Cách xác định số p n e trong nguyên tử

BÀI TẬP TÍNH SỐ HẠT TRONG NGUYÊN TỬ

Các kiến thức cần có để giải dạng toán này:

  • Số hạt mang điện là p và e, số hạt không mang điện là n
  • Số khối A = p + n
  • Tổng số hạt của nguyên tử: X = p + n + e, trong đó p = e
  • Nên X = 2p + n
  • Với a là số hạt nào đó [p, n, e], thì phần trăm số hạt a sẽ là:

Ví dụ 1:

Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.

Phân tích đề:

Số hạt mang điện p + e nhiều hơn số hạt không mang điện n là 12.

Tức là [p+e] – n = 12.

Bài giải

Ta có điện tích hạt nhân là 13+ , tức  p = 13 [1]
Ta lại có [p+e] – n = 12
Mà p = e Suy ra 2 p – n = 12 [2]
Thế [1] vào [2] ta được:  2 . 13 – n = 12
Suy ra  n = 26 - 12 = 14
Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27. Vậy số khối của nhôm là 27.

Ví dụ 2: 
Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định cấu tạo của nguyên tử B.

Số hạt không mang điện chiếm 33,33% nghĩa là % n = 33,33; tổng số hạt là 21, tức X = 21. Tìm p, e.

Bài giải

                % n = 33,33%  ⇒⇒   n = 33,33.2110033,33.21100 = 7 [1]
              
                X = p + n + e mà p = e ⇒⇒ 2p + n = 21 [2]
              
               Thế [1] vào [2] ⇒⇒ p = e = 21−7221−72 = 7

Vậy nguyên tử B có điện tích hạt nhân 7+ , có 7e 

Bài tập vận dụng

Những kiến thức cơ bản trên sẽ trở nên dễ nhớ hơn khi các bạn thường xuyên vận dụng để giải quyết các bài tập tương tự:

Bài 1
Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại.
Bài 2

Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e.
Bài 3

Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.
Bài 4

Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào?
Bài 5

Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
Bài 6

Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại.
Bài 7

Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại.
Bài 8

Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại.

Bài 9

Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.

Đáp án

Bài 1: p = e = 17; n = 18
Bài 2: p = e = 9; n = 10
Bài 3: Số khối A = 56
Bài 4: p = e =11; n = 12; M là Na.
Bài 5: p = e = 9; n = 10
Bài 6: p = e = n = 16
Bài 7: p = e = 35; n = 46
Bài 8: pA = 20; pB = 26
Bài 9: pA = 26; pB = 30

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài tập tính số hạt p , n , e trong nguyên tử | dạy bé học hóa lớp 6 7 8 9 10 trực tuyến online miễn phí

ĐỀ BÀI : nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7 phần trăm . tính số hạt p n e [ proton notron electron ]

[ công thức tính số p n e cách tính tổng số hạt p n e xác định số hạt p n e cách tính số hạt p n e cách xác định số hạt p n e bài tập tính số hạt trong nguyên tử, bài tập tính số hạt trong nguyên tử lớp 8, bài tập tính số hạt trong nguyên tử lớp 10 nâng cao, bài tập tính số hạt trong nguyên tử lớp 10, bài tập tính số hạt trong nguyên tử lớp 8 nâng cao, bài tập về tổng số hạt, bài tập tính số p n e, các dạng bài tập tính số hạt trong nguyên tử, bài tập tính số hạt nguyên tử lớp 8

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tính số hạt proton, notron và electron cũng như cách tính số lượng các hạt này khi nguyên tử bị ion hóa.

  1. 1

    Chuẩn bị sẵn bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học [gọi tắt là bảng tuần hoàn] là một bảng sắp xếp các nguyên tố theo cấu trúc hạt nhân của chúng. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thường được phân chia theo màu sắc và có ký hiệu hóa học rút ngọn gồm 1, 2 đến 3 chữ cái. Các thông tin khác về nguyên tố được đề cập trong bảng tuần hoàn là khối lượng nguyên tử và số hiệu nguyên tử.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bảng tuần hoàn thường được đính kèm theo sách giáo khoa, bạn cũng có thể tìm trên mạng hoặc mua ở hiệu sách.
    • Trong bài kiểm tra, một số giáo viên có thể cho sẵn bảng tuần hoàn.

  2. 2

    Xác định vị trí nguyên tố bạn muốn tìm trong bảng tuần hoàn. Bảng tuần hoàn sắp xếp cách nguyên tố theo số hiệu nguyên tử và phân chia chúng thành ba nhóm chính: kim loại, phi kim và á kim. Ngoài ra còn có các nhóm kim loại kiềm, halogen và khí hiếm.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sử dụng nhóm [cột] hoặc chu kỳ [hàng] để xác định vị trí của nguyên tố cần tìm hiểu trong bảng tuần hoàn.
    • Bạn cũng có thể tìm nguyên tố theo ký hiệu hóa học nếu bạn không biết thêm thông tin gì về nguyên tố đó.

  3. 3

    Xác định vị trí nguyên tố theo số hiệu nguyên tử. Số hiệu nguyên tử thường được viết góc trên bên trái ký hiệu hóa học của nguyên tố. Số hiệu nguyên tử cung cấp thông tin về số proton cấu thành một nguyên tử của nguyên tố đó.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, Bo [B] có số hiệu nguyên tử là 5, tức là nguyên tử của nguyên tố này có 5 proton.

  4. 4

    Xác định số electron. Proton là hạt mang điện tich dương nằm trong hạt nhân. Electron là hạt mang điện tích âm. Vì thế, một nguyên tố ở trạng thái trung hòa về điện tích sẽ có số proton và electron bằng nhau.

    • Ví dụ, Bo [B] có số hiệu nguyên tử là 5, tức là nguyên tử của nguyên tố này có 5 proton và 5 electron.
    • Tuy nhiên, nếu nguyên tố có một ion dương hoặc một ion âm thì số proton và số electron sẽ không bằng nhau. Lúc này, bạn cần thực hiện các tính toán cần thiết để xác định được số lượng mỗi loại hạt. Số ion được biểu thị dưới dạng chữ số nhỏ ở phía trên bên phải [giống số mũ] của nguyên tố.

  5. 5

    Tìm nguyên tử khối của nguyên tố. Để tính được số nơ-tron, trước tiên bạn cần xác định được nguyên tử khối của nguyên tố đó. Nguyên tử khối của một nguyên tố [cũng chính là khối lượng nguyên tử của nguyên tố] là khối lượng trung bình của các nguyên tử của một nguyên tố.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Số khối thường được viết ngay phái dưới ký hiệu hóa học của nguyên tố.

    • Bạn cần làm tròn nguyên tử khối. Ví dụ, nguyên tử khối của Bo là 10,811, để tính số nơ-tron, bạn có thể làm tròn thành 11.

  6. 6

    Lấy nguyên tử khối trừ đi số hiệu nguyên tử. Số nơ-tron được tính bằng hiệu của nguyên tử khối và số hiệu nguyên tử. Bạn cần nhớ rằng số hiệu nguyên tử tương đương với số proton, giá trị này đã được xác định ở bước trước.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Trong ví dụ về nguyên tố Bo, ta có số nơ-tron được tính bằng: 11 [nguyên tử khối] – 5 [số hiệu nguyên tử] = 6 nơ-tron.

  1. 1

    Xác định số ion. Số ion trong một nguyên tử bị ion hóa được biểu thị dưới dạng một [hoặc một vài] chữ số nhỏ nằm phía trên bên phải của nguyên tố. Một ion là một hạt mang điện âm hoặc dương tùy thuốc vào khả năng cho/nhận electron.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Số proton của một nguyên tử là một hằng số không đổi, chỉ có số lượng electron thay đổi khi nguyên tử bị ion hóa trở thành một ion.

    • Electron là hạt mang điện âm, vì thế, khi một nguyên tử bị thiếu electron thì nguyên tử đó sẽ trở thành một ion dương. Ngược lại, khi nguyên tử nhận thêm electron thì nguyên tử trở thành ion âm.
    • Ví dụ, N3- có điện tích là -3, còn Ca2+ có điện tích là +2.
    • Cần nhớ rằng nếu nguyên tử không có chữ số biểu thị ion ở phía trên bên phải thì bạn không cần tính bước này.

  2. 2

    Đối với ion dương, lấy số hiệu nguyên tử trừ đi điện tích. Khi một ion có điện tích dương tức là nguyên tử của ion đó đã mất electron. Để tính số electron còn lại, bạn lấy số hiệu nguyên tử trừ đi điện tích của ion. Trong trường hợp ion dương, số proton sẽ lớn hơn số electron.

    • Ví dụ, Ca2+ có điện tích là +2, tức là đã mất đi 2 electron so với trạng thái trung hòa. Số hiệu nguyên tử của canxi là 20, vì thế ion Ca2+ có 18 electron.

  3. 3

    Cộng số hiệu nguyên tử với điện tích trong trường hợp ion âm. Nguyên tử có thêm electron sẽ tạo thành ion âm. Để tính tổng số electron trong ion đó, bạn chỉ cần lấy số hiệu nguyên tử cộng với số điện tích dư. Trong trường hợp này, số proton sẽ ít hơn số electron.

    • Ví dụ, N3- có điện tích là -3, tức là nguyên tử nito đã nhận thêm 3 electron so với trạng thái trung hòa điện tích. Số hiệu nguyên tử của nito là 7, vì thế ion N3- có 7 + 3 = 10 electron.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Meredith Juncker, PhD. Meredith Juncker là nghiên cứu sinh về Hóa sinh và Sinh học phân tử tại Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học bang Louisiana. Các nghiên cứu của cô tập trung vào protein và các bệnh thoái hóa thần kinh. Bài viết này đã được xem 149.750 lần.

Chuyên mục: Hóa học

Ngôn ngữ khác

Trang này đã được đọc 149.750 lần.

Video liên quan

Chủ Đề