Cách tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng

Ân tượng ban đầu chính là thương hiệu của bạn trong mắt người khác. Bạn nên tạo ấn tượng ở mọi nơi, mọi lúc và với mọi người để tạo thương hiệu và nó đặc biệt quan trọng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn xin việc. Bạn cần chuẩn bị gì để có được ấn tượng tốt nhất trong buổi phỏng vấn của mình?

Phỏng vấn luôn là khâu quan trọng trong vấn đề đi xin việc. Ứng viên có được đánh giá cao hay không đều phụ thuộc vào buổi phỏng vấn. Điều nhà tuyển dụng mong muốn tìm thấy ở ứng viên chính là ấn tượng ban đầu mà bạn đem lại. Do đó, để có thể tạo được “buổi ra mắt” ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn cũng nên cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng sau khi đi phỏng vấn. Việc làm tại Quảng Nam muốn chia sẻ với bạn những điều tạo nên ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn xin việc với nhà tuyển dụng.

Trang bị vững kiến thức về Công ty/Doanh nghiệp mà bạn muốn xin việc

Trong mỗi cuộc phỏng vấn, bao giờ nhà tuyển dụng cũng sẽ có những câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về công ty của họ. Câu hỏi này không chỉ đơn giản là xem bạn biết gì về công ty mà bạn muốn vào làm hay không, mà qua đó nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá sơ qua sự chuyên nghiệp ở bạn. Hãy tìm hiểu về nơi mà bạn đang muốn làm việc: công ty đó có hoạt động kinh doanh gì là chủ yếu, sứ mệnh của công ty đó là gì, mục tiêu đang hướng đến hay là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Vậy nên, đừng bao giờ chủ quan hay tự tin trả lời rằng được vào làm việc bạn sẽ tìm hiểu về công ty.

Hãy chuẩn bị cả kiến thức chuyên môn và kiến thức bên lề

Kiến thức chuyên môn là điều đương nhiên, đó là kiến thức về lĩnh vực liên quan đến vị trí mà bạn đang muốn ứng tuyển. Bạn phải thể hiện sự hiểu biết của mình về chuyên môn để cho nhà tuyển dụng thấy được tài năng và lý do nên tuyển bạn. Ngoài ra, bạn còn cần phải trang bị những kiến thức xã hội, kiến thức bên lề. Kiến thức xã hội sẽ là một phần quan trọng trong việc bạn có tầm nhìn như thế nào và mức độ quan tâm đến những sự việc xung quanh mình ra sao. Do đó, chỉ với kiến thức chuyên môn thì bạn khó lòng mà có thể tự tin nói rằng “tôi đủ khả năng cho vị trí đó”. Những điều nhỏ nhặt nhất trong buổi phỏng vấn, những kiến thức tưởng chừng không liên quan nhưng có thể là chìa khóa đưa bạn đến vị trí mình ứng tuyển.

Sự tự tin

Sự tự tin là một yếu tố khá quan trọng, nó quyết định giúp bạn có được điểm trong mắt nhà tuyển dụng

Sự tự tin là một yếu tố khá quan trọng, nó quyết định giúp bạn có được điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn nên nhớ rằng, dù bạn có thông minh và chịu khó đến nhường nào thì chẳng nhà tuyển dụng nào lại có thể giao một công việc quan trọng cho những người kém tự tin hay không dám thể hiện mình.

Phong thái tự tin được thể hiện qua hình thức, qua cách ứng xử của bạn bên cạnh sự tự tin về kiến thức chuyên môn. Bạn phải thể hiện được sự tự tin qua ánh mắt, qua cái cách bạn ngồi, cách di chuyển tay khi nói chuyện. Đây là điều mà Việc làm Quảng Nam nhận thấy có tính chất quyết định khá cao trong phỏng vấn.

Cách nói chuyện: Không nên thể hiện sự sợ sệt hay bối rối trong câu chuyện phỏng vấn bằng những đoạn ấp úng hay những câu từ lập đi lập lại quá nhiều lần. Bạn nên trả lời một cách chậm vừa phải, đừng quá nhanh khiến người nghe không kịp nghe hay khiến người khác nghe không kịp buộc bạn phải nói lại lần hai. Đối với những câu hỏi khó mà nhà tuyển dụng dành cho bạn, hãy biết ngưng tách câu trả lời phù hợp. Nói chậm nhưng không quá chậm, để nhà tuyển dụng vừa kịp nghe và hiểu, đồng thời bạn vừa có thể suy nghĩ thêm về câu trả lời.

Phong thái: Khi được mời ngồi xuống để phỏng vấn, hãy ngồi thẳng lưng đừng khom hay ngồi khép nép một bên ghế. Bàn tay nên để ngửa thể hiện sự chân thành trong cuộc trò chuyện. Đan các ngón tay vào nhau thể hiện bạn đang rất tự tin với cuộc phỏng vấn này. Ánh mắt tốt nhất là nên nhìn thẳng vào người phỏng vấn, làm sao để tạo nên sự thân thiện và nếu có nhiều người cùng phỏng vấn hãy cố gắng nhìn từng người khi trả lời. Không nên đảo mắt quá nhiều hay nhìn xuống phía dưới, điều này chỉ thể hiện bạn đang mất tự tin đối với buổi phỏng vấn này. Lâu lâu bạn nên nở nụ cười, có thể là lúc bước vào, lúc trả lời câu hỏi hay những câu hỏi vui trong buổi phỏng vấn. Bạn cũng có thể thể hiện việc hiểu vấn đề, bằng những cái gật đầu nhẹ với những câu hỏi của người phỏng vấn. Không nên thường xuyên gãi đầu hay gãi tai khi trả lời, nó sẽ khiến bạn mất điểm ngay lập tức với nhà tuyển dụng.

Trang phục

Trang phục dường như là yếu tố tạo thiện cảm đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng

Trang phục dường như là yếu tố tạo thiện cảm đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng. Lựa chọn những bộ trang phục lịch sự, thể hiện sự nghiêm túc của bạn dành cho công việc bạn đang mong muốn làm. Hãy lựa chọn những trang phục với gam màu sáng nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng thân thiện và dễ gần hơn.

Bên cạnh những yếu tố trên, khi vào phỏng vấn bạn cũng nên chú ý một số chi tiết nhỏ sau:

Nên ước lượng độ tuổi của người phỏng vấn để có cách xưng hô phù hợp. Trường hợp người phỏng vấn nhìn trẻ hay ngang bằng bạn, hãy xưng hô là anh/chị thể hiện sự tôn trọng bạn dành cho họ.

Hãy chú ý đến chỗ bạn ngồi, bạn nên kéo ghế ra ngồi nhẹ nhàng và xong cuộc phỏng vấn nên để ghế về lại chỗ cũ một cách ngay ngắn.

Vieclamquangnam.com.vn chúc các bạn có được buổi phỏng vấn thành công!

Khi nói đến các cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp, có vẻ như tất cả áp lực sẽ dồn lên ứng viên. Suy cho cùng, họ mới là người đang cố gắng để có được công việc. Tuy nhiên, họ không phải là người duy nhất cần biết cách tạo ấn tượng ban đầu, mà bạn với vai trò là nhà tuyển dụng cũng cần tạo thiện cảm để thu hút những ứng viên chất lượng nhất.

Là một nhân viên tiềm năng, ứng viên đều muốn làm việc cho công ty mà họ thích và ấn tượng của họ thường bắt đầu bằng cuộc phỏng vấn trực tiếp. Nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt với các ứng viên hàng đầu, hãy đảm bảo thực hiện các điều sau.

Luôn chuẩn bị trước

Cũng giống như cách mà một ứng viên xin việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi phỏng vấn, bạn cũng cần phải chuẩn bị. Điều đó có nghĩa là xem qua CV của ứng viên trước khi gặp gỡ để biết họ sẽ mang đến điều gì. Nếu bạn chỉ bắt đầu xem CV khi bước vào phòng phỏng vấn, nhiều khả năng ứng viên sẽ tự hỏi liệu có nên tin tưởng bạn hay không.

Ngoài ra, bạn cần dành cho mình thời gian nghỉ ngơi giữa các cuộc phỏng vấn [ít nhất là 10 phút] để giảm bớt áp lực và sẵn sàng cho ứng viên tiếp theo. Bằng cách hiểu rõ những gì đang nói và tập trung vào cuộc trò chuyện, bạn chắc chắn sẽ tạo được thiện cảm với các ứng viên hàng đầu.

Đừng bao giờ để ứng viên phải chờ đợi 

Bất kể ứng viên có trình độ hay kinh nghiệm đến đâu, thì cuộc phỏng vấn có thể là một trải nghiệm khó khăn đối với họ. Là một nhà tuyển dụng, bạn cần khiến họ cảm thấy thoải mái và thư giãn.

Đừng để ứng viên phải chờ đợi. Nếu họ đến đúng giờ thì hãy gặp họ ngay lập tức. Nếu vì lí do nào đó mà bạn bắt buộc phải để ứng viên chờ đợi, hãy mời họ một ly nước và luôn có lời xin lỗi ngay sau khi gặp mặt.

Luôn trung thực

Một điều khác sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với các ứng viên hàng đầu là trung thực về tình trạng hiện tại của doanh nghiệp. Thông thường, ứng viên đã thực hiện một số nghiên cứu trước khi phỏng vấn và sẽ biết liệu công ty của bạn có hoạt động tốt hay không. Nếu bạn nói dối về điều gì đó mà ứng viên đã nhìn thấy ở nơi khác, họ có thể tự hỏi liệu bạn có đang cố gắng che đậy điều gì đó hay không. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng cơ hội này để thảo luận về các bước bạn đang thực hiện để cải thiện hoạt động kinh doanh và điều mà bạn hy vọng công ty sẽ đạt được trong tương lai. Đây là cách tạo ấn tượng ban đầu với ứng viên hiệu quả nhưng vẫn thể hiện sự trung thực.

Đặt những câu hỏi quan trọng

Khi ứng viên được hỏi những câu hỏi cơ bản thường gặp trong mọi cuộc phỏng vấn, thật khó để họ có cảm giác mình được đánh giá cao như một nhân viên tiềm năng. Hãy đặt những câu hỏi cụ thể về CV và đưa ra các tình huống công việc mà ứng viên có thể kể về những kinh nghiệm trước đây của họ. Những câu hỏi cơ bản về việc ứng viên có thể làm theo hướng dẫn tốt như thế nào không khiến họ tin rằng họ được phỏng vấn vì kỹ năng của họ mà là chỉ lấp đầy một vị trí đang thiếu người đảm trách.  

Đặt những câu hỏi phỏng vấn hay khiến ứng viên có cảm giác được đánh giá cao về năng lực và kỹ năng.

Tắt điện thoại

Nếu điện thoại di động của ứng viên bắt đầu đổ chuông trong khi phỏng vấn, chắc hẳn bạn sẽ rất khó chịu phải không? Điều này cũng sẽ xảy ra tương tự đối với ứng viên. Nếu bạn nhận một cuộc điện thoại trong buổi phỏng vấn, họ sẽ có ấn tượng rằng bạn không ưu tiên cho quá trình tuyển dụng.

Việc nhắn tin hay gửi email trong cuộc gặp gỡ cũng sẽ làm gián đoạn kết nối của bạn với ứng viên, gây khó khăn cho việc nhận được câu trả lời chính xác và ảnh hưởng đến việc tuyển dụng đúng người.

Nói về lý do tại sao bạn thích làm việc ở đó

Hầu hết các ứng viên đều muốn mình sẽ được làm việc tại một công ty tuyệt vời, vì vậy điều quan trọng là phải đề cập đến mọi thứ bạn thích khi làm việc ở đó. Điều này không chỉ bao gồm việc nói về các lợi ích, mà còn là môi trường làm việc thân thiện, các cơ hội phát triển nghề nghiệp, lợi ích về sức khỏe, tính linh hoạt và văn hóa doanh nghiệp tổng thể.

Hãy tử tế và giúp đỡ các ứng viên khi họ mắc lỗi

Các ứng viên luôn lo lắng, thỉnh thoảng mắc lỗi, đi chệch hướng hoặc đầu óc trở nên trống rỗng là điều bình thường. Họ có thể rời cuộc phỏng vấn với suy nghĩ: “Đáng lẽ tôi nên nói như thế này”.

Hãy giúp đỡ họ nếu bạn có thể. Nếu ứng viên đang nói điều gì ngoài lề, hãy nhẹ nhàng ngăn họ lại và lặp lại câu hỏi. Nếu bạn đã đặt câu hỏi và nhận thấy ứng viên chưa hiểu, hãy hỏi lại nhưng theo một cách khác đơn giản hơn. Điều này sẽ giúp họ có ấn tượng tích cực về bạn cũng như văn hóa của doanh nghiệp.

Cảm ơn các ứng viên đã dành thời gian ứng tuyển

Cuối cùng, hãy cảm ơn ứng viên đã gửi hồ sơ và đến phỏng vấn, đồng thời cho biết khi nào họ sẽ nhận được phản hồi và các bước tiếp theo cần thực hiện là gì.

Đảm bảo rằng mỗi thành viên trong ban phỏng vấn đều nói lời tạm biệt và bắt tay ứng viên kèm theo một nụ cười, nếu là phỏng vấn hội đồng. Điều này giúp kết thúc cuộc phỏng vấn một cách tốt đẹp, thể hiện sự tôn trọng và cũng là cách tạo ấn tượng ban đầu với ứng viên đơn giản nhất. Mỗi hành động bạn thực hiện đều là yếu tố nhỏ giúp xây dựng một bức tranh về những gì ứng viên sẽ được đối xử khi làm việc với bạn và đội nhóm của bạn.

Huỳnh Trâm

Video liên quan

Chủ Đề