Cách xưng “ta” cùng các từ ngữ “ bắt đầu”, “ lớn lên” mang đến lời thơ giọng điệu gì?

Phân tích 9 câu đầu bài Đất Nước siêu hay

  • Dàn ý Phân tích 9 câu đầu bài Đất Nước
  • Phân tích 9 câu đầu Đất Nước đầy đủ
    • Bài làm mẫu 1
    • Bài làm mẫu 2
    • Bài làm mẫu 3
    • Bài làm mẫu 4
    • Bài làm mẫu 5
    • Bài làm mẫu 6
    • Bài làm mẫu 7
  • Phân tích 9 câu đầu bài Đất Nước ngắn gọn
    • Bài làm mẫu 1
    • Bài làm mẫu 2
    • Bài làm mẫu 3
    • Bài làm mẫu 4
    • Bài làm mẫu 5
    • Bài làm mẫu 6
    • Bài làm mẫu 7
    • Bài làm mẫu 8
    • Bài làm mẫu 9

Dàn ý Phân tích 9 câu đầu bài Đất Nước

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn thơ Đất nước và 9 câu thơ đầu.

2. Thân bài

"Khi ta lớn lên, đã có rồi": Đất Nước ra đời từ rất xa xưa như một sự tất yếu, trong chiều sâu của lịch sử thời các vua Hùng dựng nước và giữ nước.

"Ngày xửa ngày xưa, mẹ thường hay kể": những câu chuyện cổ tích, những bài học đạo lí làm người, ước mơ khát vọng của nhân dân về lẽ công bằng → góp phần tạo nên Đất nước.

"Miếng trầu": phong tục ăn trầu của dân gian gắn với ta nhiều đời nay và gợi nhớ sự tích Trầu cau.

"Biết trồng tre mà đánh giặc": gợi nhớ truyền thống chống giặc ngoại xâm và truyền thuyết đầy tự hào của người Việt và truyền thuyết về người anh hùng Thánh Gióng.

"Tóc mẹ bới sau đầu": những phong tục lâu đời của người Việt, người phụ nữ để tóc dài và bới lên.

"Cha mẹ, gừng cay muối mặn": gắn với câu ca dao của dân tộc, nói về tình cảm thủy chung của người Việt.

"Cái kèo, cái cột, hạt gạo, xay, giã, giần, sàng": những vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam gắn với lao động sản xuất và nền văn minh lúa nước.

→ Đất Nước là những gì có thể bắt gặp ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi người: câu chuyện cổ tích của mẹ, miếng trầu bà ăn, hạt gạo ta ăn, ngôi nhà ta ở....

"Đất Nước có từ ngày đó": Đất Nước có từ khi dân mình biết yêu thương, sống tình nghĩa, từ ngày dân tộc có nền văn hóa riêng, từ khi dân mình biết dựng nước và giữ nước, từ trong cuộc sống hằng ngày của con người.

→ Sự cảm nhận về chiều sâu của lịch sử của Đất Nước thể hiện ngay trong đời sống hằng ngày của nhân dân. Đất Nước được hình thành từ những gì nhỏ bé, gần gũi trong cuộc sống của mỗi con người, từ bề dày của truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

3. Kết bài

Tổng kết về nội dung, nghệ thuật và nêu cảm nhận về đoạn trích.

.......................

Hướng dẫn phân tích,bình giảng9 câu đầu Đất nước

1.Phân tích đề

- Yêu cầu:phân tích nội dung và nghệ thuật trong 9 câu thơ đầucủabàiĐất Nước[Nguyễn Khoa Điềm]

- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng:từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong 9 câu thơ đầu bàiĐất Nướccủa Nguyễn Khoa Điềm.

- Phương pháp lập luận chính: phân tích, bình luận

2. Hệ thống luận điểm

-Luận điểm 1: Nguồn gốc củađất nước

-Luận điểm 2: Quá trình hình thành đất nước

Dàn bài Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

- Giới thiệu về tác phẩm và ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm.

2. Thân Bài:

- Trích dẫn 9 câu thơ đầu

- Phân tích ý nghĩa của 9 câu thơ đó.

- Phân tích các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và các nét đặc sắc.

3. Kết bài:

- Nêu cảm nhận của bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề