Cách xác định đường phát triển năng lực Vật lý

Phân tích, sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh

Khái quát về đường phát triển năng lực

Đường phát triển năng lực là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của mỗi năng lực mà HS cần hoặc đã đạt được Đường phát triển năng lực không có sẵn, mà GV cần phải phác họa khi thực hiện đánh giá năng lực HS. Đường phát triển năng lực được xem xét dưới hai góc độ:

Đường phát triển năng lực là tham chiếu để đánh giá sự phát triển năng lực cá nhân HS. Trong trường hợp này, GV sử dụng đường phát triển năng lực như một qui chuẩn để đánh giá sự phát triển năng lực HS. Với đường phát triển năng lực này, GV cần căn cứ vào các thành tố của mỗi năng lực [chung hoặc đặc thù] trong chương trình GDPT 2018 để phác họa nó với sự mô tả là mũi tên hai chiều với hàm ý, tùy vào đối tượng nhận thức mà sự phát triển năng lực có thể bổ sung ở cả hai phía. Ví dụ mô tả đường phát triển năng lực giải quyết vấn đề Bảng 4.8]:

Hình: Đường phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS

Bảng 4. 8 Mô tả các mức độ trong đường phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS

Đường phát triển năng lực là kết quả phát triển năng lực của mỗi cá nhân HS. Căn cứ vào đường phát triển năng lực [là tham chiếu], GV xác định đường phát triển năng lực cho mỗi cá nhân HS để từ đó khẳng định vị trí của HS đang ở đâu trong đường phát triển năng lực đó.

Báo cáo sự phát triển năng lực của cá nhân học sinh

Sự phát triển năng lực của cá nhân HS được báo cáo theo hai cách: năng lực tổng thể và từng thành tố của năng lưc.

a. Báo cáo sự phát triển năng lực tổng thể [báo cáo sự sẵn sàng học tập]5.

Báo cáo theo cách này sẽ mô tả mức độ phát triển năng lực, tổng kết các kĩ năng mà HS đã làm chủ và kĩ năng cần được hỗ trợ thêm. Các thông tin trên nhấn mạnh đến sự sẵn sàng học tập của HS cho giai đoạn giáo dục tiếp theo nên còn gọi là báo cáo sự sẵn sàng học tập.

Báo cáo gồm 3 phần: Mở đầu [là những thông tin về họ tên, mã HS, tên môn học, ngày làm test]; Đường phát triển năng lực với những mô tả chi tiết cho các mức độ; Vị trí của HS trên đường phát triển năng lực.

b. Báo cáo sự tiến bộ của HS [báo cáo hồ sơ học tập]

Báo cáo theo cách này thể hiện sự tiến bộ của cá nhân HS ở mỗi lĩnh vực học tập hoặc mỗi thành tố thuộc cấu trúc của năng lực.

Báo cáo này cũng gồm 3 phần: Mở đầu [là những thông tin về họ tên, mã HS, tên môn học, ngày làm test, lĩnh vực/ thành tố thuộc cấu trúc của năng lực]; Đường phát triển từng thành tố của năng lực với những mô tả chi tiết cho các mức độ tiến bộ của HS; Vị trí của HS trên đường phát triển từng thành tố của năng lực và so với giai đoạn trước.

Phân tích, sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh

* Giải thích kết quả phát triển năng lực của cá nhân theo các loại tham chiếu.

Việc giải thích kết quả đánh giá của cá nhân HS có thể sử dụng các cách tham chiếu sau:

Tham chiếu theo chuẩn đầu ra: Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục là các kiến thức, kỹ năng và sự am hiểu, là mức độ phát triển các thành tố/kỹ năng về năng lực cụ thể được kỳ vọng HS cần biết và sẽ đạt được sau khi hoàn thành chương trình. Các kết quả đầu ra này được tích hợp vào tất cả các lĩnh vực học tập, xuyên suốt các giai đoạn học tập [giáo dục cơ bản, sau giáo dục cơ bản]. Song các tiêu chuẩn cụ thể sẽ được qui định cho các khoảng thời gian nhất định [có thể là lớp học, nhóm lớp học hoặc cấp học].

Tham chiếu theo chuẩn mực: là cách giải thích thành tích cá nhân hoặc nhóm khi đối chiếu với thành tích cá nhân khác hoặc nhóm cùng lứa tuổi, kinh nghiệm và kiến thức nền tảng. Cũng có khi là sự giải thích thứ hạng dựa theo điểm số hoặc tỷ lệ định sẵn [như 10% học sinh đạt điểm cao nhất là loại A, 20% học sinh có điểm cao tiếp theo là loại B, 30% tiếp theo là loại C,].

Tham chiếu theo tiêu chí: Thay vì giải thích thành tích cá nhân theo thành tích của cá nhân khác hoặc nhóm như tham chiếu theo chuẩn mực, hướng này sẽ giải thích thành tích cá nhân theo mức độ thực hiện hành vi thông qua các nhiệm vụ đã hoàn thành. Thành tích được giải thích từ vị trí tương đối của năng lực cá nhân trên đường phát triển và xem đó như một dấu hiệu của sự phát triển. Ví dụ, khi xây dựng khung để đánh giá khả năng vận động của HS, cần phải tập trung vào việc thực hiện kỹ thuật động tác, cách dùng lực, cách dùng sức trong thực hiện kỹ thuật động tác, tính nhịp điệu trong thực hiện kỹ thuật động tác.. Vì vậy, khung này nên được xây dựng theo tham chiếu tiêu chí, tức là đề cập đến tiến trình phát triển các đầu ra. Từ đó sự phát triển của HS sẽ có thể quan sát thông qua những mức độ thành tích tăng dần về năng lực này.

Tham chiếu theo bản thân: là kiểu đánh giá chú trọng đến các giá trị, nguyện vọng, mong đợi của chính cá nhân người học, hơn là những tiêu chuẩn từ bên ngoài. Giải thích tham chiếu bản thân có nghĩa là sẽ giải thích thành tích hiện tại so với thành tích trước đó của chính mình, hoặc so với công việc tốt nhất, hoặc phần tốt nhất trong các công việc trước đây. Tham chiếu theo bản thân tập trung vào đánh giá sự cố gắng, nỗ lực để thúc đẩy và nâng cao động lực học. Đây không phải là tự đánh giá vì tự đánh giá có thể sử dụng bất kì khung tham chiếu nào.

Lưu ý rằng, dù sử dụng loại tham chiếu nào kết quả đánh giá trước một giai đoạn giáo dục/giảng dạy giúp xác định được vùng phát triển của năng lực cần đánh giá; các thông tin thu thập được từ đánh giá quá trình theo các thành phần, hành vi của năng lực nhằm xác định HS có tiến bộ theo hướng chuyển dần sang vùng phát triển gần của bản thân hay không.

Hình dưới đây thể hiện cho việc giải thích kết quả đánh giá năng lực Phát triển bản thân theo cách kết hợp cả tiêu chí, chuẩn đầu ra và điểm quy chuẩn. Nếu HS Nguyễn Văn A được 50 điểm có thể kết luận: em đạt mức 3 của chuẩn đầu ra; đáp ứng các tiêu chí cụ thể tương ứng với mức đó; thuộc nhóm học sinh có nhận thức trung bình của lớp.

Hình dưới đây là mẫu báo cáo hồ sơ học tập của HS Nguyễn Văn A ở các năng lực thành phần của Năng lực thể thao bản gồm: phần thông tin về HS; phần xác định vị trí của HS [thanh ngang màu đỏ] về tìm hiểu về thể thao tự chọn [mức 3], Nhận thức và tư duy về thể thao tự chọn [mức 3]; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về môn TTTC [mức 2]. Nếu đối chiếu với Bản mô tả các mức phát triển của năng lực này ở trên ta sẽ có phần mô tả chi tiết của mỗi năng lực thành phần.

Thời gian đánh giá các lĩnh vực học tập có thể không trùng nhau bởi nhìn chung, không thể kì vọng một HS sẽ đồng thời đạt cùng mức độ phát triển ở tất cả các thành tố của năng lực. Việc HS ở mức độ cao hơn về lập kế hoạch phát triển bản thân trong khi vẫn ở giai đoạn thấp hơn về thực hiện kế hoạch; HS khác có thế mạnh hơn về thực hiện kế hoạch là khá phổ biến.

Phân tích, giải thích bằng chứng

Sử dụng bằng chứng thu thập, có thể tiến hành giải thích sự tiến bộ của HS như sau:

  • Đánh giá kiến thức, kĩ năng HS đã có [những gì HS đã biết được, đã làm được] trong thời điểm hiện tại,
  • Suy đoán những kiến thức, kĩ năng HS chưa đạt được và cần đạt được [những gì HS có thể học được] nếu được GV hỗ trợ, can thiệp phù hợp với những gì HS đã biết và đã làm được. Ở bước này, GV có thể cho HS làm các bài test phù hợp để xác định những gì HS có thể học được tiếp theo trên cơ sở cấu trúc của năng lực và Rubric tham chiếu;
  • Lập kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.. để giúp HS tiếp tục học ở quá trình học tập kế tiếp trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng đã có ở quá trình học tập ngay trước đó;
  • Hợp tác với các GV khác để thống nhất sử dụng các phương pháp, công cụ thu thập bằng chứng, tập trung xác định những kiến thức, kĩ năng HS cần phải có ở quá trình học tập tiếp theo trên cơ sở cấu trúc của năng lực, chia sẻ các biện pháp can thiệp, tác động và quan sát các ảnh hưởng của nó.
Rate this post

Video liên quan

Chủ Đề