Cách trị sổ mũi, nghẹt mũi

Không chỉ lúc thời tiết thay đổi thất thường hay lạnh giá mà ngay cả những ngày nắng nóng oi ả, tình trạng chảy nước mũi, ngạt mũi cũng rất phổ biến. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống hô hấp đang “réo rắt báo động” một tình trạng viêm xoang. Vậy chữa chảy nước mũi, ngạt mũi trong những ngày hè kéo dài như thế nào? Câu hỏi sẽ được giải đáp ngay ở bài viết dưới đây.

1] Là triệu chứng khởi đầu của nhiều căn bệnh

Chảy nước mũi, ngạt mũi kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như bất tiện trong cuộc sống. Nếu không có biện pháp khắc phục thì các vấn đề nghiêm trọng rất dễ phát sinh.

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, giao thông tắc nghẽn hay hóa chất “bủa vây” cộng thêm thời tiết oi ả nóng nực khiến cho nhiều căn bệnh “mọc lên như cỏ dại”. Trong đó viêm xoang là tình trạng phổ biến gây nên nhiều bất cập trong cuộc sống thường ngày.

Hai triệu chứng này có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau, như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, polyp mũi, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,… Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố dẫn đến triệu chứng này, điển hình: stress, làm dụng thuốc thông mũi, không khí khô, cấu trúc mũi có vấn đề, tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, hóa chất,… Vì thế bạn nên thường xuyên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để phát hiện ra những triệu chứng khởi đầu.

Đặt khám hẹn trước tại Bệnh viện tuyến trung ương hoặc khám bệnh trực tuyến qua video call với các bác sĩ hàng đầu qua tổng đài 1900 638 367 hoặc đặt khám qua ứng dụng iSofHcare 

2] Mẹo loại bỏ triệu chứng chảy nước mũi, ngạt mũi

a. Vệ sinh mũi

Hàng ngày, ta phải tiếp xúc biết bao nhiêu loại môi trường khác nhau, có biết bao khói bụi, vi khuẩn len lỏi vào hệ hô hấp của bạn. Vì vậy, vệ sinh mũi thường xuyên là vô cùng cần thiết.

Các bước thực hiện:

- Dùng lọ nước muối sinh lý đóng chai chuyên dụng để rửa mũi hoặc nước muối tự pha theo tỉ lệ 9g muối: 1 lít nước.

- Bịt một bên mũi và xịt vào bên còn lại, xì nước ra. Sau đó đổi bên, mỗi bên thực hiện 2-3 lần.

- Thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 1-2 lần, sau khi ra đường về, trước khi đi ngủ, sẽ giúp bạn cải thiện bệnh rõ rệt.

b. Xông hơi

Cách làm này sẽ giúp làm loãng dịch mũi, từ đó giúp dễ dàng tống khứ bụi bẩn, vi khuẩn và dịch mũi ra ngoài giúp bạn dễ chịu và thoải mái hơn.

Bạn có thể sử dụng tinh dầu trong lúc xông hơi, như: tinh dầu bạc hà, tràm, bưởi, sả,… hay có thể dùng gừng giã nhỏ không những tăng hiệu quả trị bệnh mà còn giúp lưu thông mạch máu, tinh thần sảng khoái.

Thực hiện đều đặn mỗi tuần từ 2-3 lần, đảm bảo kết quả mang lại sẽ khiến bạn bất ngờ.

c. Massage cánh mũi

Việc massage hai cánh mũi vào mỗi tối giúp lưu thông tuần hoàn, tạo cảm giác thoải mái.

Cách làm: lấy hai ngón tay trỏ và giữa vuốt dọc nhẹ nhàng từ dưới lên dọc sống mũi, sau đó xoa tròn nhẹ nhàng hai cánh mũi. Thực hiện 10 lần dịch mũi sẽ tan ra làm hết cơn nghẹt mũi.

d. Chữa bệnh từ nguyên liệu nhà bếp

Theo các nhà khoa học, hành tây và tỏi được xem là kháng sinh tự nhiên có tác dụng trị cảm cúm, hỗ trợ trị nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Có nhiều cách để sử dụng, ví dụ:

- Băm nhỏ hành tây cho vào khăn mỏng, buộc kín và đưa gần mũi để ngửi

- Cắt lát hành và tỏi cho vào cùng với nước nóng và xông mũi

- Ngoài ra, đây là hai nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn, hãy đưa nó vào thực đơn hàng ngày.

e. Chanh tươi và mật ong - bộ đôi thần dược

Chanh tươi và mật ong là những nguyên liệu có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng vì vậy đây là cách chữa nghẹt mũi, chảy nước mũi tại nhà dễ thực hiện.

Cách làm: lấy một thìa mật ong, vài lát chanh và pha với một ít nước nóng. Uống vào mỗi buổi sáng sẽ giúp giảm tình trạng bệnh rỗ rệt.

f. Gừng - bài thuốc đơn giản, hiệu quả

Từ trước đến nay, gừng luôn là nguyên liệu quen thuộc tham gia vào nhiều “công trình” chữa bệnh và nghẹt mũi, sổ mũi cũng chẳng phải ngoại lệ.

Cũng giống như công dụng của nó, có rất nhiều cách sử dụng:

- Xông hơi

- Làm trà gừng

- Ngâm chân

- Tắm cùng gừng và nước ấm

- Dã nhỏ ngửi mỗi tối,…

g. Thay đổi từ những thói quen sống

Không cần gì xa xôi, chỉ cần gom góp những thói quen xấu mà ném thật xa và thêm vào đó hành động “healthy” sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh.

- Uống đủ nước, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học.

- Rèn luyện thể chất đều đặn như gym, yoga, thiền, chạy bộ,…

- Luôn mang theo ô dù, mũ nón, áo khoác tránh bị say nắng, cảm nắng.

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, điều hòa nhiệt độ.

- Sử dụng máy lạnh đúng cách.

- Hạn chế sử dụng chất tạo hương.

- Hạn chế ăn đồ lạnh, đồ cay nóng, chiên rán ngập dầu hay đồ ăn đóng hộp.

- Tiêm chủng theo khuyến cáo bộ y tế.

- Tránh tiếp xúc khói bụi, hóa chất, dị nguyên dễ gây dị ứng.

- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

- Không nên tắm sau 8 giờ tối.

Người ta thường xem nhẹ triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi vì nghĩ nó sẽ tự khỏi và không có gì đáng ngại. Tuy nhiên đây chính là sự khởi đầu cho nhiều căn bệnh nguy hiểm phía sau, nhất là vào thời tiết nóng nực như thế bệnh tật “như được chắp thêm đôi cánh”. Bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn nhé!

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi [chảy nước mũi] là những vấn đề thường xảy ra cùng nhau nhưng đôi khi xảy ra đơn độc.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân phổ biến nhất [xem bảng Một số nguyên nhân gây nghẹt mũi và chảy nước mũi Một số nguyên nhân gây ngạt mũi và chảy nước mũi ] là như sau:

  • Nhiễm virus Tổng quan về các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi-rút

  • Phản ứng dị ứng Tổng quan các rối loạn dị ứng và atopi

Không khí khô có thể gây tắc nghẽn. Viêm xoang cấp tính Viêm xoang ít gặp hơn, và một dị vật ở mũi Dị vật mũi là bất thường [và xảy ra chủ yếu ở trẻ em].

Bệnh nhân sử dụng thuốc co mạch mũi cho > 3 đến 5 ngày thường gặp ngạt mũi khi hết thuốc co mạch, khiến bệnh nhân lại tiếp tục sử dụng thuốc gây co mạch và tạo ra vòng luẩn quẩn của sự tắc nghẽn ngày càng tồi tệ. Tình trạng này [viêm mũi do lạm dụng thuốc co mạch] có thể tồn tại một thời gian và có thể bị giải thích sai như một sự tiếp tục của vấn đề ban đầu chứ không phải là hậu quả của điều trị.

Đánh giá

Lịch sử

Tiền sử của các bệnh hiện nay nên xác định tính chất của việc chảy mũi [ví dụ, nước mũi trong, chảy mũi nhày, mủ, hay lẫn mãu] và liệu chảy mủ là mãn tính hay tái phát. Nếu tái phát, bất kỳ mối liên hệ nào với vị trí bệnh nhân, mùa, hoặc sự phơi nhiễm với các chất gây dị ứng [nhiều chất] cần được xác định. Chảy mũi 1 bên, trong, đặc biệt khi bị chấn thương đầu, có thể là dấu hiệu bị rò rỉ dịch não tủy [cerebrospinal fluid - CSF]. Chảy dịch não tủy cũng có thể xảy ra tự phát ở những phụ nữ béo phì ở tuổi 40 của họ, thứ phát do chứng tăng áp lực nội sọ.

Khám toán thân nên tìm kiếm các triệu chứng của nguyên nhân có thể gây bệnh, bao gồm sốt và đau sọ mặt [viêm xoang]; chảy mũi trong, ngứa mắt [dị ứng]; và đau họng, sốt cao, sốt và ho [URI virus- nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus].

Tiền sử y khoa nên tìm các dị ứng đã biết và sự tồn tại của bệnh tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch. Tiền sử dùng thuốc co mạch mũi nên khai thác cụ thể về việc sử dụng thuốc.

Khám thực thể

Các dấu hiệu quan trọng được xem xét về sốt.

Khám tập trung vào mũi và vùng quanh xoang. Vùng mặt sẽ được kiểm tra tình trạng ban đỏ ở vùng xoang trán và xoang hàm trên; những khu vực này cũng được ấn các điểm đau xoang trán và xoang hàm. Niêm mạc mũi được kiểm tra về màu sắc [ví dụ đỏ hoặc nhợt nhạt], sưng tấy, màu sắc và tính chất chảy mũi và [đặc biệt ở trẻ em] có mặt của bất kỳ dị vật mũi nào.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Chảy mũi 1 bên, đặc biệt là nếu có mủ hoặc có máu

  • Đau sọ mặt, nhức vùng mặt, hoặc cả hai

Giải thích các dấu hiệu

Các triệu chứng và khám thường đủ để gợi ý chẩn đoán [xem bảng Một số nguyên nhân gây tắc mũi và chảy nước mũi Một số nguyên nhân gây ngạt mũi và chảy nước mũi ].

Ở trẻ em, chảy mũi mùi hôi gợi ý dị vật mũi Dị vật mũi . Nếu không có dị vật mũi nào được nhìn thấy, nghi ngờ là viêm xoang Viêm xoang khi bệnh chảy mũi mủ vẫn tồn tại > 10 ngày cùng với mệt mỏi và ho.

Xét nghiệm

Xét nghiệm nói chung không được chỉ định đối với các triệu chứng mũi cấp tính trừ khi nghi ngờ bị viêm xoang xâm lấn ở bệnh nhân tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch; những bệnh nhân này thường phải chụp CT. Nếu nghi ngờ bị chảy dịch não tủy, dịch mũi phải được kiểm tra sự có mặt của beta-2 transferrin, đặc hiệu cao đối với CSF.

Điều trị

Điều kiện cụ thể theo từng bệnh. Giảm nhẹ triệu chứng tắc nghẽn có thể đạt được bằng thuốc co mạch mũi hoặc đường uống. Thuốc co mạch mũi có chứa oxymetazoline, mỗi lần xịt mũi mỗi bên một lần/ngày hoặc hai lần trong 3 ngày. Thuốc thông mũi đường uống bao gồm liều pseudoephedrine 60 mg hai lần ngày. Sử dụng lâu dài nên tránh.

Chảy nước mũi do virut có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine [diphenhydramine 25 đến 50 mg uống hai lần ngày], được khuyến cáo vì các tính chất kháng hệ cholinergic của chúng không liên quan đến đặc tính kháng H2.

Chứng ngạt mũi do dị ứng và chảy nước mũi có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine; trong những trường hợp như vậy, thuốc kháng histamine không chứa chất kháng cholinergic [ví dụ, fexofenadine 60 mg uống hai lần ngày] nếu cần sẽ gây ra ít tác dụng phụ hơn. Corticosteroid tại chỗ [ví dụ, mometasone 2 xịt mũi mỗi lỗ mũi mỗi ngày] cũng giúp điều trị dị ứng.

Thuốc kháng histamin và thuốc co mạch mũi không khuyến khích cho trẻ em

Chủ Đề