Cách sử dụng thuốc nhét hậu môn cho trẻ

  • Tin Tức & Sự Kiện
  • Sức khỏe và đời sống
  • ĐẶT THUỐC VÀO TRỰC TRÀNG ĐÚNG CÁCH

  • Viêm tai giữa
  • Tiêu chảy ở trẻ
  • Ho ở trẻ

Thuốc đặt hậu môn là loại thuốc sử dụng khá thông dụng, đặc biệt là dùng cho trẻ em. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và sử dụng đúng cách về loại thuốc này.

Thuốc đặt hậu môn [thuốc viên đạn]

Thuốc dùng đường hậu môn [thuốc viên đạn] dù không phải là đường sử dụng được lựa chọn đầu tiên, nhưng là đường thay thế đường uống có lợi trong nhiều trường hợp:

– Bệnh lý đường tiêu hóa: nôn mửa, phẩu thuật,…

– Hôn mê

– Trẻ em không chịu uống thuốc, người già,…

Mục đích sử dụng theo đường hậu môn nhằm:

– Tác dụng tại hậu môn: trị táo bón, trị bệnh trĩ, viêm nhiễm hậu môn,…

– Tác dụng toàn thân: thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc trị hen suyển,..

   Cách đặt thuốc vào hậu môn đúng cách:

– Rửa tay sạch bằng xà phòng

– Tháo bỏ bao thuốc.

Cách đặt thuốc hậu môn

– Đặt trẻ nằm nghiêng một bên ở tư thế gối gập vào bụng.

– Một tay giữ mông và bộc lộ vùng hậu môn. Tay còn lại nhẹ nhàng đặt thuốc vào hậu môn của trẻ. Cách hậu môn khoảng 1 cm, đầu nhọn vào trước. Khoảng cách này giúp thuốc hấp thu tốt nhất, thuốc không phải chuyển hóa qua gan].

– Sau đó khép giữ 2 nếp mông trẻ để thuốc không rơi ra ngoài trong 2 – 3 phút

  Những lưu ý khi dùng thuốc đặt hậu môn:

– Thuốc phải được bảo quản ở nhiệt độ lạnh khoảng từ 2oC – 8 oC cho tiện việc sử dụng. Tốt nhất trước khi dùng nên để vào đá hay ngăn mát tủ lạnh vài phút để bảo đảm đủ độ cứng, dễ dàng đưa thuốc vào trực tràng.

– Phải dùng đúng liều, không nên dùng đồng thời thuốc đặt có chung tác dụng với thuốc uống vì sẽ gây ngộ độc do quá liều.

– Thuốc đặt hậu môn có hiệu quả tương đương với thuốc uống tuy nhiên thời gian có tác dụng chậm hơn.

– Thuốc đặt hậu môn có thể gây ngứa tại chỗ, gây tiêu chảy nếu dùng nhiều lần hoặc khoảng cách quá gần.

   Những trường hợp sau không nên sử dụng thuốc đặt hậu môn:

– Không dùng thuốc đặt hậu môn cho trẻ đang bị tiêu chảy, viêm da vùng hậu môn – trực tràng, hoặc đang chảy máu hậu môn.

– Không nên dùng cho trẻ thường bị táo bón hoặc đang có bệnh lý vùng hậu môn vì ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc.

[Visited 6.480 times, 1 visits today]

  • Tags:
  • cách đặt thuốc hậu môn
  • Thuốc đặt hậu môn

Efferalgan đặt hậu môn là thuốc hạ sốt có thể sử dụng tại nhà, giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng.Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc  không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, hãy cùng các Dược sĩ Phan Tiểu Long tìm hiểu về cách sử dụng Efferalgan đặt hậu môn an toàn và hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Efferalgan đặt hậu môn là gì?

Efferalgan đặt hậu môn là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, giảm nhức mỏi cơ,… với hoạt chất là paracetamol.1 Thuốc có dạng bào chế là thuốc đạn, được sử dụng bằng cách đặt hậu môn. Khi thuốc được đưa vào cơ thể, thân nhiệt sẽ làm cho thuốc chảy lỏng và hoà tan trong niêm dịch. Từ đó, hoạt chất sẽ được giải phóng, hấp thu qua đường trực tràng và cho tác dụng toàn thân.2

Tác dụng của Efferalgan đặt hậu môn

Tác dụng

Efferalgan đặt hậu môn có tác dụng giảm đau nhẹ đến vừa và hạ sốt, đặc biệt khi trẻ khó sử dụng paracetamol đường uống [trẻ đang ngủ, nôn hoặc buồn nôn] hoặc trẻ có thể bị co giật do sốt.

Efferalgan đặt hậu môn giảm đau, hạ sốt cho trẻ em

Xem thêm: Viên sủi Efferalgan 500mg: những điều bạn cần biết

Ưu điểm của dạng đặt hậu môn

  • Thích hợp với người bệnh khó dùng paracetamol đường uống, ví dụ như: trẻ em sợ thuốc, người đang hôn mê, co giật hoặc đang có các triệu chứng buồn nôn, nôn,…
  • Dược chất tránh được sự phân huỷ bởi gan nên sinh khả dụng cao hơn đường uống.

Nhược điểm của dạng đặt hậu môn

  • Có thể gây kích ứng trực tràng.
  • Khó bảo quản ở vùng có nhiệt độ cao.
  • Cách sử dụng bất tiện.

Liều dùng của Efferalgan đặt hậu môn

Thuốc có 3 dạng phân liều khác nhau là 80 mg, 150 mg và 300 mg để điều trị thích hợp tuỳ theo thể trọng của từng trẻ.1

Efferalgan đặt hậu môn có 3 dạng phân liều khác nhau

Liều paracatamol tính theo cân nặng của trẻ được trình bày trong bảng sau. Lưu ý: Tuổi của trẻ chỉ để tham khảo, nếu không biết cân nặng của trẻ cần phải cân trẻ để tính liều thích hợp nhất.

Cân nặng [kg] Tuổi thích hợp Hàm lượng paracetamol [mg] Số viên thuốc mỗi liều dùng Khoảng cách tối thiểu dùng thuốc [giờ] Liều dùng tối đa mỗi ngày [viên]
5 –

Chủ Đề