Cách sử dụng máy truyền dịch TOP 3300

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH

- Đây là quy trình thường xuyên áp dụng trong khoa hồi sức cấp cứu

- Áp dụng cho các người bệnh cần đưa một lượng dịch lớn nhanh hoặc những người bệnh cần kiểm soát chính xác lượng dịch đưa vào cơ thể

- Kiểm soát lượng dịch truyền vào cơ thể người bệnh.

- Duy trì đường truyền với tốc độ thấp.

Không có chống chỉ định

1. Người thực hiện: điểu dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa hồi sức cấp cứu.

2. Phương tiện, dụng cụ

2 .1 Vật tư tiêu hao:

- Máy truyền dịch

- Dây truyền máy: 01 cái

- Cọc truyền

- Ba chạc: 01 cái.

- Panh vô khuẩn

- Găng sạch: 01 đôi.

- Khay quả đậu

- Khay chữ nhật

- Kéo

- Ống cắm panh

- Hộp chống sốc

- Bông

- Cồn 90 độ

- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

- Xà phòng diệt khuẩn.

- Mũ: 01 cái

- Khẩu trang: 01 cái

2.2. Dụng cụ cấp cứu: Hộp chống sốc gồm đầy đủ thuốc theo quy định.

3. Người bệnh: thông báo và giải thích cho người bệnh và gia đình việc sắp làm.

4. Hồ sơ bệnh án, phiều chăm sóc.

1. Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.

2. Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu.

3. Giải thích, động viên, thông báo cho người bệnh.

4. Giúp người bệnh nằm ở tư thế thích hợp, đo mạch- nhiệt độ- huyết áp.

5. Pha thuốc vào chai dịch theo chỉ định và treo lên cọc truyền.

6. Gắn máy truyền dịch lên cọc truyền, cắm nguồn điện vào máy, cắm dây truyền vào chai dịch, đuổi khí.

7. Ấn giữ nút POWER [Máy tự kiểm tra].

8. Nắp dây truyền vào máy, đóng cửa.

9. Đặt tốc độ truyền [ml/ giờ], đặt thể tích dịch truyền [ml] bằng phím [«» ] nhấn phím SELECT để chọn.

10. Sát khuẩn và kết nối với đường truyền đến người bệnh, nhấn phím START để bắt đầu truyền dịch.

11.Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay, ghi phiếu theo dõi truyền dịch.

12. Hoàn tất truyền dịch:

- Khi đèn COMPLETION nháy kèm chuông báo: ấn phím START/ STOP/SILENCE để tắt chuông cảnh báo.

- Ấn START/STOP/SILENCE 1 lần nữa để kết thúc quá trình truyền dịch.

- Ấn phím POWER để tắt máy, mở cửa máy, tháo bỏ đường truyền, vệ sinh máy và cất vào nơi quy định.

- Theo dõi các báo động của máy

- Theo dõi vị trí truyền

- Theo dõi người bệnh theo quy trình theo dõi chung.

- Theo dõi tai biến và biến chứng.

1. Đèn AIR nháy đỏ, chuông báo:

- Đuổi khí trong dây truyền.

- Lắp lại dây truyền vào máy cho đúng hoặc thay loại dây truyền khác.

- Mở máy và vệ sinh bên trong.

2. Đèn OCCLUTION nháy kèm chuông cảnh báo:

- Tắt máy và xử trí nơi bị tắc trên dây truyền.

- Mở khóa của dây truyền.

3. Đèn FLOW ERR nháy đỏ kèm chuông cảnh báo:

- Tắt chuông, đặt lại số giọt/ml thích hợp với dây truyền.

- Kiểm tra lại cách lắp bộ phận đếm giọt vào khoang đếm giọt.

- Thay dây truyền mới.

4. Đèn EMPTY nháy đỏ kèm chuông cảnh báo:

- Thay chai dịch mới.

- Xử trí nơi tắc nghẽn.

- Kiểm tra, lau bộ phận đếm giọt.

5. Đèn COMPLETION nháy vàng kèm chuông cảnh báo:

- Xóa tổng dịch nếu muốn truyền tiếp.

- Tắt máy nếu muốn kết thúc truyền.

6. Đèn DOOR nháy đỏ kèm chuông cảnh báo: đóng cửa bơm lại.

7. Đèn BATTERY nháy kèm chuông cảnh báo: cắm điện, nạp đầy ắc quy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo; [2006]; Kỹ thuật tiên bắp tiêm tĩnh mạch; Kỹ thuật điều dưỡng. Nhà xuất bản y học. Trang 163-17.

2. Ruth F. Craven; Constance J. Hirnle; [2007]; Intravenous Therapy; Fundamentals of Nursing, Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 604-639.

3. Paul Fullbrook; Doug Elliott; Leanne Aitken; Wendy Chaboyer; [2007]; Essential nursing care of the critically ill patient; Critical Care Nursing; Mosby Elsevier; pp 187-214.

Video liên quan

Chủ Đề