Cảm cúm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào năm 2024

Em bị cúm từ đầu tháng 8 và có dùng Lương Thanh Thảo để trị cúm, sau hơn 1 tuần thì em có lịch tiêm vaccine Covid-19, cho đến đầu tháng giữa tháng 9 em có phát hiện mình mang thai được 6 tuần tuổi. Bác sĩ tư vấn giúp trong thời gian em cảm cúm mà có thai như vậy thai nhi sẽ ảnh hưởng như thế nào không ạ? Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp ạ. Em chân thành cám ơn!

Chào chị,

Hiện tại, với những số liệu các nghiên cứu trên thế giới thì chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng vaccine ngừa Covid-19 gây ảnh hưởng thai kỳ. Tuy nhiên, số liệu nghiên cứu vẫn chưa đủ lớn nên cần thêm thời gian.

Cảm cúm có rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân gây ảnh hưởng thai và có nguyên nhân không bị ảnh hưởng. Mời chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khám để được tư vấn và kiểm tra các nguyên nhân gây cảm cúm chuyên sâu hơn. Về vấn đề Lương Thanh Thảo có ảnh hưởng đến thai hay không thì chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.

Để đặt lịch khám, chị có thể liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 024 3872 3872 [Hà Nội] hoặc 0287 102 6789 [TP.HCM] để được hỗ trợ. Trân trọng!

Bệnh cúm là một trong những bệnh khó tránh nhất đối với phụ nữ mang thai. Bệnh cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng biến chứng nặng vẫn có thể xảy ra ở người bị suy giảm miễn dịch. Phụ nữ mang thai do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm so với người bình thường khiến sức đề kháng của cơ thể trước bệnh tật cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.

Ở phụ nữ mang thai, khi mắc cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh cũng thường kéo dài hơn người bình thường. Trung bình đối với người bình thường, bệnh cúm thường kéo dài từ 3 – 4 ngày nhưng đối với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày. Bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ. Tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người thường do họ có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi.

Ngoài ra, các triệu chứng khác như sốt, ho khi bị cúm ở thai phụ không nặng hơn những người bình thường.

Biện pháp phòng tránh cảm cúm cho mẹ bầu

Phòng tránh bệnh luôn tốt hơn việc điều trị bệnh. Do đó, để tránh bị cảm cúm, mẹ bầu cần thực hiện những điều sau:

– Tránh tiếp xúc với người đang bị cảm cúm, gia cầm tươi sống.

– Hạn chế đến những nơi đông người, khu vực bị ô nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe.

– Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin C, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Uống nhiều nước để loãng đờm, thải độc tố.

– Nên uống nước mật ong gừng hoặc nước chanh ấm để làm sạch vùng họng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

– Tránh nằm thẳng luồng gió thổi vào mặt và nên lấy khăn mỏng che cổ.

Nếu thai phụ bị mắc bệnh cảm cúm thì không nên tự ý thực hiện theo các phương thuốc không uy tín trên mạnh. Khi bị cảm cúm, thai phụ nên thực hiện những biện pháp sau:

– Dùng các biện pháp hạ sốt như dùng khăn lạnh, chườm đá lên vùng chán.

– Uống nhiều nước ấm.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ ấm cơ thể.

– Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ vì có nhiều thuốc trị cảm cúm có thể dẫn đến sảy thai, nhiễm độc thai nghén, dị tật thai.

Trong quá trình mang thai, sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên đi khám thai đầy đủ và thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt điều độ. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần sử dụng những chế phẩm thuốc để tránh ảnh hưởng xấu từ bệnh tật đến thai kì. Khi có bất kì triệu chứng khác lạ, sản phụ nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm.

Xin hỏi bác sĩ, mẹ bầu bị cúm có ảnh hưởng đến thai nhi. Trường hợp không muốn uống thuốc, tôi cần chăm sóc bản thân thế nào để nhanh khỏi bệnh? [Mai Anh, 27 tuổi, Hà Nội].

Trả lời:

Khoảng 40% phụ nữ mang thai có khả năng bị hắt hơi, sổ mũi do cúm. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, nhưng thường chủ yếu là ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối thai kỳ, gây khó chịu cho thai phụ.

Về bản chất, viêm mũi dị ứng hay sổ mũi, hắt hơi... khi mang thai có thể không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Tuy nhiên, cúm là bệnh do virus gây ra, thường nghiêm trọng hơn nhiều so với cảm lạnh thông thường, gián tiếp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé, nếu không được kiểm soát. Đặc biệt, khi người mẹ có dấu hiệu mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, nặng hơn viêm mũi mạn tính, viêm họng.

Sổ mũi, viêm mũi kéo dài có thể dẫn đến giảm cung cấp oxy ở phụ nữ mang thai khi ngủ, từ đó ảnh hưởng tới lượng oxy cung cấp cho thai nhi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật và thai chậm phát triển. Động tác nhảy mũi liên tục sẽ kích thích cơn gò tử cung, nếu tần suất quá nhiều sẽ gây dọa sẩy thai hoặc sinh non.

Do đó, mẹ bầu nên chủ động phòng tránh bằng tiêm vaccine cúm trước khi mang thai. Trường hợp không may bị cúm, thai phụ nên xử lý nhanh các triệu chứng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước để làm dịu cơn đau họng. Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bạn bị đau họng hoặc ho.

Ăn nhiều thực phẩm vitamin C để tăng cường miễn dịch như cam, bưởi, kiwi, dứa, quả mâm xôi, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina và thực phẩm chứa nhiều kẽm như thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc, trứng, đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn và hạt bí ngô.

Nếu ở trong nhà, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng 25-28 độ C, tránh có gió lùa. Không nên để nhiệt độ phòng quá ấm, dễ khiến cơ thể sốc nhiệt khi ra ngoài trời lạnh. Có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi. Tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO có thể gây độc, ngạt cho bé và người xung quanh.

Phụ nữ mang thai nên đề phòng nguồn lây bệnh, như hạn chế tiếp xúc người bị cảm cúm. Không nên đến những nơi đông người, tránh xa các khu vực bị ô nhiễm. Hạn chế ra ngoài khi mưa nắng thất thường. Khi đi ngủ, thai phụ không nằm thẳng luồng gió thổi vào mặt, đề phòng bị ngạt mũi.

Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi, nhiều loại thuốc trị cúm có thể dùng cho người bình thường, nhưng khi dùng cho bà bầu có thể dẫn đến sảy thai, dị tật, nhiễm độc thai nghén.

Trường hợp sốt cao kéo dài, mệt mỏi nhiều nên đến bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Chủ Đề