Cách sử dụng máy khử rung tim

    Với mục đích sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp phát sinh với bộ nhân viên, học sinh cũng như khách thăm quan trường, vừa qua Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã trang bị máy khử rung tim ngoài tự động [Automated External Defibrillator, AED].

    Địa điểm đặt máy là tại văn phòng tầng 1 của nhà trường, nơi tất cả các sinh viên mỗi ngày đều có thể nhìn thấy, đồng thời cũng đặt biển báo để có thể nhận biết địa điểm đặt máy dễ dàng.

 

  Thiết bị AED [máy khử rung tim ngoài tự động] là một thiết bị y tế gây sốc điện cho tim khi tim bị co giật và mất chức năng bơm máu [rung tâm thất] và đưa tim trở lại trạng thái bình thường. Tại Nhật Bản theo thống kê năm 2010 của Sở cứu hỏa, trong số những ca ngừng tim do rối loạn nhịp tim gây ra có 85% đã trở lại với cuộc sống bình thường sau khi được cấp cứu bằng AED do người dân thực hiện.

    Nhằm phổ biến kiên thức mới liên quan tới AED nhà trường có tổ chức các tiết tập huấn sử dụng AED mô phỏng. Các cán bộ giảng viên của trường đã tích cực tham gia khóa học về cách sử dụng AED. Tại Khoa điều dưỡng của trường các sinh viên năm thứ 1 cũng đang được tham gia giờ học sử dụng AED này.

Bằng việc không ngừng cập nhật những kiến thức mới như sử dụng máy khử rung tim ngoài tự động, chúng tôi đang tích cực hướng tới mục tiêu đào tạo cán bộ y tế GIÀU LÒNG NHÂN ÁI biết quí trọng tính mạng con người.

Makino Yukari

****************************************************************************************************

Thông tin tuyển sinh năm 2019 Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

Tham khảo tại đây

Admin

Bạn có muốn đi du lịch trong khuôn viên Trường Đại học Y khoa Tokyo[THUV] không? Hãy đăng ký tham gia để trải nghiệm nhiều điều thú vị các bạn nhé! Chúng tôi luôn chào đón bạn!

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Rối loạn nhịp tim [khi nhịp đập trở nên nhanh hay chậm hơn] là một trong những nguyên nhân gây ra suy tim. Trong vòng 6-8 phút, tim sẽ ngừng đập hoàn toàn và gây ra chết não. Trong thời gian ngắn nhất phải thực hiện khử rung tim để hồi phục nhịp tim và cứu sống nạn nhân.

Khử rung tim là liên kết thứ 3 trong Chuỗi sinh tồn AHA [được đề cập trong phần hướng dẫn CPR]. Máy khử rung tim AED là thiết bị khử rung tim hiệu quả. Loại máy AED bán tự động thường được sử dụng rộng rãi tại các khu vực công cộng, giúp xác định tình trạng bệnh nhân và hướng dẫn thực hiện khử rung tim qua lời thoại.

Thực hiện quy trình PAAS theo hướng dẫn của máy:

  • Bật nguồn
  • Dán các điện cực lên ngực nạn nhân theo hướng dẫn
  • Phân tích nhịp đập
  • Sốc tim

Đọc tiếp

Trong những năm gần đây, tại hàng loạt các thành phố lớn trên thế giới như London [Anh], Vienna [Áo], Paris [Pháp] đã triển khai thành công dự án lắp máy khử rung tim tại nơi công cộng. Các địa điểm được lựa chọn là trường học, khu phức hợp thể thao, trung tâm mua sắm, nhà ga, nơi đông người - nhằm đưa con số 80% bệnh nhân tử vong do ngưng tim đột ngột hằng năm do không được cấp cứu kịp thời được giảm xuống.

Trong những năm gần đây, tại hàng loạt các thành phố lớn trên thế giới như London [Anh], Vienna [Áo], Paris [Pháp] đã triển khai thành công dự án lắp máy khử rung tim tại nơi công cộng. Các địa điểm được lựa chọn là trường học, khu phức hợp thể thao, trung tâm mua sắm, nhà ga, nơi đông người - nhằm đưa con số 80% bệnh nhân tử vong do ngưng tim đột ngột hằng năm do không được cấp cứu kịp thời được giảm xuống.


Máy khử rung tim

Máy khử rung tim hoạt động như thế nào?

Khi một nguyên nhân nào đó gây tình trạng ngừng tim đột ngột , máu không được đưa tới các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là não, động mạch vành, dẫn tới tai biến hoặc nguy hiểm hơn là tử vong do chết não. Lúc này, cần có một thiết bị hỗ trợ để giúp tim được co bóp trở lại.

Máy khử rung công cộng là thiết bị cầm tay nhỏ, được gắn ở những vị trí ai cũng có thể nhìn thấy được và dễ dàng sử dụng đối với tất cả mọi người. Thiết bị bao gồm một bộ phận có thể quét nhịp tim của người bệnh, từ đó gửi những tín hiệu tới bộ phận xử lý. Sau khi xử lý thông tin, bộ phận này sẽ truyền lại tín hiệu điện gây sốc nhằm khôi phục lại nhịp tim.

Cách sử dụng máy khử rung tim tự động

Thực chất, sử dụng máy khử rung tim công cộng không hề khó. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được thiết bị này bởi trong nó đã kèm bộ hướng dẫn bằng giọng nói.

Hướng dẫn sử dụng máy khử rung tim công cộng

 
  1. Đầu tiên, bạn lấy hộp thiết bị ra và quan sát kĩ hai miếng dán tại ngực cho bệnh nhân.
  2. Để lộ hoàn toàn phần da tại ngực bệnh nhân.
  3. Lấy miếng dán và dán vào vị trí tương ứng trên ngực. Chờ vài giây để thiết bị phân tích về nhịp tim của người bệnh xem có cần thiết phải thực hiện biện pháp sốc điện tim không?
  4. Nếu nút màu da cam hiện lên kèm theo tiếng bíp. Hãy nhấn tiếp vào nút sáng màu da cam đó.
  5. Trong lúc này, để bệnh nhân nằm thoải mái. Đặt hai tay lên ngực người bệnh và thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách nhân nút xanh đang sáng lên tiếp theo.
  6. Duy trì như vậy cho tới khi đội cấp cứu đến.

Ở các nước phương Tây, máy khử rung tim tự động đã trở nên phổ biến. Nhờ vậy, mỗi năm có không ít người bệnh được cứu sống, mức độ rủi ro người bệnh phải đối mặt sau những cơn đột quỵ, ngưng tim đột ngột hay rối loạn nhịp tim nguy hiểm… cũng được giảm đi đáng kể. Hi vọng, với sự phát triển chung của toàn xã hội, thiết bị này sẽ sớm có mặt rộng rãi tại Việt Nam.

Biên tập viên sức khoẻ Đông Tây

Bạn đang truy cập: Trang chủ

Đào tạo Các bài giảng Hướng dẫn sử dụng máy chống rung tim

Chủ nhật, 19 Tháng 6 2011 13:40 vietduc


A. Nguyên lý:Dùng 1 xung điện có điện thế lớn [7000-8000 volt] trong thời gian rất ngắn [0,03-0,10 s] phóng qua tim làm khử cực toàn bộ cơ tim, tạo điều kiện cho nút xoang trở lại nắm quyền chỉ huy toàn bộ tim. Hiện nay chỉ dùng dòng điện 1 chiều - an toàn và hiệu quả hơn dòng điện xoay chiều.

A. Nguyên lý:Dùng 1 xung điện có điện thế lớn [7000-8000 volt] trong thời gian rất ngắn [0,03-0,10 s] phóng qua tim làm khử cực toàn bộ cơ tim, tạo điều kiện cho nút xoang trở lại nắm quyền chỉ huy toàn bộ tim. Hiện nay chỉ dùng dòng điện 1 chiều - an toàn và hiệu quả hơn dòng điện xoay chiều.

B. Phương thức:

- Sốc điện không đồng bộ;- Sốc điện đồng bộ: xung được phóng ra vào thời điểm lựa chọn là sườn sau sóng R giúp tránh tình trạng xung phóng vào khoảng thời gian nguy hiểm trong chu kỳ tim [trước đỉnh sóng T] có thể gây rung/nhanh thất.Sốc điện có thể tiến hành trực tiếp trên tim khi mở lồng ngực [sốc điện trong lồng ngực] hoặc qua thành ngực [sốc điện ngoài lồng ngực].

C. Phương tiện:

Máy sốc điện bao gồm:1. Bộ phận tạo xung điện là 1 tụ điện tích điện từ nguồn điện xoay chiều có khả năng phóng ra được dòng điện với các tính chất mong muốn theo yêu cầu sốc điện.2. Bản sốc điện có kích cỡ thay đổi tùy sốc trong hay ngoài lồng ngực, người lớn hay trẻ em. Đối với người lớn sốc điện qua thành ngực đường kính cần 80 mm.3. Dây điện cực với 3-5 điện cực.4. Màn huỳnh quang [monitor] hiển thị sóng điện tim thu từ các điện cực hoặc bản sốc điện, các thông số kỹ thuật.5. Nút/phím chọn phương thức sốc điện đồng bộ [SYN = synchronization].6. Nút hoặc phím lựa mức năng lượng [tính bằng joules hoặc watt.s]. Các mức 5-50 J chủ yếu dùng cho sốc điện trực tirếp trên tim khi phẫu thuật mở lồng ngực; các mức cao hơn thường dùng cho sốc điện ngoài lồng ngực.7. Nút/phím nạp điện [CHARGE]8. Nút phóng điện.

D. Chỉ định:


1. Sốc điện cấp cứu:- Rung thất/nhanh thất vô mạch: sốc điện KĐB- Loạn nhịp nhanh [trừ nhanh xoang] có rối loạn huyết động: sốc điện ĐB.- Mức năng lượng đối với rung thất/nhanh thất vô mạch: 200J - 250-300J - 360J.- Cần thực hiện nhanh chóng, không cần gây mê, chống đông.2. Sốc điện có chuẩn bị:- Các loạn nhịp nhanh [trừ nhanh xoang] chưa có rối loạn huyết động không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác như thủ thuật cường phế vị, thuốc chống loạn nhịp.- Thực hiện sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, xem xét các yếu tố dự đoán khả năng thành công, bệnh nguyên nhân, thuốc chống đông. Cần gây mê ngắn khi sốc điện.- Phương thức: Sốc ĐB. Mức năng lượng thường thấp 25-200J.

E. Kỹ thuật:

- Vị trí đặt bản điện cực có thể đáy-đỉnh, bên-bên, trước-sau. Thường là đáy-đỉnh: bản điện cực “STERNUM” ở vùng dưới xương đòn P, “APEX” ở hơi phía ngoài mỏm tim.- Cần thoa kem dẫn điện đầy đủ, lực ép trên thành ngực phải đủ đảm bảo tiếp xúc tốt với da BN tránh sinh nhiệt quá mức gây phỏng da.- Tránh nối tắt do kem dẫn điện giữa 2 bản điện cực, không để phần da trần của BN tiếp xúc với các vật kim loại xung quanh như thành giường để đảm bảo hiệu quả của sốc điện.

- Cách ly tốt BN để tránh gây điện giật cho những người xung quanh. Tắt các khí dễ cháy nổ như oxy, ether ngay trước khi bấm nút phóng điện.



Viết Ý kiến bạn đọc


>

 

Video liên quan

Chủ Đề