Cách ngồi kiết già

Tư thế ngồi thiền chuẩn sẽ giúp bạn dễ dàng tập trung. Tư thế sai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng. Vậy làm thế nào để ngồi thiền đúng cách? Vị trí của tay chân như thế nào? Hãy cùng Wiki Hạnh Phúc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hashtag: #Thiền

Xem thêm:

>> 5 Quy tắc Thiền định cực đơn giản cho người mới bắt đầu

>> Thiền chú Om Mani Padme Hum | Thần chú uy lực vi diệu Phật giáo Mật Tông Tây Tạng

>> Thiền là gì? Người bình thường có thiền được không?

>> 6 Cách thiền cho người mới bắt đầu: Cách tìm điểm bắt đầu

Trước khi bắt đầu thiền, bạn cần tìm một nơi yên tĩnh để không bị quấy rầy. Phòng mà bạn tập luyện không nên quá tối hoặc quá sáng, quá nóng hoặc quá lạnh. Cần lựa chọn không gian như vậy, để vừa giúp bạn dễ tập trung, vừa tránh tiếng ồn, sự vật, sự việc làm bạn phân tâm trong lúc thực hành. Điều này đặc biệt quan trọng với người mới bắt đầu tập thiền.

Tư thế ngồi thiền chuẩn

[Nếu không tiện đọc bài, bạn xem video mình tổng hợp ở đây nha!]

MỤC LỤC

  • 1 Ngồi thiền đúng cách Tư thế chuẩn khi ngồi thiền
    • 1.1 Tư thế Kiết già Tư thế ngồi thiền đúng cách nhất
    • 1.2 Tư thế Bán Kiết già
      • 1.2.1 Vị trí đầu và cổ khi ngồi thiền như thế nào là đúng?
      • 1.2.2 Khi ngồi thiền nên nhắm hay mở mắt?
      • 1.2.3 Ngồi thiền đúng cách thì bàn tay để như thế nào?
      • 1.2.4 Hơi thở trong khi ngồi thiền như thế nào?
      • 1.2.5 Trạng thái tâm trí Điều cực kỳ quan trọng trong thiền định

Ngồi thiền đúng cách Tư thế chuẩn khi ngồi thiền

Các tư thế ngồi thiền thông dụng

Ngồi thiền đúng cách là khi bạn có thể ngồi thiền trong tư thế thoải mái nhất. Tuy nhiên, theo truyền thống, chỉ có tư thế kiết già hoặc bán kiết già thường xuyên được nhắc đến. Hay còn gọi là tư thế hoa sen và bán hoa sen. Tư thế này giúp thân ổn định, cân bằng. Không bị xao động nghiêng ngả theo bất kỳ hướng nào. Ta sẽ dễ tập trung hơn.

Nhưng hãy nhớ, bạn không nhất thiết phải bắt đầu với hai tư thế này ngay lúc đầu. Bởi, bạn cần thời gian nâng dần cấp độ.Tránh nản lòng khi mới luyện tập. Bắt đầu từ các tư thế thiền dễ đến các tư thế khó hơn.

Ngồi lên đệm tròn sẽ dễ dàng ngồi thiền chuẩn và lâu hơn

Đầu tiên, bạn ngồi trên một cái đệm dày và tròn [còn gọi là Bồ đoàn ]. Mục đích của đệm này là nâng hông, do đó buộc đầu gối chắc phải bắt rễ xuống sàn nhà. Bằng cách này, tư thế thiền của bạn sẽ được vững chắc, ổn định và thoải mái hơn.

Ngoài ra, bạn nên có một tấm thảm chữ nhật được đặt dưới vòng đùi lót đầu gối và chân. Loại đệm này gọi là Toạ cụ. Chúng sẽ giúp bạn đỡ đau đầu gối khi chạm xuống sàn trong thời gian dài.

[Sau khi biết được điều này, mình đã thử kê đệm cao hơn để ngồi. Quả nhiên, ban đầu hơi khó khăn khi bắt chéo chân. Nhưng về lâu dài, cách ngồi thiền này giúp mình cảm thấy thoải mái, an định, tập trung được lâu hơn].

>> Bản chất của thiền | Bí mật của thiền là gì?

Tư thế Kiết già Tư thế ngồi thiền đúng cách nhất

Đây là tư thế ngồi thiền chuẩn trong Phật giáo. Ở tư thế Kiết già, chân thuận đặt lên đùi chân không thuận trước, kéo vào thật gọn. Sau đó đặt chân còn lại lên đùi chân đối diện. Hai đầu gối chạm đệm. Lưng thẳng tự nhiên.

Tư thế thiền Kiết già tạo thành một khoá cứng. Giúp ngồi được lâu, không bị đau lưng. Ngoài ra, tư thế thiền chuẩn còn giúp tâm dễ an định, dễ nhập định.

Huyệt tam âm giao

Ngoài ra, khi ngồi thiền ở tư thế kiết già, xương mắt cá chân sẽ tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt Tam âm giao của chân còn lại. Điều này có nghĩa là trong suốt thời gian thiền, huyệt này được kích hoạt liên tục. Giúp ấn định cả tâm và thân một cách tự nhiên.

* Lưu ý:

Khi ngồi thiền, không nhất thiết phải giữ liên tục vị trí chân, tay. Bạn hoàn toàn có thể đổi vị trí hai chân trên dưới. Vừa đạt được trạng thái thân thoải mái nhất. Vừa giúp rèn luyện cơ thể cân bằng hơn.

>>Huyệt tam âm giao nằm ở đâu? Vàng mười của sức khoẻ

Tư thế Bán Kiết già

Tư thế thiền bán kiết già tức là một nửa của tư thế kiết già. Ta lấy bàn chân trái gác lên bắp vế phải, bàn chân phải ở dưới sàn. Hoặc ngược lại.

Phân biệt tư thế kiết già và bán kiết già ở vị trí bàn chân

Điểm quan trọng của tư thế này là giữ cho cơ thể thẳng đứng và cân bằng, cố gắng không nghiêng theo bất kỳ hướng nào, không phải hay trái, không tiến về phía sau và ngược lại.

Với cá nhân mình, thì tư thế kiết già sẽ giúp tâm dễ an định hơn. Vì khi ngồi bán kiết già, hoặc ngồi bình thường thì thân mình hay bị đung đưa, dao động. Cảm giác không vững chãi và dễ bị phân tâm. Thường về lâu dài, tư thế kiết già cũng giúp công phu tu tập của chúng ta nhanh chóng nhuần nhuyễn hơn.

>> 3 Lời khuyên về Cải thiện Thực hành Thiền đúng cách

Vị trí đầu và cổ khi ngồi thiền như thế nào là đúng?

Để tạo tư thế thiền chuẩn, bạn cần giữ lưng và cổ càng thẳng càng tốt. Kéo cằm xuống một chút để dựng cổ lên. Cố gắng đẩy bầu trời lên trên đỉnh đầu của bạn.

Tạo tư thế thiền đúng là tư thế giúp bạn thoải mái. Bởi vậy, đừng quá căng thẳng, cũng đừng quá thoải mái. Hãy tìm lấy sự cân bằng trong tư thế của bạn.

Giữ miệng khép lại trong suốt quá trình thiền. Răng chạm vào nhau. Lưỡi dựa trên mái vòm miệng, đằng sau răng.

Khi ngồi thiền nên nhắm hay mở mắt?

Theo truyền thống trong Phật giáo, đôi mắt được giữ mở trong suốt quá trình thiền định. Điều này ngăn người thiền mơ mộng hoặc buồn ngủ. Hướng tầm nhìn của bạn khoảng một mét phía trước trên sàn nhà. Sau đó, đôi mắt sẽ tự nhiên nghỉ ngơi ở vị trí nửa mở và đóng. Bạn có thể ngồi đối diện với một bức tường để tránh bị xao lãng bởi sự di chuyển bên ngoài.

Ban đầu khi mở mắt, bạn dễ mất tập trung nhưng khi chánh niệm đủ mạnh thì mở mắt bạn vẫn quan sát được các đề mục, không bị ngoại cảnh tác động.

Chú ý vào đôi mắt Đức Phật trong hình ảnh trên

Cũng không ở đâu cấm việc nhắm mắt khi thiền. Tuy nhiên, dù nhắm mắt dễ tập trung, nhưng lại dễ rơi vào trạng thái của tưởng. Khi nhắm mắt bạn có khuynh hướng nhìn thấy và ứng xử với cảnh ảo trong sự suy diễn khôn khéo của tâm. Bởi vậy, nên dễ bị dụ dẫn và phát khởi phiền não như suy nghĩ về quá khứ hay tương lai. Rồi lại suy diễn ra ý tưởng này, hình ảnh nọ và sống trong đó cho đến khi bạn chánh niệm tỉnh giác trở lại.

Nếu rơi vào trạng thái này bạn nên nhận biết chúng là suy nghĩ, là tưởng tượng, là phiền não. Nếu vẫn không thoát ra được bạn nên mở mắt ra.

Như vậy, nhắm mắt hay mở mắt khi thiền là tùy mỗi người và tùy trình độ tu tập.

? Hãy nhớ: Thiền không có một công thức cố định cứng nhắc. Bạn cứ thực tập và thấy phù hợp với mình là được!

Xem thêm: >> Kiềm chế cảm xúc | Cách điều phục cảm xúc mạnh

Ngồi thiền đúng cách thì bàn tay để như thế nào?

Trong Tư thế ngồi thiền chuẩn khi tay trái đặt trong lòng tay phải sao cho:

  • Lòng bàn tay hướng lên trên
  • Hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau tạo thành hình bầu dục
  • Hai cổ tay thả lỏng đặt trên đùi
  • Giữ vai thư giãn

Hơi thở trong khi ngồi thiền như thế nào?

Hơi thở là một phần quan trọng khi thiền định. Hít thở đúng chỉ có thể đạt qua tư thế đúng. Trong khi thiền, hãy giữ hơi thở nhẹ nhàng, tự nhiên. Miệng đóng lại. Hãy cố gắng thiết lập một nhịp điệu tự nhiên bình tĩnh, dài và sâu.

Điều quan trọng trong thiền định là: Không được kiểm soát hơi thở mà để nó tự nhiên. Cái chúng ta cần làm là quan sátchứ không phải kiểm soát nó.

Trạng thái tâm trí Điều cực kỳ quan trọng trong thiền định

Tâm trí là đối tượng quan sát chính trong khi thiền. Trạng thái tâm trí xuất hiện tự nhiên từ tập trung sâu vào tư thế và hít thở.

[Tham khảo:

>> Thiền có thể cho tôi biết điều gì về bản thân?

>> Bản ngã là gì? Đi từ chiết tự chữ Hán đến quan điểm trong Đạo Phật]

Thông thường khi thiền, tâm trí chúng ta sẽ xuất hiện các hình ảnh, tư tưởng và cảm xúc. Những dòng tư tưởng này vô cùng rất hấp dẫn. Chúng thu hút và cuốn chúng ta đi.

Nhưng!

Đừng theo đuổi chúng cũng đừng chiến đấu chống lại chúng. Càng cố gắng loại bỏ chúng, bạn càng chú ý nhiều đến chúng và chúng càng trở nên mạnh hơn. Chỉ để chúng tự nhiên, quan sát chúng đến rồi đi như những đám mây trên bầu trời. Không phán xét, không chối bỏ. Chỉ để biết và để trải nghiệm mà thôi.

Đừng theo đuổi những dòng tư tưởng, cũng đừng chống lại chúng

Thiền sư Taisen Deshimaru chia sẻ:

Chỉ cần ngồi, không tìm kiếm bất kỳ mục tiêu hay lợi ích cá nhân nào, nếu tư thế, hơi thở và tâm trí của bạn hòa hợp, bạn sẽ hiểu thật sự thiền là gì. Bạn sẽ hiểu được bản chất của Đức Phật.

Trên đây là các lưu ý về tư thế thiền chuẩn. Hy vọng những thông tin nho nhỏ này sẽ giúp bạn điều chỉnh tư thế khi thiền để đạt hiệu quả tốt nhất! Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết của mình! Để hiểu sâu hơn về Thiền, bạn có thể theo dõi chuyên mục #Thiền của mình.

Cầu chúc bình an và hạnh phúc sẽ đến với bạn và tất cả mọi người!

Thân ái,

Mình làJennytừ Wikihanhphuc.com

Ủng hộ mình tại fanpage:Wiki Hạnh Phúc Jennys.Rất vui khi có duyên được trò chuyện cùng bạn!

Xem thêm:

>> [Question] Khi nào tôi nên bắt đầu thực hành thiền định?

>> Luân xa là gì? Khai mở luân xa có nguy hiểm?

>> Hít thở trong yoga đúng cách Thở bằng cơ hoành

>> 6 Kỹ thuật để Duy trì Hiện tại

Video liên quan

Chủ Đề