Cách làm xà phòng từ dầu ăn thừa

KHKT làm xà phòng từ mỡ dầu ăn qua tái chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  [320.56 KB, 13 trang ]

Đề tài :
LÀM SẢN PHẨM XÀ PHÒNG HOÀN CHỈNH TƯ
MỠ ĐỘNG VẬT, DẦU ĂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG
[ Lĩnh vực khoa học : Vật liệu sinh học]

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang là vấn đề vô cùng nhức nhối. Không
chỉ những thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày bị ô nhiễm mà ngay cả những sản


phẩm dùng trong chế biến như dầu ăn cũng bị làm giả, không đảm bảo vệ sinh,
chứa các chất độc hại có thể dẫn đến ung thư. Những loại dầu ăn được sử dụng quá
nhiều lần đến mức đen đặc lại được nhiều cơ sở tái chế lại với công nghệ siêu
bẩn sau đó lại trôi nổi trên thị trường.
Các chuyên gia cảnh báo, ăn thực phẩm chế biến từ dầu tái chế sẽ tích tụ
độc chất lại và khiến con người chết dần chết mòn với các nguy cơ ung thư, béo
phì, tim mạch
Theo tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực
phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ăn các loại thực phẩm được chế biến từ dầu
cống rãnh, cơ thể con người sẽ bị đầu độc dần dần.
Khi tiêu thụ, cơ thể con người sẽ tích tụ không biết bao nhiêu chất độc này có
thể gây các bệnh nguy hiểm. Con người tiêu thụ nó có thể không bị ảnh hưởng
ngay, bởi mỗi lần ăn với lượng không nhiều nhưng chắc chắn nó sẽ tích tụ lại và
gây nhiễm độc dần dần. "Cái gây chết dần chết mòn còn nguy hiểm hơn nhiều so
với những thứ có thể giết người ngay vì người dùng mất cảnh giác với nó, không
biết được những nguy cơ tiểm ẩn bên trong", chuyên gia về công nghệ thực phẩm
nhấn mạnh.
Phó giáo sư Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại


học Quốc gia Hà Nội cho biết, trên nguyên tắc dầu ăn chỉ được sử dụng một
lần. Dầu đã qua sử dụng không được phép dùng để chế biến thực phẩm. Thông
thường dầu mỡ ăn thải từ nhà bếp hay được thu gom từ cống rãnh nhà hàng, khách
sạn chỉ được sử dụng để chế biến thành các chất khác như cồn khô, dầu mỡ bôi
trơnDầu ăn đã qua chiên nấu nhiều lần, cộng thêm việc tái chế ở nhiệt độ cao
nên thành phần hóa học bị biến đổi, phân hủy thành nhiều chất gây hại sức khỏe,
nhất là các chất béo chuyển hóa [trans-fat]. Loại chất béo này vào trong cơ thể,
làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, béo phì, tim mạch phó giáo sư cho
biết. Theo một chuyên gia công nghệ thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh, độc chất
aflatoxin được tạo ra từ các loài nấm mốc thuộc giống Aspergillus, mọc trên các
loài ngũ cốc. Aflatoxin gây ra những tác hại rất lớn và hậu quả vô cùng nghiêm


trọng cho cơ thể của người và động vật như gây thương tổn tế bào gan, thận cũng
bị sưng to làm cho việc bài thải chất độc ra khỏi cơ thể trở nên hết sức khó khăn.
Độc chất này còn làm giảm khả năng đề kháng của động vật, ức chế hệ thống sinh
kháng thể, bào mòn niêm mạc của ống tiêu hóa do lớp tế bào niêm mạc bị chết đi
bong ra và khô lại, làm cản trở sự vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa...

Hình 1: Hàng trăm tấn dầu ăn tái chế từ rác thải cống rãnh tại Đài
Loan gây chấn động khắp nơi. [Ảnh: financet]
Những thực phẩm bày bán ngoài vỉa hè đa số không nhãn mác, không xuất xứ,
không chứng nhận sản phẩm an toàn thực phẩm nhưng các hàng quán vẫn ngang
nhiên bầy bán tràn lan, lại được nhiều người ưa chuộng vì ngon, giá lại rẻ.

Hình 2: Tái sử dụng mỡ rán có thể gây Hình 3: Nên dùng dầu ăn mới khi
hại sức khỏe người sử dụng
xào rán.
Với cách tiết kiệm để giảm chi phí tăng lợi nhuận, nhiều hàng quán dạo đã
tái sử dụng dầu ăn để chế biến nhiều loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng nghiêm

trọng đến sức khỏe người sử dụng.


Qua tìm hiểu, sau khi sử dụng dầu ăn để chiên, rán thực phẩm bán cho khách,
nhiều hàng quán đã tái sử dụng dầu ăn bằng phương pháp thô sơ. Khiến cho người
tiêu dùng khó có thể phân biệt được thực phẩm chiên, rán bằng dầu tái sử dụng.
Nhưng nếu quan sát kỹ thì những thực phẩm này, có mùi vị khác lạ, màu sắc bất
thường.
Mặt khác, trong gia đình chúng ta, việc xử lý dầu, mỡ thừa còn rất bất hợp lý.
[Số liệu bảng 1Qua điều tra đa phần người dân ủng hộ phương pháp xử lý dầu, mỡ
đã qua sử dụng mới, đó là tái chế lượng dầu, mỡ đã qua sử dụng này để tạo ra một
sản phẩm có ích cho đời sống, góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ con
người.
Vì vậy, cùng với mong muốn tận dụng để tiết kiệm, bảo vệ sức khỏe của con
người và môi trường, chúng em đã nảy ra ý tưởng nghiên cứu về một quy trình tái
tạo dầu ăn thừa để làm ra một sản phẩm có ích cho đời sống sinh hoạt của con
người với giá thành rẻ, đó là xà phòng.
2. Tính mới của đề tài
Từ trước đến nay, dầu, mỡ đã qua sử dụng thường được người dân tái sử
dụng, hoặc bỏ đi...
Để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ với số lượng nhiều đó chúng em đã
dùng, dầu, mỡ [ở trạng thái lỏng] đã qua sử dụng và một số các thành phần khác để
tạo ra sản phẩm xà phòng, dễ làm, rẻ tiền và đẹp có thể dùng trong cuộc sống
hằng ngày, góp phần tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường sống của con người
3. Tính thực tiễn của đề tài
- Tận dụng nguồn nguyên liệu dầu ăn thừa, tránh lãng phí và làm ô nhiễm môi
trường.
- Tương đối dễ làm, giá thành rẻ, có khả năng ứng dụng vào công nghiệp.
4. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho đề tài

tạo ra sản phẩm xà phòng rẻ, có tính ứng dụng cao.


- Ứng dụng vào trong thực tiễn để tạo ra sản phẩm xà phòng an toàn, hiệu
quả.
- Giúp chúng em bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, đảm bảo
tính ứng dụng thực tiễn và an toàn.
- Tạo ra sản phẩm xà phòng rẻ, có tính ứng dụng cao.
- Tận dụng, tiết kiệm nguyên liệu dễ kiếm có giá thành rẻ và tránh lãng phí,
góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người.
5. Giả thuyết khoa học
Dầu ăn, mỡ động vật đã qua sử dụng là chất béo ở dạng lỏng có chứa các acid
béo khi tác dụng với kiềm sẽ tạp ra phản ứng xà phòng hoá có khả năng tẩy rửa cao
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
6.2. Qui trình tạo ra sản phẩm nến làm từ mỡ, dầu ăn đã qua sử dụng.
7. Đối tượng nghiên cứu
Dầu mỡ đã qua sử dụng từ các hộ gia đình hoặc các nhà hàng quán ăn trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nghiên cứu lý thuyết:
- Tổng hợp các tài liệu liên quan, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
8.2. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, quan sát, ứng dụng.
8.3. Thống kê toán học.
9. Cấu trúc đề tài
Phần I: MỞ ĐẦU
Phần II: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Kết quả và thảo luận.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGH



PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
DẦU ĂN [ DẦU THỰC VẬT] và MỠ ĐỘNG VẬT
Mỡ động vật là chỉ chất béo ở thể rắn trong điều kiện phòng bình thường,
được chắt ra từ lớp mỡ dưới da của động vật. Những loại mỡ mà chúng ta ăn hàng
ngày thường là mỡ lợn, mỡ gà, Ngoài ra, mỡ bò, cừu, dầu cá, cũng có thể xếp
vào các loại chất béo động vật có thể ăn được
Dầu ăn được tinh lọc từ nguồn gốc thực vật, nằm ở thể lỏng trong môi trường
bình thường. Có khá nhiều loại dầu được xếp vào loại dầu ăn được gồm: dầu ô liu,
dầu cọ, dầu nành, dầu canola, dầu hạt bí ngô, dầu bắp, dầu hạt hướng dương, dầu
cây rum, dầu lạc, dầu hạt nho, dầu vừng, dầu argan và dầu cám gạo. Nhiều loại dầu
ăn cũng được dùng để nấu ăn và bôi trơn.
Thuật ngữ "dầu thực vật" được sử dụng trên nhãn của sản phẩm dầu ăn để chỉ
một hỗn hợp dầu trộn lại với nhau gồm dầu cọ, bắp, dầu nành và dầu hoa hướng
dương.
1.1.2 Thành phần cơ bản của dầu ăn, mỡ động vật
Triglyceride hay

còn

gọi

là

chất


béo

trung

tính

triacylglycerol,

TAG hay triacylglyceride là 1 este có nguồn gốc từ glyxêrin và 3 axit béo. Nó là
thành phần chính của dầu thực vật và mỡ động vật.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng xử lý mỡ, dầu ăn thừa sau khi sử dụng
Ở trong các hộ gia đình việc xử lý dầu, mỡ đã qua sử dụng còn rất bất hợp lý,
dầu ăn sau khi được sử dụng nhiều lần thường bị đổ ra môi trường xung quanh gây
ô nhiễm môi trường. Nhiều hộ gia đình còn tận dụng để sử dụng tiếp. Cụ thể, dưới
đây là bảng số liệu điều tra về thực trạng xử lý mỡ, dầu ăn đã qua sử dụng của 100
hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên:


Cách xử lý mỡ, dầu Việc sử dụng dầu, mỡ đã Suy nghĩ về việc tái Suy nghĩ về việc
ăn sau khi sử dụng

qua sử dụng làm nhiên liệu sử dụng dầu, mỡ đã tái chế dầu, mỡ đã
đốt của các hộ dân

qua sử dụng

qua sử dụng, tạo
ra 1 sản phẩm có


Đổ

Tận

Mục

Đã từng

Đã từng

Chưa Có

Không Có

ích hơn
Nên

đi

dụng

đích

sử dụng

sử dụng

từng

có


lợi

làm

nên làm

để

khác

nhưng

và có

sử

tái

hiệu quả

hiệu quả

dụng

sử

thấp

cao


%

%

2%

80 %

20 %

dụng
66 % 33 % 1 %

%

hại

Không

hại

87 % 11 %

Bảng 1: Số liệu điều tra về thực trạng xử lý mỡ, dầu ăn đã qua sử dụng.

Kết quả bảng số liệu trên cho thấy 1 thực tế rằng: Dầu mỡ sau khi dùng qua vài
lần, nhiều bà nội trợ thường có thói quen tận dụng để dùng lại mặc dù họ biết ro
tác hại của việc làm này đối với cơ thể. Một số người khác, không tái sử dụng,
nhưng họ lại đổ ra ngoài môi trường xung quanh [vì theo họ, đó là cách xử lý duy



nhất]. Những thứ dầu mỡ này ngấm xuống lòng đất và nguồn nước gây ô nhiễm
nặng nề.
Tuy nhiên, kết quả trên cũng cho thấy rằng, đa phần người dân ủng hộ phương
pháp xử lý dầu, mỡ đã qua sử dụng mới, đó là tái chế lượng dầu, mỡ đã qua sử
dụng này để tạo ra một sản phẩm có ích cho đời sống, góp phần bảo vệ môi trường
và bảo vệ sức khoẻ con người.
Ở các nhà hàng, quán ăn, dầu ăn sau khi được sử dụng được bán cho các
doanh nghiệp sản xuất lại nên không đảm bảo chất lượng và ảnh hưởng đến sức
khỏe.
1.2.2 Khả năng diệt khuẩn của dầu ăn, mỡ động vật khi phản ứng với kiềm
Dầu ăn, mỡ động vật khi phản ứng với kiềm tạo phản ứng xà phòng hóa khi
đó hợp chất của xà phòng có một là đầu hiđrocacbon kị nước, còn một đầu là
ion kim loại ưa nước. Đối với các vết bẩn, dầu mỡ bám trên mặt vải thì đầu kị
nước sẽ quay vào trong vết bẩn, đầu ưa nước hướng ra ngoài. Sau đó sẽ tạo
thành mixen là một khối dạng cầu có đầu ưa nước quay ra ngoài tách vết bẩn ra
khỏi bề mặt vải hay bề mặt da

CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TẠO KHỐI
NẾN [ĐẶC] TƯ MỠ, DẦU ĂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG


2.1 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu:
2.1.1 Nguyên liệu:
+ Mỡ, dầu ăn đã qua sử dụng.
+ Xút ăn da [NaOH].
+ Sáp ong.
+ Nước
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý thuyết: Tổng hợp các tài liệu liên quan, xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài.
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, quan sát, ứng dụng.
- Thống kê toán học.
2.2 Thiết bị, dụng cụ:
+ Lọ thuỷ tinh và ống hút chuyên dùng trong hoá học.
+ Bát sứ.
+ Đèn cồn.
+ Nước.
+ Khuôn [chén thuỷ tinh nhỏ].
2.3 Chuẩn bị nguyên liệu:
+ Mỡ, dầu ăn đã qua sử dụng được gạn bỏ bớt những mảng cặn bẩn, cháy đen
và mùi dầu mỡ bằng phương pháp thủ công.
+ Cho NaOH vào cốc thuỷ tinh.
+ Sáp ong bào nhỏ.
2.4 Phương pháp thực nghiệm:
Phương pháp lọc các tạp chất,lọc bỏ mùi chuyển màu dầu mỡ đã qua sử dụng
bằng xút [phương pháp này có trong công nghệ chế biến dầu ăn bẩn để bán ra thị
trường], sau đó chuyển thể dầu mỡ vừa lọc thành những khối đặc [hay dung dịch], tạo
hình và hoàn thành sản phẩm.
2.5 Nội dung thực nghiệm tạo sản phẩm xà phòng
* Tinh luyện dầu, mỡ đã qua sử dụng


- Đem xút [ NaOH] đổ vào nước, tỉ lệ [theo khối lượng] 1 xút : 2 nước, để 1
thời gian cho dung dịch nguội đi.
+ Sau đó cho dung dịch này vào hỗn hợp dầu mỡ đã qua sử dụng với tỉ lệ
[theo khối lượng] 3 dd xút: 20 dầu [mỡ] đã qua sử dụng, khuấy liên tục, đều tay.
+ Loại bỏ cặn bẩn dưới đáy, thu lấy phần dầu ăn sạch phía trên.
+ Lặp lại quá trình này nhiều lần.

+ Dùng than hoạt tính khử mùi dầu
* Cô đặc, tạo hình sản phẩm
+ Cho sáp ong vào bát sứ, cho lên nấu bằng đèn cồn cho đến khi tan.
+ Trộn mỡ, dầu ăn thu được ở quá trình tinh luyện với các nguyên liệu: sáp
ong,xút,nước theo nhiều tỉ lệ tạo thành các sản phẩm khác nhau

Mẫu Sp1
Ng.liệu

Sp2

Sp3

Sp4

Sp5

Sp6

Sp7

Sp8

Sp9

Sp

[50g] [50g] [50g] [50g] [50g] [50g] [50g] [50g] [50g] 10



[50
g]
Dầu,
mỡ bẩn
đã qua 40 [g]

30

45

40

30

..

...

...

..

..

tinh
luyện
Sáp ong

0


0

0

5

5

..

...

...

...

..

Nước

5

10

0

0

10


..

...

..

...

...

5

10

5

5

5

..

..

...

...

Xút


...

Bảng 2 : Khảo sát tỉ lệ các nguyên liệu làm nến từ dầu, mỡ bẩn

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khảo sát hiệu quả của sản phẩm xà phòng
3.2 Khảo sát khả năng đông đặc nhanh của từng sản phẩm

3.3 Hiệu quả kinh tế của sản phẩm
- Nguyên liệu chính [dầu ăn, mỡ động vật đã qua sử dụng] nhiều, dễ kiếm và
có thể thu mua từ các nhà hàng, quán ăn với giá thành cực rẻ.
- Giá xút [NaOH] dùng trong công nghiệp chỉ dao động từ khoảng 10000 vnđ
14 500 vnđ.
- Sáp ong là nguyên liệu phụ có giá rẻ.
- Giá bán dao động ở mức thị trường mà chi tiêu cho nguyên liệu và việc sản
xuất lại ít hơn nhiều => mang lại lợi nhuận cao.


KẾT LUẬN
1. Tận dụng được nguồn nguyên liệu là dầu mỡ đã qua sử dụng  thường
được coi là chất phế thải  để làm ra một sản phẩm hữu ích, có giá thành rẻ, góp
phần cải thiện môi trường, hạn chế việc tái sử dụng dầu mỡ đã qua sử dụng làm
thực phẩm.
2. Bước đầu đưa ra được quy trình làm xà phòng ở trạng thái rắn từ nguồn
nguyên liệu là dầu mỡ [ở trạng thái lỏng] đã qua sử dụng.
3. Bước đầu khảo sát và đưa ra được một số tỉ lệ thích hợp để tạo ra sản
phẩm xà phòng làm từ dầu mỡ đã qua sử dụng.
4. Làm được sản phẩm xà phòng dạng rắn trong thời gian ngắn, có thể
sáng tạo để tạo ra các sản phẩm xà phòng có hình khối đẹp, ngoài tác dụng sạch
khuẩn bảo vệ sức khoẻ còn có tác dụng trang trí,thoả mãn tinh thần

6. Kết quả của đề tài đã giúp chúng em tự tin hơn trong việc tìm tòi Nghiên cứu
khoa học, đây là bước tạo đà giúp cho chúng em say mê Nghiên cứu khoa học. Chúng
em mong rằng các cấp, các ngành quan tâm và tiếp tục duy trì sân chơi bổ ích này.
7. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ chúng em muốn góp một phần công sức của mình để
đa dạng hóa các sản phẩm từ sinh khối.
8. Đề tài của chúng em mới chỉ dừng ở việc sử dụng tạo ra sản phẩm xà phòng
ở dạng rắn, làm từ dầu mỡ đã qua sử dụng và các nguyên liệu rẻ tiền, rất mong được sự
quan tâm của các nhà sản xuất để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng; Các nhà
khoa học quan tâm hơn để biến các dầu mỡ đã qua sử dụng thành nhiên liệu có tính ứng
dụng cao trong cuộc sống.




Chủ Đề