khăn, giờ đây anh chị đã xây dựng được một trang trại gà thả vườn quy mô lớn, góp phần mang thương hiệu “Gà Cùa” của địa phương vươn xa trên thị trường.

Nhớ lại những năm tháng khi mới thành lập trang trại, việc chăn nuôi gà thả vườn khá mới mẽ nên để thành công là điều không hề đơn giản. Anh Bắc tâm sự, lúc mới đầu tư xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn, anh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các kỹ thuật nuôi, phòng và trị bệnh. Anh chị chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi gà thả vườn, tìm hiểu kiến thức qua các phương tiên truyền thông, đài, báo, Internet... Ngoài ra, anh đã chủ động liên hệ nhờ sự tư vấn giúp đỡ kỹ thuật của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, luôn tham gia tích cực các lớp tập huấn kỹ thuật phát triển chăn nuôi, trồng trọt mở tại địa phương. Qua thời gian, anh đã tích lũy, đúc rút được kinh nghiệm trong chăn nuôi gà thả vườn.

Đến nay, việc chăn nuôi gà thả vườn của gia đình anh Bắc, chị Tâm đã tạo nên hoạt động sinh kế ổn định và có nguồn thu nhập đáng kể hằng năm. Gà nuôi thả vườn theo hình thức gối đàn, mỗi lứa 1.000 - 1.200 con, mỗi năm 3 - 4 lứa.

Thường khi gà đạt trọng lượng 1,6kg đối với gà trống và 1,4kg đối với gà mái sẽ xuất chuồng, tuy thời gian nuôi có dài hơn [4 tháng/lứa] nhưng gà bán ra giá cao hơn 10.000 đồng/kg. Sau mỗi lứa nuôi gà thả vườn mang lại lợi nhuận cho gia đình anh chị 25 - 30 triệu đồng.

Làm giàu từ mô hình nuôi gà nhốt chuồng


“Nuôi thử” của Văn là 1.000 con gà thả cho “chạy bộ” trong khu vườn rộng 1.000 m2. Văn vay mượn bố mẹ, họ hàng để có khoản vốn khoảng 300 triệu đồng đầu tư cho trại nhà. Để chất lượng gà thịt được nâng cao, thịt săn chắc, bán được giá, Văn chú trọng cả về giống gà, thức ăn cho gà, môi trường chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh. Anh nhập giống gà Minh Dư ở Bình Định. Con gà được 2 ngày tuổi, sau khi chích vắc xin đầy đủ thì được “ngồi” ô tô từ Bình Định về tới Bình Phước.

Thức ăn được Văn tới nhà máy nhập tận gốc, từ đó lấy được nguồn cám loại tốt cho gà, giá thành không bị đội lên qua trung gian. Đặc biệt, ngoài thức ăn đã chế biến sẵn, anh cắt cỏ voi lùn, giống cỏ có lượng đạm cao mọc rất nhiều ở quê mình cho gà ăn để cung cấp thêm chất dinh dưỡng.

“Gà được ăn thức ăn tốt, “chạy bộ” trong vườn rộng sẽ săn chắc lại. Thông thường, sau 100 ngày, gà mái với trọng lượng từ 1,7 kg, gà trống từ 2,4 kg được xuất chuồng. Đầu mối thu mua sẽ vào tận trại để mua. Kinh nghiệm là nhìn đàn gà với lông bóng mượt, cựa dài, nhanh nhẹn, khỏe mạnh là gà cho thịt chắc, thơm ngon”, anh Văn cho biết.

Một ngàn con gà đầu tiên thành công, Văn tiếp tục nhân rộng đàn gà lên. Trước đây, anh từng thử nuôi gà giống song thất bại. Do đó, anh tập trung vào gà thả vườn lấy thịt bởi nhu cầu từ thị trường luôn dồi dào, sức tiêu thụ lớn.

Văn tuổi gà [sinh năm 1993], anh chỉ học hết lớp 12, không qua trường lớp nào về nông nghiệp, chăn nuôi hay thú y. Nhưng như một cơ duyên, anh nuôi gà rất thành công. Bí quyết nào vậy? Văn cho hay, anh ăn cùng đàn gà, ngủ cũng nghĩ về gà. Anh đọc sách, học kinh nghiệm của người đi trước. Quan trọng nhất, tất cả những kiến thức anh có đều là kinh nghiệm từ thực tế, miệng hỏi - mắt nhìn - tay làm, học hỏi theo những cô chú bà con chăn nuôi như anh ở quê nhà.

Vốn chăm chỉ, thông minh, Văn học hỏi rất nhanh tất tần tật kiến thức về gà, từ những bệnh thường gặp, cách chích vắc xin tới cả cách giải phẫu cho gà, cách “đánh thuốc”. Văn ôm gà ra, tự tay mổ gà, học những người chú của mình cách nhìn nội tạng gà để bắt bệnh, mua loại thuốc phù hợp.

Nhìn màu sắc ruột của gà, manh tràng hay cuống họng con gà, Văn đều biết gà đang bệnh gì. Đồng thời, nhờ liên kết với nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, gà của anh được xét nghiệm H5N1 và được chích ngừa vắc xin đầy đủ, có giấy kiểm dịch trước khi xuất chuồng cho các bên thu mua. “Các bệnh thường gặp ở gà là cầu trùng, đường ruột, tả, bệnh ORT [bệnh hô hấp cấp tính khiến con gà như bị ho]. Tới giờ, tôi tự tin là có thể giải phẫu và chẩn đoán đúng tới 99,9% bệnh ở gà”, Văn nói.

Để được kết quả khả quan này, dĩ nhiên Văn đã trải qua nhiều thất bại. Sau lần nuôi 1.000 con gà đầu tiên thành công, anh bắt tay gầy dựng đàn thứ 2, gà gặp dịch tả, chưa biết cách cho uống thuốc. Sau một đêm, 300 con gà chuẩn bị xuất chuồng lăn đùng ra chết. Hay có đợt, thương lái thu mua chậm, tới hơn 4 tháng mới có thể bán được gà [bình thường là 3 tháng 10 ngày], trong khi vẫn phải cho gà ăn mỗi ngày khiến anh bị lỗ vốn. Những kinh nghiệm xương máu đều giúp Văn dạn dày hơn trong quá trình làm chủ.

Tới nay, sau 7 năm chăn nuôi, trên 8.000 m2 trang trại ở ấp Thanh Trung, trung bình Văn nuôi 10.000 con gà mỗi đợt. Có thời điểm cao nhất, anh nuôi tới gần 20.000 con. Anh trở thành thành viên câu lạc bộ chăn nuôi gà của xã, được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học - Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “gà thả vườn Thanh Lương”.

Năm 2019, trại gà của Văn nuôi hơn 48.000 con gà, doanh thu đạt 4,896 tỉ đồng, lợi nhuận đạt 960 triệu đồng.

Năm 2020, số gà nuôi ít hơn một chút do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên gà thịt tiêu thụ chậm hơn, song vẫn đảm bảo doanh thu và lợi nhuận để có thể trả lương cho 2 lao động làm toàn thời gian và 5 nhân công thuê theo thời vụ. Cũng năm này, anh vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của của T.Ư Đoàn cho những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp.

Không chỉ nuôi gà thả vườn, Văn còn học theo cha mẹ, cô chú nghề nuôi heo thịt. Hiện tại, trại nuôi 100 con heo. Chàng trai 28 tuổi đang tìm hiểu để tự sản xuất thức ăn cho gà, heo. Anh cho hay, đó là cách giúp chủ động, bình ổn giá thức ăn chất lượng cao cho đàn gia súc, gia cầm, từ đó doanh thu tốt hơn. Đồng thời, tận dụng nguồn phân gà, phân heo, Văn bón cho vườn tiêu, điều, cao su, keo... được trồng xung quanh trang trại. Những màu xanh no ấm cứ thế được nhân lên tốt tươi.

Tin liên quan

Từ A đến Z cách làm chuồng nuôi gà thả vườn cho bà con

Hiện nay chăn nuôi gà thả vườn đang là hướng phát triển kinh tế của bà con nông dân tại nhiều nơi. Để việc chăn nuôi thành công, ngoài yếu tố con giống, thức ăn chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh… thì bà con đặc biệt quan tâm tới cách làm chuồng nuôi gà thả vườn. Khi chuồng nuôi gà được xây dựng đúng kỹ thuật sẽ tạo ra nơi trú ẩn thoải mái và phòng dịch bệnh hiệu quả, giúp gà sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Cách làm chuồng nuôi gà thả vườn đơn giản

  • Vị trí xây dựng chuồng gà

Trong cách làm chuồng nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên cần chú ý tới đó là địa điểm. Khu vực làm chuồng trại phải cách xa đường giao thông, khu dân cư, trường học, bệnh viện, xa nguồn nước sinh hoạt và xa các khu chăn nuôi khác…

Bà con cần chọn vị trí đất cao ráo, diện tích đủ rộng để làm chuồng gà. Nơi làm chuồng phải có đủ nguồn nước sạch hoặc nước dự trữ cho gà uống, và cần chọn những nơi có đủ nguồn điện.

Ngoài ra, chọn cửa chuồng nuôi hướng Đông Nam để đón ánh nắng buổi sáng sớm, tránh các luồng gió gây hại, giúp chuồng gà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Nếu điều kiện không cho phép chọn hướng Đông Nam, bà con có thể chọn hướng Nam để làm chuồng.

  • Xác định kiểu chuồng nuôi gà phù hợp

Thiết kế chuồng nuôi gà nuôi trên nền: Tùy theo quy mô và phương thức chăn nuôi, giống gà chăn thả mà bà con lựa chọn kiểu chuồng nuôi cho phù hợp. Tuy nhiên cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Nền chuồng có thể láng xi măng hoặc lát gạch, giúp dễ dàng làm vệ sinh, sát trùng tiêu độc. Ngoài ra, nền cần phải có độ dốc thích hợp để thoát nước, không ẩm ướt, tránh bị chuột đào bới.

+ Diện tích chuồng tùy thuộc vào quy mô chăn thả, phải đảm bảo đủ độ rộng:

Ví dụ:

Chuồng nuôi gà con 10 – 12 con/m2
Chuồng nuôi gà dò 5 – 6 con/m2
Chuồng nuôi gà đẻ trứng giống 4 – 4,5 con/m2

+ Mái chuồng có thể làm bằng Fibro xi măng, tôn, ngói hoặc lá tranh, lá cọ giúp chống nóng vào mùa hè. Nếu lợp bằng lá cọ thì mái có độ nghiêng 45 độ, nếu lợp ngói thì độ nghiêng là 35 độ, còn Fibro xi măng hoặc tôn múi thì độ nghiêng là 16 đến 20 độ. Để tránh mưa hắt vào chuồng, bà con nên lợp quá vách chuồng khoảng 1 mét. Để thoáng khí, chuồng nên làm kiểu 2 mái sẽ thích hợp hơn.

+ Tường vách chuồng: Xây cách hiên 1 – 1,5 m, vách chỉ nên xây cao 30 – 40 cm còn phía trên dùng lưới thép hoặc phên nứa. Trường hợp tường vách được coi là tường bao thì phải có thêm cửa sổ để chuồng thông thoáng.

+ Đối với quy mô 1.000 con, kích thước chuồng tham khảo là 6 x 20 x 3 [m]. Chuồng có 1 hoặc 2 cửa cho gia cầm ra vào.

Chuồng gà xây đơn giản

+ Bà con nên ngăn chia chuồng gà thành nhiều ô, tùy vào diện tích, nhưng tối thiểu nên ngăn thành 2 – 3 ô để dễ dàng quản lý đàn gà, nhất là gà sinh sản. Sử dụng lưới thép hoặc nan tre, nứa để ngăn ô, tạo sự thông thoáng cho chuồng nuôi.

+ Hệ thống thoát nước: Để tránh chuồng nuôi bị ẩm ướt, dễ phát sinh dịch bệnh, bà con phải xây dựng hệ thống cống rãnh ngầm, và có đường thoát nước bên ngoài.

Kết cấu chuồng lồng:

+ Kích thước lồng: Bà con làm lồng cao 40-50 cm, chiều rộng 40-60 cm. Chiều dài tùy thuộc số lượng gà nuôi. Nếu dài 1,2 m thì nên chia làm 3 ngăn mỗi ngăn nuôi nhốt 3 – 4 gà đẻ

+ Đáy lồng: Bà con cần lưu ý làm đáy lồng đảm bảo chắc chắn, thoáng và dễ thoát phân gà. Có thể làm đáy lồng bằng kim loại như sắt, thép hoặc tận dụng thanh tre già vót tròn nhẵn rồi ghép thành tấm có khe hở 1.5 – 2 cm.

+ Vách lồng và nắp trên lồng bố trí bên ngoài trước cửa lồng.

+ Máng ăn máng uống bố trí bên ngoài trước cửa lồng.

Chú ý: Chuồng lồng có thể nuôi nhiều loại gà:

+ Nếu nuôi gà đẻ : Đáy lồng làm hơi dốc, nghiêng 10% [nhỏ] về phía trước, có gờ cong để thu trứng.

+ Nếu nuôi gà con: Đáy phải lót thêm lưới thép khe hở 1 cm, thên có lót giấy [sau 5 ngày nuôi phải thay đi]

Một số kiểu chuồng gà đơn giản

* Chuồng phải được vệ sinh khử trùng tiêu độc trước khi nuôi. Có thể dùng Formol 2% với liều 1ml/m2, Paricolin 0.05% hoặc disinfecton 0.05% trước khi bắt gà về nuôi từ 7- 15 ngày.

  • Cổng trại gà và khu vực xung quanh chuồng nuôi:

– Với cách làm chuồng nuôi gà thả vườn, cần chú ý phải có hàng rào bao quanh. Bà con có thể xây tường hoặc làm hàng rào lưới sắt, xung quanh chuồng trồng cây xanh để có bóng mát. Nếu xây nhiều dãy chuồng thì khoảng cách giữa các chuồng khoảng 25m.

– Đối với trại lớn cần chuẩn bị 2 hố sát trùng nhỏ để người chăn nuôi đi lại, 1 hố sát trùng lớn ở giữa dành cho xe ô tô vận chuyển thức ăn ra vào trại. Trại nhỏ kiểu nông hộ chỉ cần 1 hố sát trùng trước cửa chuồng. Hố sát trùng được đổ crezyle 3% hoặc vôi bột.

  • Chuẩn bị vườn thả [bãi chăn]

Kiểu chuồng có bãi chăn thả

– Bãi thả là nơi gà tự do vận động, tự tìm kiếm một số thức ăn, được tắm nắng để tạo vitamin làm xương rắn chắc. Gà sẽ tăng sức đề kháng, chất lượng thịt, trứng thơm ngon hơn.

– Diện tích bãi thả phải đủ rộng để gà vận động, mật độ trung bình 1 – 2 m2/con.

– Treo thêm máng ăn, máng uống để gà ăn bổ sung trong quá trình chăn thả [chú ý mưa ướt].

– Có thể thiết kế thêm khu vực tắm cát cho gà, kích thước khoảng 13 x 3 x 0,4 [m].

– Bãi chăn thả cần được san lấp bằng phẳng, dễ thoát nước, đảm bảo không bị đọng nước sau mưa.

– Trồng cây xanh để tạo bóng mát cho gà.

– Thường xuyên vệ sinh và khử trùng tiêu độc định kỳ đối với bãi thả.

  • Chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị nuôi gà

– Rèm che: Dùng vải bạt, bao tải, phên nứa… Che cách vách tường 20 cm phía ngoài chuồng nuôi, nhằm bảo vệ cho gia cầm tránh được mưa, gió rét nhất là ở giai đoạn gà nhỏ.

– Máng ăn: Trên thị trường hiện cung cấp nhiều loại máng ăn để bà con lựa chọn. Máng ăn cho gà cần đảm bảo dễ dàng vệ sinh, phù hợp với giai đoạn phát triển của gà. Vị trí đặt máng ăn cần khô ráo, tránh nước mưa, đảm bảo thức ăn không bị ẩm mốc.

– Máng uống: Tương tự máng ăn, dụng cụ này cũng được cung cấp rất nhiều. Bà con có thể mua được dễ dàng. Lưu ý lựa chọn loại phù hợp với cỡ gà đang nuôi. Bà con đặt máng uống cạnh máng ăn để gà có thể ăn và uống được tiện lợi, tránh đặt quá gần sẽ làm rơi nước vào thức ăn.

– Ngoài ra, bà con cần trang bị hệ thống sưởi ấm, lồng úm, dụng cụ sát trùng… đầy đủ.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách làm chuồng nuôi gà thả vườn. Chúc bà con chăn nuôi thành công!

Mời bà con và các bạn theo dõi video máy nghiền ngô vỡ mảnh 3A2,2Kw

Video liên quan

Chủ Đề