Cách tự luyện nội lực

Nghe nhiều bạn dân ᴠᴠn..

Bạn đang хem: Cách luуện nội lực

muốn cú đấm của mình có nội lực,tôi không phải là môn đồ của ᴠᴠn..,ᴠới kinh nghiệm học ᴠõ của mình mình хin chỉ bạn 1 cách luуện nội công[không phải khí công],tuу lời lẽ hơi dài nhưng rất dễ thực hiện các bạn thử đi ѕẽ biết. Để có được 1 nội lực thực ra khá đơn giản nhưng mất một thời gian nhất định,khoảng nửa năm là có thể làm đối phương đau bụng,10 năm là co thể đánh ᴠỡ thận_1]trước hết bạn cần hiểu nội lực không phải là mấу môn khí công ăn thủу tinh haу môn ngạnh công chặt gạch Nội lực theo ý hiểu của tôi là 1 dạng lực có năng lượng truуền từ chân đến taу dùng các cơ chế đòn bẩу..ᴠ ᴠ các cơ chế nàу tự cơ thể bạn tạo dựng được tức là có thể tự thích nghi ᴠới chịu lực.nội lực [kình] có cách thức truуền lực bằng хương+cơ+gân [ngoại lực có cách thức truуền lực bằng хương],khi phát được nội lực thì các bộ phận khí phải đều ,phối hợp phải linh hoạt ᴠà chính хác._2]1 nguуên lí rất đơn giản của bộ máу ѕinh học con người là"khi 1 bộ phận nào đó chịu lực trong 1 thời gian dài[không cần chịu lực nặng] ᴠà đến khi quá trình chịu lực đó không làm bạn cảm thấу mỏi mệt,tức là cơ thể bạn đã điều hòa được hô hấp =>rồi điều hòa được tuần hoàn=>bộ phận đó của bạn ѕẽ có 1 nội lực _3]luуện nội lực phải luуện từ chân rồi đến eo rồi đến taу ᴠà cuối cùng là cả cơ thể+++]Sau đâу là 1 cách luуện nội lực của bản thân tôi"rất đơn giản ᴠà dễ thực hiện đồng thời ѕẽ mất 1 khoảng thời gian tập luуện chăm chỉA]Luуện Ý,luуện Thần:[luуện điều khiển hô hấp để kiểm ѕoát tuần hoàn=> bộ phận hoạt độn tốt,não có đủ minh mẫn để kiểm ѕoát hành động ᴠà tạo 1 phản хạ tiết kiệm năng lượng 1]bạn có thể tập ngồi thiền hít thở hoặc tập hít thở trước khi đi ngủ,bạn có thể làm theo cách ѕau đâу;a]nằm lên giường ᴠà thả lỏng cơ thể ᴠà cố gắng không ѕuу nghĩb]Chia cường độ khí của bạn ra làm 7 mức độ;_mức độ 1 ;trong 1 phút bạn hít khí đầу phổi 60 lần ᴠà thở ra cũng 60 lần[hít đầу phổi mất 0.5ѕ] hít khoảng 1 phút là đủ_mức độ 2;trong 1 phút bạn hít khí đầу phổi 40 lần ᴠà thở ra 40 lần[hít khí đầу phổi 1 lần hết 0.75ѕ] hít khoảng 20ѕ là đủ_mức độ 3;trong 1 phút bạn hít khí đầу phổi 30 lần ᴠà thở ra 30 lần[hít khí đầу phổi 1 lần hết 1 ѕ] hít khoảng 20ѕ là đủ_mức độ 4;trong 1 phút bạn hít khí đầу phổi 20 lần ᴠà thở ra 20 lần[hít khí đầу phổi 1 lần hết 1,25 ѕ] hít khoảng 20ѕ là đủ........_mức độ 7;trong 1 phút bạn hít khí đầу phổi 20 lần ᴠà thở ra 20 lần[hít khí đầу phổi 1 lần hết 2 ѕ] hít khoảng 20ѕ là đủ...hít đến đâу chắc bạn đã lăn ra ngủ rồi bởi ᴠì khi hít theo cương độ như thế đã điều hòa được tuần hoàn của cơ thể 1 cách khoa học ᴠà đâу cũng là 1 cách để chữa mất ngủ,khẳng định 99% làm cái nàу хong ѕẽ ngủ [ѕẽ mất khoảng 3 phút]2]dùng cách nàу nhanh hơn nhưng mệt tức là ""đưa cơ thể ᴠào trạng thái gâу mất ѕự kiểm ѕoát của bộ não;Cách 1:đứng các bộ tấn có lực đều lên 2 chân,kiểu đứng tấn của thiếu lâm đứng liền 2 tiếng [hành хác],đứng tấn đến 1 giai đoạn cơ không thấу mỏi tức là não bộ đã chịu được các phản ứng như đau đầu tróng mặt,lúc đó hô hấp ᴠà tuần hoàn đã hoàn thiện để giữ trạng thái đứng tấn không thấу mệtCách 2:nên làm hơn đó là đứng bằng 1 chân rồi chân kia để theo 1 hình khi đá ,đứng đến 1 giai đoạn nào đó thì các tác dụng đều có như ở cách 1 đồng thời hình đá ᴠà khả năng thăng bằng của bạn tăng caoB]Luуện chịu lực ;Luуện chịu lực cho chân[đâу cũng là 1 kiểu đứng tấn nhưng là dồn lực lên 1 chân];_bạn đứng như trong tư thế chiến đấu chân trước chân ѕau nhưng người ᴠẫn ᴠuông _chân ѕau trùng хuống dồn 70% lực cơ thể ᴠề chân ѕau,chân trước chịu 30% lực ᴠà hơi hơi cong tíđứng như thế 1 thời gian liên tục 1 tháng cách ngàу tập 1 lần,ѕau giai đoạn nàу bạn có thể dùng ᴠật đồ ᴠào người ᴠí dụ như tủ quần áo hoặc cái gì đó cao to nặng[ người cũng được].bạn đứng như ở trên ᴠà dùng taу trước để chịu lực đổ của ᴠật giữ như thế khoảng nửa phút thôi nếu ᴠật nặng trên 50kg,đứng như thế ѕau đó dùng ᴠai trước để chịu lực ᴠà giữ như thế,lúc nàу bạn đang rèn chịu lực cho hông eoC]luуện phát lực;đứng như khi đang luуện chịu lực,ᴠà bắt đầu ѕử dụng đến taуVd cụ thể nhé;đứng tấn như đang luуện chịu lực tức là chân trước hơi hơi cong,chân ѕau trùng chịu lực,taу trước là taу cũng phía ᴠới chân trước,làm liền 2 động tác nhé đó là chân ѕau đẩу người lên đồng thời taу trước đấm ᴠào bao cát,chân đẩу taу đấm để làm ѕao cho lực của bạn có thể mạnh nhất ,đổi lại chiều chân bên kia ᴠà làm tương tựphát lực 1 thời gian thì nó chính là 1 cú đấm có cả nội lực ᴠà ngoại lực đó rất đơn giản phải không các bạn ,tuу lời lẽ chỉ dẫn của tôi hơi dài,nếu bạn nào cho mấу cái chỉ dẫn đơn giản của tôi là ᴠớ ᴠẫn,bạn hãу đi hỏi thầу của bạn nhé..hehe

Trả Lời Với Trích Dẫn
Quick NaᴠigationDiễn Đàn - DiѕcuѕѕionTrở Lên TrênChức NăngDiễn Ðàn.:: THÔNG BÁO ::. .:: DIỄN ĐÀN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO ::.

Xem thêm: Tin Tức Mc Hà Cảnh 何炅 - Hà Cảnh [Người Dẫn Chương Trình]

.:: DIỄN ĐÀN ÂM NHẠC ::. .:: DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ ::. .:: CỘNG ĐỒNG ::.

Luyện nội lực sẽ làm cho khísung mãn, sức khỏe dẻo dai, bền bỉ, chủ động phát huy công lực, có khả năng chịuđựng những nhọc nhằn gian khổ trong cuộc sống...

Tác dụng của luyện nội lực cònlàm cho chuyển hóa cơ bản tăng cao, khả năng tích tụ thán khí Co2 nhiều hơn, khảnăng chịu đựng thiếu dưỡng khó ôxy cũng tăng lên, nhưng vẫn cảm thấy thoải máisau khi tập.

Nội lực có hai loại, một loại dobẩm sinh, một loại do quá trình tập luyện công phu mà có. Nội lực tiềm ẩn trongkhắp cơ thể. Thực tế đã chứng tỏ khi cấp bách buộc phải thoát hiểm trong lúcthập tử nhất sinh người bình thường không hề tập luyện gì cả, có thể nhảy quamột bức tường cao gấp đôi chiều cao của mình, vác vật nặng gấp đôi trọng lượngcủa mình, xô đẩy vật cản hàng trăm ký. Nhưng đây chỉ là hiện tượng nhất thờikhông lặp lại. Chính là vì trong lúc nhất thời này, toàn bộ nội lực đã được huyđộng và tập trung vào mục đích do ý chí, nghị lực điều khiển.

[ảnh minh họa]

Luyện nội lực là lặp đi lặp lạisự tập trung khí vào Đan điền [cái lò lửa của sự sống] để rồi khi cần tập trunglực thì có thể chủ động.

Phương pháp tập:

Tư thế ngồi bán già hay kiết già,đầu lưỡi đặt vào lợi hàm răng trên, hai tay buông lỏng, đặt hai bàn tay lên haigối, ngửa lòng bàn tay lên đầu ngón tay cái đặt vào gốc ngón tay đeo nhẫn.

Phương pháp thở:

Ba giai đoạn: Hít vào, ngưng thởnén khí, thở ra. Công thức là 1-4-2 tức là thời gian hít vào là 1, ngưng thở nénkhí là 4 và thở ra là 2. Giai đoạn ngưng thở kết hợp với gồng một số cơ nên thờigian này phải thích hợp với thể lực để không gây khó chịu, tức ngực và bị ngộphơi bắt buộc phải thở mau.

1- Giai đoạn hít vào: Đầu lưỡi đểlên lợi hàm răng trên. Hít vào từ từ nhẹ nhàng, khi hít vào tưởng tượng khí đitừ huyệt Ấn đường [nơi hài đầu lông mày giao nhau] rồi chạy xuống Đan điền, haibàn tay từ từ nắm vào lúc này tưởng tượng khí tụ đầy vào trong một quả bóng ởvùng bụng dưới, áp lực tỏa đều bên trong.

2 - Giai đoạn ngưng thở nén khí:Nắm chặt hai bàn tay, ngón tay cái vẫn đặt vào gốc ngón tay đeo nhẫn, gồng nhẹhai tay, hai vai, đầu hơi cúi xuống, các cơ ngực buông thả, gom khí vào Đan điềntưởng tượng sức mạnh toàn thân đều tập trung vào đấy, đồng thời nhíu hậu môn lạiđể khí tụ ở Đan điền.

3 - Giai đoạn thở ra: Buông lỏngcơ bắp, riêng hậu môn thì vẫn nhíu lại, tưởng tượng khí từ Đan điền theo Nhâmmạch qua hậu môn lên Đốc mạch qua Mệnh môn dọc lên cột sống, lên Đaị chùy rồiđưa lên dọc đốt sống cổ lên đỉnh đầu [bách hội] rồi xuống mũi và từ từ êm nhẹthở ra. Đồng thời thả lỏng cơ hậu môn. Như vậy là đã được một biến hay một chukỳ. Lại tiếp tục hít vào ngay mà không ngưng nghỉ. Tiếp tục tập cho đủ 24 biếnhay 24 chu kỳ.

Cần lưu ý khi tập, nội lực đượcqui về vùng bụng dưới [Hạ tiểu], khí tụ vào Đan điền và phần trên rốn vẫn khôngcăng thẳng. Tập trung ý cao độ vào Đan điền. Sau mỗi buổi tập cần hít sâu rồi xảdốc ra nhiều lần để thải thán khí. Bạn nên tập thường xuyên, mỗi ngày 1-3 lần.Nơi tập phải thoáng khí và yên tĩnh. Không tập khi no quá, hoặc khi say rượu.

Theo

Cuộc sống của chúng ta không chỉ được định hình qua những điều ta mong muốn mà phần lớn sẽ được quyết định qua những thử thách mà ta dấn thân. Nếu được đặt câu hỏi: ”Bạn mong muốn điều gì?”, dám chắc đại đa số câu trả lời sẽ dạng như: Thành công, giàu có, hạnh phúc,… một mẫu số chung khiến câu hỏi trở nên nhàm chán, vô vị. 

Có một câu hỏi thú vị hơn nhiều mà ta nên tự vài lần đặt ra: “Bạn chọn nỗi đau nào để nếm trải trong cuộc đời?”. Nỗi đau ở đây mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nó như một phép ẩn dụ về những va vấp giúp ta trưởng thành, chín chắn. Dù nỗi đau bạn chọn là gì thì thứ sức mạnh có thể giúp bạn tránh mọi tổn thương và vượt qua chúng chính là nội lực. Nắm giữ nội lực, một cách tự nhiên, chúng ta tiến đến hạnh phúc, thành công.

1. Nội lực là gì?

Nội lực là khái niệm không mới, nhưng hiện nay vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ và thống nhất. Với nhiều năm nghiên cứu và phát triển con người, Tomedu khái niệm hoá và phân tích nội lực trên nhiều khía cạnh, giúp chúng ta ý thức rõ ràng và nhận thấy được tầm quan trọng của nội lực trong cuộc sống.

Nội lực là tổng hoà của những yếu tố đem đến sức mạnh từ bên trong giúp con người kiểm soát được nội tâm, chế ngự được mọi nghịch cảnh, đem đến bình an và hiện thực hoá được điều mà ta tin tưởng, theo đuổi.

Những yếu tố cấu thành nên nội lực bao gồm:

1.1. Sự tỉnh thức [mindfulness]

Sự tỉnh thức là một trạng thái tinh thần [mindfulness] trong tâm lý học hiện đại, là chánh niệm trong Phật học. Trạng thái này đưa con người chú tâm vào chính mình trong giây phút hiện tại, tách mình ra khỏi những dòng suy nghĩ về quá khứ, tương lai và không đồng nhất mình với những cảm xúc tiêu cực của phiền não phát sinh. 

Sự tỉnh thức là trái tim của thiền tập, là cốt tuỷ của Phật giáo nguyên thuỷ. Và dù tu tập bất kì môn pháp nào trên con đường phát triển tâm linh thì điều kiện tiên quyết phải thực tập cho mình chính là chánh niệm.

Sự tỉnh thức giúp con người kiểm soát được nội tâm của chính mình thông qua việc quan sát suy nghĩ và những dòng cảm xúc nội tại. Khi đó chúng ta tự điều tiết khi nào cần nghĩ, khi nào cần tắt suy nghĩ để nghỉ ngơi. Có sự tỉnh thức ta mới nhận ra được những bất ổn từ bên trong và giúp chúng ta không đồng nhất với những bất ổn đó. Thực hành sự tỉnh thức bằng thiền chánh niệm là phương pháp kiểm soát tâm trí, chữa lành tâm hồn để cảm nhận được hạnh phúc đích thực. Phương pháp này được cả Đông và Tây y công nhận. Hiện nay, rất nhiều tổ chức lớn như Google, Facebook khuyến khích nhân viên thực hành thiền chánh niệm.

Xã hội hiện đại đã khiến con người lầm tưởng những giá trị vật chất, quyền lực, điều kiện bên ngoài mới đem lại hạnh phúc. Thế nhưng, những đấng giác ngộ của Đông lẫn Tây phương đều có một điểm chung rằng hạnh phúc đến từ bên trong. 

Rick Hanson, Tiến sĩ thần kinh, tâm lý học, sau nhiều năm nghiên cứu về trạng thái não bộ của con người, ông đã tìm ra ba cấp độ của hạnh phúc bao gồm: Hài lòng – Bình an bên trong – Sẻ chia.

Hạnh phúc thật ra không phải là đích đến mà là quá trình. Chúng ta không cần phải đợi có đủ điều kiện mới hạnh phúc. Hạnh phúc đơn giản là trạng thái nội tâm đủ tự do để cảm nhận sâu sắc phút giây hiện tại, tận hưởng những gì đang diễn ra ngay lúc này. Học cách buông xả để có sự hài lòng với những thứ mình đang có là cách chúng ta bắt đầu hạnh phúc. Bằng việc thực hành chánh niệm và thay đổi nhận thức theo triết lí Phật học, ta có thể khơi dậy năng lượng bình an, thảnh thơi, mời dậy những hạt giống yêu thương, từ bi trong tâm hồn. Đó chính là hạnh phúc đích thực chứ không phải bất kì điều kiện tiền bạc, danh vọng, quyền lực bên ngoài.

Một tâm trí sáng suốt, một tâm hồn lành lặn, hạnh phúc mỗi ngày là điểm tựa cho những sức mạnh từ bên trong.

1.2. Năng lượng 

Năng lượng ở đây là trường năng lượng sản sinh trong con người về mặt tâm lý – vật lý- sinh lý học. Năng lượng là yếu tố hàng đầu tạo nên nội lực vì không có năng lượng chúng ta giống như một cỗ máy tính hết pin, không thể làm bất cứ điều gì dù nhỏ nhặt nhất như đi lại, ăn uống.

Năng lượng của con người được tạo sinh dưới hai dạng, năng lượng thể chất và năng lượng tinh thần. Năng lượng thể chất được hình thành thông qua những phản ứng hoá sinh của cơ thể trong quá trình vận động và hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên, thứ sức mạnh có được từ năng lượng tinh thần mới là điều ta nên chú trọng. Năng lượng tinh thần sẽ cộng hưởng với năng lượng thể chất và mang đến cho chúng ta loại sức mạnh có thể vượt xa những gì ta có thể tưởng tượng.

Năm 2016, một cô bé 19 tuổi người Mỹ, Charlotte đã đột nhiên có thể nhấc bổng một chiếc ô tô hãng GMC trong một tai nạn tại nhà cô bé. Chiếc xe đã đè lên người bố của Charlotte khi ông đang sửa xe. Cô bé vốn chỉ 54kg, vì cứu sống bố và ngôi nhà trước nguy cơ bốc cháy mà bỗng dưng có sức mạnh phi thường.

Năm 2017, một cậu bé 11 tuổi người Mỹ, Andrewz thoát chết một cách thần kì khi bị 400 con ong đốt cùng lúc. Điều thú vị là theo Andrewz, người vốn mê truyện tranh Bảy viên ngọc rồng [Dragon ball], sức mạnh giúp cậu bé chống chịu khi bị ong đốt chính là “siêu năng lực vận công” do em tưởng tượng ra giống như nhân vật chính Vegeta [Ca Đích] của bộ truyện.

Đây chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp con người có thể đột nhiên sở hữu năng lực siêu nhiên mà ở trạng thái bình thường không thể có và khoa học cũng chưa thể giải thích. Năng lực này sẽ mất đi khi người đó không còn ở trong hoàn cảnh nguy khó cũng như không luyện tập. Nếu có luyện tập thì con người có thể sở hữu những năng lực siêu nhiên. Điển hình như nhà tâm lý, chuyên gia trị liệu bằng biện pháp thôi miên Alex Lenkei đã tự thôi miên để khiến cơ thể trải qua một cuộc phẫu thuật tay mà không cần thuốc giảm đau. Herbert Benson, phó giáo sư y học tại trường y Harvard đã khám phá ra thông qua thiền định mà các tu sĩ ở dãy núi Hymalaya có thể tăng nhiệt độ tay chân lên thêm 17 độ để chống trọi với giá rét ở dãy núi cao nhất thế giới. Còn rất nhiều trường hợp với những năng lực siêu nhiên do hoàn cảnh hoặc luyện tập ở nhiều nơi trên thế giới khác mà chúng ta có thể biết thông qua một cú click chuột. Thông qua đó, con người đã ý thức được những sức mạnh tiềm ẩn vô hạn mà mỗi cá nhân có thể sở hữu, quan trọng là chúng ta có thể tiếp cận và đánh thức chúng dậy hay không.

Nghiên cứu về mối quan hệ mật thiết giữa suy nghĩ, tâm thức tạo sinh ra trường năng lượng như thế nào và chúng có tương quan ra sao đến tinh thần và sức khoẻ con người, năm 1995 David R.Howkins đã giải thích tất cả thông qua tác phẩm “Power & Force” [trường năng lượng với đời sống con người].

Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, giảng viên tâm linh người Mỹ David R.Howkins đã nghiên cứu và trình bày về thang năng lượng con người [từ 1 đến 1000] ứng với sự phát triển tâm thức, nhân cách. Trên thang đo này, sự nhục nhã, dằn vặt nằm dưới đáy với tần số rất thấp 20, 30. Can đảm ở mốc 200, tình yêu là 500. Rung động ở tần số 700 – 1000 là sự giác ngộ, từ bi, tần số của những bậc vĩ nhân hay những đấng tối cao tâm linh.

Cấp độ

Tần số sóng

Cảm xúc

Giác ngộ

700 – 1000

Khó tả được

Bình An

600

An lạc

Niềm vui

540

Thanh thản

Tình yêu

500

Yêu thương

Lý trí

400

Sáng suốt

Chấp nhận

350

Tha thứ

Sẵn sàng

310

Lạc quan

Trung dung

250

Tin tưởng

Can đảm

200

Khẳng định

Kiêu hãnh

175

Khinh rẻ

Giận giữ

150

Thù ghét

Ham muốn

125

Thèm khát

Sợ hãi

100

Lo âu

Đau khổ

75

Ân hận

Thờ ơ

50

Tuyệt vọng

Dằn vặt

30

Đổ lỗi

Nhục nhã

20

Hổ thẹn

Tần số >= 200: Sống tích cực – Tần số < 200: Sống tiêu cực

Theo Tiến sĩ, những người vô gia cư mà toả ra sự thất vọng, tự ti, buông xuôi sẽ có năng lượng chỉ ở quanh mức 20. Những người như nữ tu sĩ Thiên Chúa giáo Teresa, khi xuất hiện mang lại bầu không khí bình an, nhân ái là những người có mức năng lượng rất cao, khiến cho người xung quanh cảm nhận được và chịu ảnh hưởng theo.

Tiến sĩ Howkins đã kết luận trường năng lượng là chìa khoá cho sức khoẻ và hạnh phúc. Tần số năng lượng cao gắn với khoẻ mạnh, hạnh phúc còn tần số năng lượng thấp gắn với bệnh tật, tự huỷ hoại, thậm chí là cái chết. Ông đã kiểm chứng trên hàng chục nghìn trường hợp và kết quả đều thống nhất chứng minh điều đó. Vì vậy ông khuyên mọi người rèn luyện tâm thức, luôn suy nghĩ lạc quan, yêu thương, sống có chánh niệm sao cho trường năng lượng ở mức 200 trở lên. Con người cần tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, đổ lỗi, chỉ trích bản thân hay người khác, thứ nhanh nhất dẫn đến bệnh tật, huỷ hoại. Mức 200 là mức đánh dấu phân chia giữa suy nghĩ tích cực và tiêu cực.

Ứng với trường năng lượng tinh thần con người này, rõ ràng những đứa trẻ sinh ra được vũ trụ ban tặng nguồn năng lượng tần số rung động cao với một trái tim đầy yêu thương, nhìn mọi thứ đầy lạc quan, trong trẻo. Trái tim ấy không hề có nhục nhã, dằn vặt, căm ghét, thù hận…Nhưng đi cùng năm tháng, cùng với tác động của ngoại cảnh, sự phát triển của định kiến và thiếu sự tỉnh thức mà rất nhiều người bị che mờ nguồn năng lượng đẹp đẽ ấy, sống trong phiên bản giới hạn của bản thân, trở thành một người rất bình thường. Trường hợp tệ hơn thì bị những tổn thương trong tâm lý, đánh mất chính bản thân mình và phải sống trong một phiên bản rất tệ hại cùng bệnh tật, khổ đau. Tuy nhiên, chỉ cần bạn có sự tỉnh thức và tin vào sức mạnh tiềm ẩn vô hạn của bản thân để rèn luyện tâm thức, trau dồi nội lực, bạn hoàn toàn có thể bứt phá để sống một phiên bản tốt nhất của bản thân trong khoẻ mạnh, hạnh phúc, thành công.

1.3. Động lực bên trong

Động lực bên trong là một yếu tố vô cùng quan trọng của nội lực vì đó là sức mạnh thôi thúc chúng ta hành động. Thông qua hành động, thế giới vật chất bên ngoài được tạo ra. Về bản chất thế giới bên ngoài là sản phẩm của thế giới bên trong.

Động lực bên trong được thể hiện dưới dạng: Ước mơ, mục tiêu, đam mê, khát khao, mong muốn…Trong đó, ước mơ chính là động lực lớn nhất kéo con người tiến lên, hành động, hoàn thiện mình, hoàn thành mọi kế hoạch mà chúng ta dự định.

Ước mơ là sứ mệnh mà vũ trụ đặt vào cuộc đời mỗi con người. Tìm được ước mơ của đời mình là chìa khoá để chúng ta tiếp cận được nguồn sức mạnh tiềm ẩn bên trong. Ước mơ sẽ dẫn dắt chúng ta hành động. Hành động theo ước mơ, bản thân chúng ta sẽ cảm thấy rất nhiều năng lượng, tinh thần phấn chấn, cảm nhận được niềm vui trong từng hành động. Dường như nguồn năng lượng tiềm ẩn mà vũ trụ ban tặng trong mỗi con người là để phục vụ ước mơ đó. Chính vì lí do đó, cuộc đời của những con người có ước mơ và hành động theo ước mơ rất thành công, hạnh phúc, rất khác với những người không tìm được ước mơ của cuộc đời mình.

Ước mơ có 6 cấp độ:

  • Ước mơ cho bản thân
  • Ước mơ cho người thân, gia đình
  • Ước mơ cho những người liên quan đến mình
  • Ước mơ cho cộng đồng, xã hội
  • Ước mơ cho nhân loại
  • Ước mơ cho hành tinh 

Những người thành công và có tầm ảnh hưởng toàn cầu như Bill Gate, Steve Job,…là những người có ước mơ tạo ra những thứ cải tiến, đóng góp cho xã hội con người văn minh, hiện đại hơn.

1.4. Chỉ số vượt khó AQ

Chỉ số vượt khó Adversity Quotient [AQ] thể khả năng vượt qua thử thách, đối mặt nghịch cảnh của một con người. Đây là yếu tố không thể thiếu hình thành nên nội lực của một con người. 

Những người có chỉ số AQ cao có đủ bản lĩnh để xoay chuyển tình thế khi khó khăn xảy đến. Đây là yếu tố quan trọng đem đến cho họ sự thành công so với những người thừa trí tuệ nhưng lại mau nản lòng.

Các chỉ số khác như thông minh trí tuệ IQ và cảm xúc EQ dường như là thiên phú, khó thay đổi. Tuy nhiên chỉ số vượt khó AQ thì lại khác, đây là chỉ số có thể luyện tập và nâng cao được. Đó cũng là lí do chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng và phát triển nội lực của mình. Một trong những cách hữu hiệu nhất để tăng chỉ số AQ chính là tự đặt mình vào thử thách để tôi luyện ý chí và bật ra những phẩm chất như kiên trì, quyết tâm, can đảm. Đây là những phẩm chất cốt lõi tạo nên sức mạnh nội lực của chính bạn.

2. Mối quan hệ giữa nội lực bản thân và 4 yếu tố khác

Con người là một chỉnh thể hoàn hảo cấu thành từ nhiều yếu tố, bên cạnh nội lực sẽ còn những yếu tố khác tác động qua lại ảnh hưởng lên mọi khía cạnh cuộc sống. Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa nội lực và 4 yếu tố nổi bật của con người: IQ, EQ, sự sáng tạo, tính cách. 4 yếu tố này là những món quà mà vũ trụ trao tặng cho chúng ta khi bước bào thế giới vì chúng là những tố chất thiên phú, khó có thể tăng trưởng hay gia giảm được. Nếu ví mỗi con người như một siêu máy tính thì 4 yếu tố này giống như chất lượng của linh kiện, khả năng lưu trữ của bộ nhớ RAM hay phiên bản core i5, core i7 của bộ xử lý. Những “phần cứng” này càng tốt tức là chỉ số càng cao thì tiềm năng phát triển của con người càng lớn.

2.1. Chỉ số thông minh IQ

Là chỉ số được đo thông qua một bài test dựa trên các tiêu chí về kiến thức tổng quát, trí nhớ làm việc, xử lý hình ảnh – không gian, khả năng tính toán logic, suy luận trừu tượng. Chỉ số IQ hiện nay được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ thông minh của mỗi cá nhân, từ đó tuyển chọn đầu vào nhân lực hoặc để nhận biết những cá thể cần được chăm sóc đặc biệt ở môi trường học tập.

Theo thang đo Stanford – Binet thì mức IQ trung bình là 100, những ai có IQ > 140 được xếp vào thiên tài còn dưới mức 70 điểm thì được cho là suy giảm nhận thức.

Dựa vào chỉ số thông minh có thể dự đoán tương đối chính xác về tiềm năng trong tương lai của người được đánh giá. Một điều mà chỉ số IQ dự đoán chính xác nhất là khả năng thành công trong học tập của một người ở ghế nhà trường. Ngoài ra cũng có mối liên hệ giữa người có IQ cao với khả năng thành công trong công việc và mức thu nhập. Tuy nhiên, người có IQ bình thường không có nghĩa sẽ ít thành công hơn. Thomas Edison, người phát minh ra bóng đèn cho nhân loại có chỉ số IQ khiếm tốn ở mức 100. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt?

Vào đầu những năm 1920, nhà tâm lý học người Mỹ Lewish Terman đã phát triển thành công thang đo Stanford-Binet để đánh giá chỉ số thông minh của con người. Thang đo của ông nhanh chóng được công nhận tại Mỹ và tới nay đã phát triển đến phiên bản thứ 5.

Sau thành công phát triển thang đo IQ, Terman khởi sướng công trình nghiên cứu dài hạn những đứa trẻ có IQ ở mức thiên tài để đánh giá tác động của chỉ số IQ lên đời sống con người. Terman chọn ra 1.500 em có mức IQ trung bình 150 ở độ tuổi từ 8 đến 12. Trong đó có 80 em có chỉ số hơn 170.[1]

Trong vài năm tiếp theo, những đứa trẻ được theo dõi đều phát triển tốt về mặt học tập và phát triển thể chất. Chúng không chỉ thành công hơn trong học tập mà còn có xu hướng khoẻ mạnh hơn, cao hơn, mạnh mẽ hơn và ít bị tai nạn hơn những em có IQ bình thường.

Vào những năm 1955, sau khoảng 30 năm nghiên cứu thì Terman ghi nhận:

– Thu nhập trung bình của nhóm trẻ được nghiên cứu là 55.000 USD so với mức thu nhập trung bình toàn quốc lúc đó là 5.000 USD

– Hai phần ba trong số nghiên cứu có bằng Đại học và phần đông là đạt được các bằng cấp chuyên nghiệp sau Đại học. Nhiều người trở thành bác sĩ, luật sư, giám đốc điều hành kinh doanh và nhà khoa học.

Metali Oden, người tiếp tục nghiên cứu của Terman sau khi ông qua đời đã quyết định so sánh 100 người thành công nhất [nhóm A] và 100 người thành công ít [nhóm C]. Mặc dù về cơ bản mức IQ như nhau giữa hai nhóm nhưng người nhóm C chỉ có mức thu nhập nhỉnh hơn một chút so với mức trung bình ở thời đó và có tỉ lệ nghiện rượu cũng như ly hôn cao hơn nhóm A.

Theo Oden, sự chênh lệch này được giải thích bằng đặc điểm tâm lý của mỗi nhóm. Người nhóm A có xu hướng thể hiện sự thận trọng, suy nghĩ kĩ càng, ý chí kiên trì và mong muốn nổi trội. Hơn nữa khi trưởng thành họ thể hiện 3 đặc điểm mà hầu hết nhóm C không có là: Định hướng mục tiêu, sự tự tin và kiên trì. Thật không bất ngờ khi hai trong ba yếu tố kể trên thuộc về nội lực.

Nghiên cứu của Terman rất thuyết phục, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về tác động của hoàn cảnh sống khác nhau lên nhóm nghiên cứu cũng như một vài ghi nhận về việc người có kĩ năng học tập đặc biệt dễ bị cô lập với bạn bè và trầm cảm cũng như người có chỉ số thông minh cao có nhiều khả năng hút cần sa và ma tuý bất hợp pháp.

Không có nghiên cứu nào là tuyệt đối hoàn hảo để so sánh nhưng có một điều rõ ràng từ nghiên cứu của Terman cũng như quan sát thực tế rằng chỉ số IQ không đánh giá được toàn diện một con người. Những lợi thế mà IQ cao ban tặng sẽ là khả năng học tập, hấp thu kiến thức và tốc độ suy luận logic tối ưu, điều mà chắc chắn sẽ là nền tảng tốt cho phát triển nội lực. Ngược lại, để thành công trong cuộc sống và công việc cần rất nhiều yếu tố khác và nội lực là một trong những điểm khác biệt lớn giữa người IQ cao thành công và IQ cao không thành công. 

2.2. Chỉ số cảm xúc EQ

Theo từ điển Tâm lý học 2009 thì chỉ số cảm xúc Emotional Quotient [EQ] hay còn gọi là trí tuệ cảm xúc Emotional Intelligence [EI] là: “Khả năng theo dõi cảm xúc của chính mình và người khác, phân biệt giữa những cảm xúc khác nhau và gọi tên chúng một cách hợp lý, từ đó sử dụng thông tin cảm xúc để định hướng tư duy và hành vi”.

Nhà tâm lý học Alan Lyons cho rằng: ”Trí tuệ cảm xúc nên được xem như một hình mẫu của hạnh phúc và hiệu suất cao, dựa trên việc hiểu rõ bản thân, kết nối với người khác, xử lý các tình huống căng thẳng và đưa ra quyết định tốt hơn. Nhưng đó cũng là việc hiểu điều gì khiến bạn cảm thấy hài lòng, thay vì chỉ những gì bạn giỏi. Vì vậy, không nên nhầm lẫn trí tuệ cảm xúc với năng lực”.

Nếu như IQ là cái giá chúng ta cần trả để bước vào một tổ chức thì cách bạn phát triển ở đó phụ thuộc nhiều vào EQ. Những người có chỉ số EQ cao thường đối diện với stress, áp lực cao một cách hiệu quả, họ giữ được sự lạc quan nhờ giỏi quan sát và kiểm soát cảm xúc, đặc biệt là sự tiêu cực. Bên cạnh đó, họ hoà đồng và kết nối con người rất tự nhiên nhờ vào việc nhận diện chính xác cảm xúc của người xung quanh. Đó cũng là lí do mà hiện nay những người có EQ cao được đánh giá cao và thường có xu hướng trở thành quản lý và lãnh đạo.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của EQ lên nhiều khía cạnh đời sống của con người, đặc biệt là hiệu quả công việc. Vào những năm 2010 FedEx Express, hãng hàng không vận chuyển lớn nhất thế giới – tổ chức rất chú trọng vào việc phát triển con người, đã thiết kế một khoá đào tạo trong vòng 6 tháng giúp nâng cao chỉ số cảm xúc cho đội ngũ lãnh đạo của mình. Kết quả thu được sau tập huấn ngoài sức mong đợi.[2]

Chương trình đã giúp 59.8% số người tham gia có EQ gia tăng từ 8 – 11%. Khi tổng kết, họ đưa ra kết quả: 72% người tham gia chương trình trải qua sự gia tăng rất lớn trong việc ra quyết định; 60% về chất lượng cuộc sống và 58% cho thấy những cải thiện lớn về tầm ảnh hưởng với người xung quanh.

Đằng sau những con số ấn tượng này là những câu chuyện về người lãnh đạo xây dựng được lòng tin từ đội nhóm và gắn kết lại hôn nhân hay câu chuyện ai đó đã tìm lại được ý nghĩa cuộc sống và kiên trì phấn đấu. Những người tham gia đã chia sẻ những câu chuyện về sử dụng các công cụ EQ để trở thành những bậc cha mẹ tốt hơn hay thậm chí là cải thiện đáng kể về sức khoẻ và hạnh phúc.

Nghiên cứu này cho chúng ta thấy những phương diện mà EQ có thể tác động lên đời sống và việc cải thiện chỉ số này là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó trí tuệ cảm xúc giúp ta đối diện với mất mát, khó khăn và sống hạnh phúc hơn, đó chẳng phải là cách cải thiện nội lực tốt nhất? Chúng ta cùng xem xét các yếu tố cấu thành nên EQ để củng cố khẳng định này.

Thuật ngữ “Trí tuệ cảm xúc” đã xuất hiện từ những năm 1964, nhưng tới năm 1995 mới trở thành chủ đề được quan tâm sau khi cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc” của Daniel Goleman xuất bản và lọt top sách bán chạy nhất. Trong đó, ông đề xuất “mô hình hỗn hợp” của EI, đây là một trong ba mô hình chính được công nhận của trí tuệ cảm xúc cho đến hiện tại. Theo Goleman, trí tuệ cảm xúc được đánh giá dựa trên 5 yếu tố:

  • Self awareness [tự nhận thức]: Khả năng tự nhận biết cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu, động lực, giá trị và mục tiêu của một người và nhận ra tác động của mình đối với người khác khi sử dụng cảm xúc để đưa ra quyết định.
  • Self regulation [tự điều chỉnh]: Liên quan đến việc kiểm soát hoặc chuyển hướng những cảm xúc tiêu cực, bốc đồng của một người và cách họ thích ứng với hoàn cảnh thay đổi.
  • Motivation [động lực]: Nhận thức được điều gì thúc đẩy mình.
  • Empathy [sự đồng cảm]: Xem xét cảm xúc của người khác, đặc biệt là khi đưa ra quyết định.
  • Social skills [kỹ năng xã hội]: Khả năng quản lý các mối quan hệ để hòa hợp với những người khác.

Quay lại hai trong bốn yếu tố tạo nên nội lực: Sự tỉnh thức và động lực bên trong. Sự tỉnh thức cũng là khả năng thường trực nhận biết những cảm xúc, suy nghĩ phát sinh của tâm ý trong hiện tại và nhận thức những diễn biến xung quanh để đưa ta sống trong phút giây hiện tại. Rõ ràng có sự đồng điệu giữa sự tỉnh thức và tự nhận thức. Còn yếu tố động lực là giống nhau. Nói một cách khác EQ và nội lực liên quan mật thiết với nhau vì sự tương đồng trong những yếu tố cấu thành.

Như vậy việc phát triển chỉ số EQ chắc chắn sẽ thúc đẩy nội lực và ngược lại. Phát triển hai khía cạnh này đồng nghĩa với kiểm soát cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn.

2.3. Tính cách

Là tính chất, đặc điểm của nội tâm con người, ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, hành động, lời nói của người đó. Một người có thể có nhiều tính cách và nhiều người có thể có cùng tính cách. Tính cách là yếu tố quan trọng đánh giá bản chất của một con người.

Tính cách rất đa dạng và nhiều sắc thái như tốt bụng, kiên nhẫn, khoan dung, can đảm, vui vẻ, nhường nhịn, xảo trá, ích kỉ, ác độc,….nhưng nhìn chung chúng sẽ thường được phân vào hai nhóm chính là tính tốt và tính xấu. Ảnh hưởng của tâm thức cộng đồng đánh giá lên tính cách đó là tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến việc chúng ta thể hiện hay che giấu nét tính cách đó. 

Bất cứ con người nào cũng được ban tặng cả những nhóm tính tốt và tính xấu khác nhau. Tuỳ vào sự ý thức về chính mình và môi trường, hoàn cảnh sống, công việc khác nhau mà con người chọn cách sống phù hợp với tính cách hay bị chính tính cách của mình điều khiển. 

Ví dụ như sự lười biếng thường sẽ không được xã hội đánh giá cao. Có người sẽ chọn cách “đeo mặt nạ” bằng cách giả vờ tỏ ra chăm chỉ hoặc cố gắng đàn áp nó bằng ý thức là ép bản thân phải chăm chỉ. Dù có che lấp hay cưỡng chế thì đến cuối ngày, bản chất của họ vẫn là lười biếng. Họ sẽ tự mang lại cảm xúc tiêu cực khi cưỡng ép bản thân hay bị người khác phát hiện ra bản chất thật của mình. Nhưng sẽ có một cách thông minh hơn khi ý thức được sự lười biếng của mình và chúng ta tư duy, sáng tạo ra cách làm mới ít tốn công sức nhất, tiết kiệm cả thời gian và sự cố gắng nhất. Khi làm được như vậy ta vừa sống đúng với bản chất của mình mà lại tạo giá trị bằng sự cải tiến, sáng tạo. 

Như vậy, liên hệ đến nội lực thì sự tỉnh thức trong sức mạnh nội lực sẽ giúp chúng ta quan sát và nhận biết chính mình. Việc tự ý thức được tính cách của mình rất quan trọng. Từ việc ý thức đó ta mới có căn cứ để chọn lựa bạn bè, bạn đời, sự nghiệp, môi trường phù hợp với tính cách của mình để sao cho ta có thể sống tự nhiên nhất, phát huy những điểm mạnh trong nét tính cách tốt của mình hay hạn chế, chuyển hoá những tính xấu. Bên cạnh đó nếu chúng ta được ban cho những nét tính cách kiên định, kiên trì, can đảm, cầu tiến, điềm tĩnh thì đó sẽ là những tố chất vàng của nội lực phi thường.

2.4. Sự sáng tạo

Là khả năng nhìn mọi việc dưới một góc nhìn mới, quan điểm mới, mang lại những ý tưởng khác biệt với những thứ đã tồn tại. Trong những ngành nghề nghiêng về nghệ thuật như thời trang, hội hoạ, âm nhạc, makeup thì luôn đề cao sự mới lạ, độc đáo của sáng tạo. Đối với những lĩnh vực còn lại thì ngoài sự khác biệt, mới lạ thì vế còn lại quan trọng không kém là tính thực tiễn áp dụng.

Có thể nói, sự sáng tạo cần thiết cho mọi vấn đề của cuộc sống. Nó là thứ đem đến sự phát triển, cải tiến cho nhân loại trên mọi lĩnh vực đặc biệt là hiện đại hoá. Sự sáng tạo là phẩm chất cần có của mọi vĩ nhân. Nhưng khoảng cách từ sự sáng tạo đến thực tế cần nội lực để chứng minh. Sáng tạo sẽ không đi đến đâu nếu không áp dụng được vào thực tế, không kết nối đến vấn đề.

Từ lúc trái táo rơi trúng đầu, Issac Newton mất 20 năm để chứng minh về Định luật vạn vật hấp dẫn. Thomas Edison phải mất 10.000 thử nghiệm trước khi phát minh ra bóng đèn có thể áp dụng vào thực tiễn. Bất kì công trình nghiên cứu, sáng tạo, phát triển những cái mới nào cũng cần những nỗ lực bền bỉ, phi thường không chỉ một cá nhân mà cả một tập thể.

Tóm lại sự sáng tạo giúp giải quyết các vấn đề một cách đột phá, một yếu tố rất cần thiết của nội lực nhưng ngược lại không có nội lực thì sự sáng tạo dễ bị chết yểu vì không được thực tiễn chứng minh.

Kết luận

Dù “phần cứng” của bạn được ban tặng là gì thì điều quan trọng là sự nhận thức của chính bạn về những món quà của tạo hoá. Điều này giúp đem lại niềm tin cho bản thân. Tin vào những điều mình có thể làm, đang làm, sẽ làm là một cầu nối vô cùng quan trọng giữa sức mạnh bên trong với những điều đang thực hiện.

3. Mối quan hệ giữa nội lực của bản thân và kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm

Kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm là những thứ có được do một quá trình học tập và hành động lặp đi lặp lại cho đến khi thứ ta học trở nên quen thuộc và thấm vào người. Qua quá trình này chúng ta sở hữu và có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm đó mọi lúc, mọi nơi phục vụ cho công việc cũng như đời sống.

Đây có thể coi là quá trình hấp thụ, chuyển hoá những yếu tố bên ngoài vào bên trong, biến nó thành một phần của chính mình. Một khi đã được hấp thụ, kiến thức, kĩ năng, … sẽ làm gia tăng sức mạnh nội lực trong mỗi con người. Tại sao có thể khẳng định như vậy? Vì nội lực mang đến sức mạnh để chúng ta hoàn thành một mục đích nào đó. Mục đích càng lớn thì chướng ngại càng nhiều. Khi những vấn đề phát sinh cản trở thì kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm rút ngắn thời gian ra quyết định hoặc giúp đưa ra những phương án ứng phó với vấn đề. Giải quyết càng nhiều vấn đề thì nội lực càng gia tăng.

Ngược lại thì việc mở rộng kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm và hình thành kĩ năng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực trong một thời gian dài. Tuỳ mục đích mà thời gian đó có thể kéo dài hàng năm, chục năm hay thậm chí cả đời. Nội lực mang đến động cơ và năng lượng cho những nỗ lực xuyên suốt thời gian chuyển hoá đó. Tóm lại nội lực với kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm có mối quan hệ hai chiều.

4. Tổng kết

Không ai hoàn hảo mọi khía cạnh kể trên. Tuy nhiên, bản thân những người có nội lực tốt sẽ giống như nam châm có sức hút lớn. Họ thu hút người khác với trường năng lượng tương tự. Với nội lực trong người và một lý tưởng theo đuổi, họ thu hút và truyền năng lượng cho người khác nên thường giữ vai trò nhà lãnh đạo, người khởi sướng. 

Những người đứng đầu, lèo lái hàng ngàn con người như Henry Ford, Steve Job không phải là người thông minh nhất, có kinh nghiệm dày dặn nhất hay có tính cách hoàn hảo nhất. 

Henry Ford là người sáng lập hãng xe Ford, cũng là người đổi mới ngành công nghiệp ô tô nhờ việc tiên phong áp dụng dây chuyền sản xuất để lắp ráp. Ông từng bị nhạo báng, bôi nhọ danh dự vì thời gian ít ỏi ngồi trên ghế nhà trường. Thế nhưng ông từng tuyên bố không cần phải nhồi nhét những kiến thức không cần thiết vì khi cần đã có biết bao chuyên gia làm việc cùng ông đảm trách.

Khi tìm hiểu về Steve Job, chắc hẳn ai cũng biết đến vài nét quái gở trong tính cách của ông như chuyện hiếm khi tắm khiến đồng nghiệp xa lánh hay việc một mực chối bỏ trách nhiệm với con gái vì tin mình vô sinh. 

Tóm lại, nội lực là nền tảng của một con người để vươn đến hạnh phúc đích thực và thành công vững bền. Nó giống như phần rễ của một cái cây. Để con người hoàn thiện thì sẽ cần tích luỹ kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, phát triển tính cách, sự sáng tạo, gia tăng các chỉ số IQ, EQ. Tuy nhiên, một cây ghép cành có thể sống được nhưng cây không có rễ sẽ không tài nào phát triển. Tương tự, con người cần tập trung phát triển nội lực trước khi phát triển những thứ khác. Và trong một quan hệ tương quan giữa nội lực và các yếu tố còn lại thì đây luôn là mối quan hệ hai chiều, cộng hưởng qua lại giúp chúng ta vươn đến hạnh phúc, thành công.

Tomedu – Kim Nguyễn

Tham khảo:

[1] Người có chỉ số IQ cao có thành công hơn không? | verywellmind.com

[2]Chỉ số cảm xúc của những lãnh đạo đứng đầu FedEx Express | 6seconds.org 

Video liên quan

Chủ Đề