Cách năm điều hòa không mệt

Trong thời tiết nóng bức này, việc thư giãn hay làm việc trong phòng máy lạnh là điều tuyệt vời. Nhưng sau khi đã hưởng thụ cảm giác mát lạnh, nhiều người lại cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi, thậm chí mắc nhiều bệnh khi hoạt động lâu trong môi trường máy lạnh. Hãy cùng tìm hiểu thiết bị điện lạnh này sẽ mang gây ra căn bệnh nào cho bạn nếu như quá lạm dụng nhé!

Nhiều người không chịu được cái nóng nên thường chọn việc ngồi cả ngày, thậm chí là khi đi ngủ vẫn mở máy lạnh. Điều này vô tình làm làm giảm khả năng thích ứng của cơ thể với sự biến đổi nhiệt độ của môi trường bên ngoài, dấn đến làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau.

Nhân viên văn phòng phải làm việc cả ngày dài trong phòng máy lạnh rất dễ bị mệt mỏi và mắc phải các bệnh liên quan

Việc ở trong môi trường không khí lạnh với độ ẩm càng giảm thường xuyên sẽ khiến da và niêm mạc đường hô hấp trở nên khô, giảm sức đề kháng với mầm bệnh, dễ bị kích ứng. Do đó, việc cơ thể mệt mỏi, suy nhược thần kinh là hoàn toàn có thể xảy ra.

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng máy lạnh và môi trường bên ngoài rất dễ gây sốc nhiệt

Chưa hết, sức khỏe còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng máy lạnh và bên ngoài quá cao. Nhiều người thường rời khỏi phòng máy lạnh đột ngột, khiến cơ thể chưa kịp thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ, gây sốc nhiệt, đặc biệt nguy hiểm cho những người bị tăng huyết, huyết áp thấp, thậm chí dễ dẫn đến tai biến.

Ngoài ra, ở trong phòng nhiệt độ lạnh kéo dài sẽ khiến cho các cơ bị co cứng, hoặc khi ngồi làm việc tại vị trí luồng không khí lạnh từ máy lạnh phả trực tiếp vào các vùng nhạy cảm của cơ thể như đầu, mặt, cổ, gáy dẫn đến tình trạng đau mỏi cơ khớp, đau cổ gáy, đau lưng. Phòng làm việc máy lạnh thường phải đóng kín cửa nên thiếu dưỡng khí và thừa thán khí, gây cảm giác ngột ngạt, khó thở, là nguy cơ gây nên các bệnh lý hô hấp.

Những căn bệnh hay mắc phải do ngồi phòng máy lạnh

Một số triệu chứng dễ thấy nhất chính là nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, gây ra phản ứng mất cân bằng thần kinh não. Chưa kể nhiệt độ máy lạnh thấp còn khiến bạn bị nhiễm lạnh, ho hay cảm cúm. Một số bệnh cụ thể thường gặp như:

- Viêm xoang: niêm mạc mũi rất dễ bị khô và kích ứng nếu ngồi máy lạnh thường xuyên, từ đó gây hiện tượng ngứa mũi và hắt hơi liên tục. Chỉ cần ngồi máy lạnh hơn 4 giờ, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng xoang, không khí lạnh dẫn đến xơ cứng các tuyến nhầy.

- Nhiễm virus: thiếu sự lưu thông không khí tự nhiên khi làm việc hoặc sinh hoạt nhiều giờ trong phòng máy lạnh là nguyên nhân gây ra sự truyền nhiễm virus như cúm, cảm lạnh thông thường... từ người này sang người khác.

Không gian máy lạnh rất dễ lây lan các loại virus cảm cúm từ người này sang người kia

- Da khô: đây là tình trạng thường gặp ở bất kì ai vì khả năng hút ẩm trong không khí của máy lạnh. Việc da bạn bị khô và bong tróc là dễ hiểu khi bạn dành quá nhiều thời gian trong phòng máy lạnh.

Da của bạn sẽ biểu hiện khô nứt nếu không cung cấp đủ nước trong phòng máy lạnh

- Khô mắt và các vấn đề về mắt: không chỉ da mà cả đôi mắt cũng không chịu được không khí khô của máy lạnh, từ đó gây ra triệu chứng ngứa, kích ứng và xu hướng làm cho kính áp tròng bị dính vào mắt. Máy lạnh cũng có thể làm trầm trọng thêm vấn đề về mắt như viêm kết mạc và viêm bờ mi.

- Viêm họng cấp tính: không chỉ ngồi lâu trong máy lạnh mà việc đi ra ngoài nóng vào phòng gặp lạnh đột ngột cũng rất dễ dẫn đến viêm họng đỏ cấp tính, loại bệnh chiếm tới 90% số trường hợp trong các loại bệnh viêm họng.

Khắc phục

- Nhiệt độ máy lạnh nên nằm ở mức từ 25 – 28 độ C theo khuyến cáo của bác sĩ. Nhiệt độ phòng lạnh và ngoài trời chỉ nên chênh lệch nhau 7 độ để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

- Nếu bạn vừa từ trời nắng trở về, người ra nhiều mồ hôi thì tuyệt đối không bước vào phòng máy lạnh ngay, cần ngồi lại một lát có ráo mồ hôi sau đó mới bước vào phòng lạnh. Sau khoảng 1 tiếng làm việc trong phòng máy lạnh, bạn nên ra bên ngoài để thay đổi không khí, lưu ý nên vận động cơ thể trong vài phút để tạo sự thích ứng mới ra hẳn bên ngoài.

Nếu cơ thể bạn đang ra quá nhiều mồ hôi thì tuyệt đối không vào phòng máy lạnh để tránh nguy hiểm cho tính mạng

- Uống nhiều nước ấm và đặt một chậu nước để đảm bảo độ ẩm cần thiết. Bổ sung các khoáng chất để tránh mất nước, khô da. Dùng thêm kem dưỡng da và giữ ẩm để bảo vệ da tốt nhất. 

- Không ngồi ngay vị trí luồng không khí lạnh từ máy lạnh thổi, đặc biệt là tránh hướng gió vào vùng đầu và gáy. Cần chú ý mặc ấm, giữ vùng cổ và hai bàn chân khỏi bị lạnh.

- Vệ sinh phòng máy lạnh cũng như máy lạnh thường xuyên để tránh sự phát triển của vi sinh vật. Không hút thuốc lá trong phòng lạnh. Nên để sẵn một số loại đồ ăn thức uống có tính chất giữ ẫm để phòng nhiễm lạnh như kẹo gừng, trà gừng, ô mai.

Máy lạnh và không gian đặt máy lạnh phải sạch thì mới tránh được các tác nhân gây bệnh từ vi khuẩn

- Thường xuyên thực hiện một số động tác như xoa nóng hai vành tai, dùng hai bàn tay đan vào nhau xát mạnh vùng gáy, xát hai bàn tay và hai bàn chân vào nhau cho ấm lên, tự hít thở thật sâu trong tư thế toàn thân thư giãn.

Nghẹt mũi, khô họng là những tình trạng thường xảy ra đối với một số người khi làm việc hoặc ngủ trog môi trường có máy điều hòa, máy lạnh. Vậy vì sao lại nằm máy lạnh, máy điều hòa lại dẫn tới tình trạng khô họng và nghẹt mũi như vậy. Cách nằm điều hòa không bi khô mũi, khô họng hiệu quả là như thế nào?. Hãy để Chuyển Nhà 24H mách bạn nhé!

Cơ thể bị mất nước

Khi ngủ máy lạnh qua đêm, cơ thể của bạn sẽ bị thiếu hoặc mất nước khiến cho tuyến nước bọt không tiết đủ để làm ẩm cho miệng & cổ họng.

Phòng không thông gió

Phòng bật điều hòa thường phải bịt kín những lỗ thông hơi, ngăn cách không khí ngoài trời và trong nhà. Do đó, không khí bị giữ lại trong nhà thời gian dài sẽ dễ tích tụ vi khuẩn và bụi bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Phòng không thông gió có thể khiến nằm điều hòa bị khô họng

Không vệ sinh hay bảo trì máy lạnh thường xuyên

Không bảo trì máy lạnh cũng là một nguyên nhân gây ra nghẹt mũi, khô họng. Vì không được bảo trì định kỳ nên bộ lọc không khí sẽ đóng bụi bẩn, sinh sôi nấm mốc, vi khuẩn,… Không khí sau khi đi qua máy lạnh sẽ đem theo bụi bẩn, vi khuẩn làm ô nhiễm không khí trong phòng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống, sức khỏe và đặc biệt là hệ hô hấp.

Mở miệng khi ngủ

Ngủ mở miệng có thể khiến tắc nghẽn mũi do vách ngăn của mũi sẽ bị lệch. Đây cũng chính là 1 nguyên nhân khiến bạn bị khô họng nghẹt mũi mỗi sáng.

Do độ ẩm trong không khí thấp

Nhiệt độ của máy lanh làm lạnh theo nguyên tắc hấp thụ nhiệt độ, bằng quy trình hoạt động để không khí đi qua nhiều lần bộ phần làm lạnh có nhiệt độ thấp. Độ ẩm bên trong không khi gặp nhiệt độ thấp sẽ hóa lỏng sau đó thông qua thiết bị dẫn nước của điều hòa thoát ra ngoài.
Vì vậy, khi mở điều hòa một cách liên tục, không khí sẽ bị khô và độ ẩm trong phòng máy lạnh [máy điều hòa] sẽ giảm xuống ngày càng thấp. 

>> Xem thêm: Nguyên Lý Và Chu Trình Làm Lạnh Của Máy Lạnh [Máy Điều Hòa]

Cách nằm điều hoà không bị khô mũi, khô họng

Làm tăng độ ẩm cho căn phòng

Để giúp tăng độ ẩm trong phòng máy lạnh bạn có thể đặt 1 chậu nước, khăn ẩm ở gần nơi bạn ngủ,… Hay đơn giản hơn là bạn có thể đặt chế độ Cool trên máy lạnh. Trong chế độ này, máy điều hòa sẽ làm giảm nhiệt độ trong phòng xuống, duy trì nhiệt độ & độ ẩm ổn định để bạn cảm thấy dễ chịu.

Xông hay tắm nước ấm – cách nằm điều hòa không bi khô mũi

Khi xông hơi hoặc tắm đều đặn không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp làm giảm tình trạng khô mũi hiệu quả.

Điều chỉnh nhiệt độ chênh lệch lý tưởng: từ 8 đến 10 độ C

Nhiệt độ chênh lệch giữa phòng máy lạnh so với bên không khí bên ngoài được khuyến khích thấp hơn hay cao nhất là khoảng 8-10 độ C. Ngoài ra, nên mở cửa phòng máy lạnh trong vài phút để cơ thể quen với nhiệt độ môi trường rồi sau đó mới đi ra ngoài.

Mở cửa sổ sau khi dùng máy lạnh – cách nằm điều hòa không bi khô mũi

Phòng máy lạnh cũng nên được thông gió, bạn nên mở cửa sổ 1 đến 2 lần trong ngày để phòng thoáng khí. Có thể mở các cửa sổ, cửa phòng & sử dụng quạt để thổi bay không khí từ trong ra ngoài.

Nên mở cửa sổ sau khi dùng máy lạnh

Thường xuyên tập thể dục và ăn uống điều độ

Bạn nên tập thể dục thường xuyên kết hợp cùng với việc ăn uống khoa học, tránh những loại thực phẩm độc hại để giúp nâng cao sức khỏe của bản thân.

Bật chế độ ngủ đêm, để máy hoạt động êm trong khi ngủ

Khi bật chế độ ngủ đêm, chức năng này sẽ tự động điều chỉnh máy điều hòa tăng nhiệt độ lên sau khoảng thời gian cố định. Để giúp nhiệt độ trong phòng phù hợp với thân nhiệt của người sử dụng, có thể khắc phục gần như hoàn toàn hiện tượng bị rét lúc nửa đêm. Từ đó giúp gia chủ ngủ ngon và sâu hơn cũng như giúp bảo vệ sức khỏe và hạn chế tình trạng đau họng, nghẹt mũi.

Uống nhiều nước lọc – cách nằm điều hòa không bi khô mũi

Uống nước lọc là một trong những cách đơn giản nhất để hạn chế tình trạng nghẹt mũi và khô họng. Lượng nước trung bình mà bạn cần là 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm nước ép trái cây, và bổ sung thêm rau củ vào chế độ ăn của gia đình.

>> Xem thêm: Cách Lắp Máy Lạnh Trong Phòng Ngủ An Toan – Khoa Học

  • Trong bữa ăn uống nhiều canh, ăn nhiều rau. Khi ở trong phòng máy lạnh xem ti vi, bạn nên hạn chế tối đa ăn đồ chiên xào.
  • Khô mắt. Bảo đảm ngủ đủ, không thức đêm. Đồng thời thay đổi thói quen dùng mắt. Khi bạn sử dụng máy vi tính phải nghỉ ngơi định kỳ, kiến nghị cứ cách 50 phút lại nghỉ ngơi khoảng năm phút, chú ý số lần và mức độ nháy mắt
  • Thường xuyên quét dọn phòng và vệ sinh máy lạnh sạch sẽ để giảm vi khuẩn, nấm mốc & bụi bẩn gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy cũng như sức khỏe của người sử dụng.
Một số lưu ý khi nằm điều hòa
  • Nên chọn dùng loại điều hòa có chức năng lọc không khí…
  • Một cách dùng máy lạnh sai khác nữa là chọn nhiệt độ xuống thấp hơn để bù cho những nguồn nhiệt bên trong phòng. Ví dụ: khi có ít người trong phòng thì nên đặt nhiệt độ là 25℃, khi có thêm người hay thêm máy bên trong phòng thì bật nhiệt độ 20℃. Việc làm này là không nên do máy lạnh sẽ tự điều chỉnh cơ chế làm lạnh phù hợp bằng cách chạy máy nén nhiều thời gian hơn, nghỉ ít hơn. Nếu máy nén cứ hoạt động liên tục mà không nghỉ có nghĩa là nó đã làm việc hết công suất rồi, nếu có chỉnh xuống 16℃ thì cũng không thể mát hơn tí nào. Khi máy điều hòa được chỉnh đến mực 160C [hay chỉnh mức thấp nhất cho phép] thì vô hình chung chúng ta đang ép máy lạnh phải hoạt động liên tục sẽ làm giảm đi tuổi thọ máy và gây lãng phí điện năng của máy.
  • Bạn nên bố trí và sắp xếp vị trí điều hòa sao để luồng khí của máy lạnh không thổi trực tiếp thẳng vào người. Đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi để giúp tránh gặp những vấn đề về sức khỏe như viêm phổi, ho hay khô nẻ da,…
  • Đuổi không khí tù đọng trong phòng bằng mở cửa, và bật quạt sau mỗi lần sử dụng điều hòa, cảtrước khi sử dụng điều hòa.
  • Đặt máy lạnh ở nhiệt độ ổn định, thích hợp trong suốt thời gian sử dụng.
  • Vệ sinh phòng điều hòa và máy lạnh thường xuyên.
  • Không nên để máy lạnh hướng trực tiếp vào vị trí nằm, hướng nằm.
  • Khô da: Ăn nhiều các loại hoa quả có thể phòng tránh khô da. Buổi sáng ngủ dậy ăn một quả táo hoặc 1 quả cà chua, vừa giúp bổ sung vitamin C, vừa bổ sung lượng nước đầu tiên cho cơ thể trong một ngày; Sau bữa com trưa nên ăn một quả chuối tiêu [chuối tiêu có tác dụng giúp nhuận tràng], vào buổi tối ăn một quả lê. Ngoài việc giúp chăm sóc da ra, còn có tác dụng bảo vệ cổ họng và phổi.

>> Xem thêm: Vị Trí Đặt Máy Lạnh Trong Phòng Khách Đúng Chuẩn Bạn Nên Biết

Gây viêm phế quản hay viêm họng

Hít thở lâu và nhiều trong điều kiện không khí lạnh khô của máy điều hòa khiến dễ bị viêm phế quản và viêm họng, thậm chí là cả viêm phổi. Điều này rất dễ xảy ra cho người già và trẻ nhỏ.

Gây mệt mỏi cho cơ thể

Bật máy lạnh suốt đêm khiến cơ thể ở trong tình trạng bị lạnh thời gian dài, và khiến các mạch máu co lại, lượng máu đến các cơ bị giảm lại do phải tập trung cho những cơ quan nội tạng quan trọng khác. Khi đó cơ bị thiếu oxy & dinh dưỡng nên bị co rút, gây nhức mỏi.

Nằm máy lạnh sai cách có thể gây một số bệnh

Làm ảnh hưởng xấu đến tim mạch

Hệ tuần hoàn, đặc biệt là cơ tim sẽ hoạt động nhiều hơn khi cơ thể bị lạnh, ngang ngửa với lúc chúng ta hoạt động mạnh. Ban đêm nhiệt độ xuống thấp cộng thêm việc bạn bật máy lạnh suốt khiến cơ thể dễ bị lạnh, bắt buộc tim phải hoạt động nhiều để bơm đủ lượng máu & oxy đến các cơ quan để làm ấm.

Gây rối loạn tiêu hóa và đau bụng

Nhiệt độ thấp khiến bạn rối loạn tiêu hóa và dễ bị đau bụng. Việc bật điều hòa suốt đêm sẽ khiến cho cơ thể nhiễm lạnh dẫn đến đau bụng. Cho nên ngủ điều hòa và bật quạt sẽ càng dễ khiến bạn dễ bị nhiễm lạnh & đau bụng hơn.

Làm suy giảm hệ miễn dịch

Nước là thành phần chủ yếu giúp duy trì hệ miễn dịch, lượng nước trong cơ thể bị tiêu hao, nghĩa là cơ thể sẽ càng trở nên yếu nhược. Do đó, bật máy lạnh suốt đêm sẽ khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng. 
Hy vọng với bài viết chia sẻ Cách nằm điều hòa không bi khô mũi, khô họng trên có thể mang lại những kiến thức hưu ích dành cho bạn. Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc hay có nhu cầu tháo lắp máy lạnh, hãy gọi ngay cho chúng tôi Chuyển Nhà 24H để được tư vấn miễn phí nhé!

>> Xem thêm: Có Nên Lắp Máy Lạnh Trên Tivi? Vị Trí Lắp Máy Lạnh Đúng Chuẩn

Video liên quan

Chủ Đề