Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích bàng một đoạn văn ngắn

Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du

Bình Minh 10/06/2017 Ngữ văn lớp 9

Share
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

Nội dung bài viết

  • 1 Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du Bài làm 1
  • 2 Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du Bài làm 2
  • 3 Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du Bài làm 3

Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du Bài làm 1

Thúy Kiều là nhân vật lí tưởng của Nguyễn Du với sự trọn vẹn về tài và sắc nhưng cuộc đời Kiều lại long đong, lận đận. Qua nhân vật Thúy Kiều, tác giả muốn gửi gắm những khát vọng sống, khát vọng yêu mạnh liệt nhất. Trong những năm tháng đày đọa bản thân, cảnh kiều sống ở lầu Ngưng Bích khiến người đọc rưng rưng. Nguyễn Du đã gợi tả thành công hình dáng và tâm lí của Thúy Kiều khi sống ở chốn lầu xanh qua đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Cuộc đời của Thúy Kiều sau khi rơi vào tay Mã Giám Sinh là những chuỗi ngày đằng đằng nhớ thương và nước mắt. Thúy Kiều bị chà đạp và vùi dập không xót thương. Những kẻ mua thịt bán người đã không từ mọi thủ đoạn để có được Kiều, và rồi để hành hạ Kiều. Thúy Kiều đã định tìm đến cái chết để giải thoát bản thân nhưng Tú Bà đã biết được và đem Kiều sống tại lầu Ngưng Bích một nơi lạnh lẽo tình người. Thực chất hành động này của mụ chính là giam lỏng kiều, dần dần buộc Kiều tiếp khách.

Khung cảnh lầu Ngưng bích khiến người đọc phải xót xa:

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Cụm tù Bát ngát xa trông đã gợi lên sự vô tận của không gian, của thiên nhiên. Đâu là bến bờ, đâu là điểm dừng chân hình như là không có. Một khung cảnh cô liêu, hoang lạnh đến rợn người. Thúy Kiều nhìn xa chỉ thấy những dãy núi, những cồn cát bay mù trời. Nàng chỉ biết làm bạn với cảnh vật vô tri, vô giác, ảm đảm và quạnh quẽ đến thê lương. Chỉ một vài chi tiết nhưng Nguyên Du đã khắc họa thành công khung cảnh lầu Ngưng Bích đơn côi.

Trong khung cảnh này, Thúy Kiều vẫn luôn nhung nhớ về chốn cũ, về người xưa. Nỗi nhớ ấy da diết và day dứt:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Dù trong hoàn cảnh éo le như thế này nhưng tấm lòng son của Thúy Kiều vẫn nhung nhớ tới một người khi tưởng lại những kỉ niệm êm đẹp từng có. Kiều xót xa kkhi nghĩ tới cảnh Kim Trọng còn mong chờ tin tức của nàng. Rồi nhìn lại mình, thấy nhơ nhuốc và hoen ố. Thúy Kiều đã không thể giữ trọn lời hứa với chàng Kim. Nàng nằng tấm son gột rửa bao giờ cho phai, những gì nang chịu đựng, những gì kẻ xấu làm với này biết bao giờ chàng Kim thấu, biết bao giờ có thể gột rửa đây? Một tiếng lòng đầy đau đớn và thê lương.
Nghĩ về người yêu đã xót, Thúy Kiều còn xót xa hơn khi nghĩ về cha mẹ:

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấm lạnh những ai đó chờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi ngồi gốc tứ đã vừa người ôm

Thúy Kiều chua xót khi nghĩ cảnh cha mẹ đã già yếu, héo hon từng ngày. Nàng lo lắng không biết có ai chăm sóc cho cha mẹ hay không. Nàng ân hận và chua xót khi không được phụng dưỡng mẹ già. Một người con gái hiếu thảo, nhưng đành lặng lẽ nhớ và lặng lẽ chờ mong ngày đoàn tụ.

Thúy Kiều một người con gái dù sống trong cảnh nhơ nhuộc nhưng chữ hiếu và chữ tình vẫn còn da diết trong trái tim của Kiều.

Con người đã buồn thê lương, nhìn ra cảnh bật dường như càng thê lương hơn:

Xem thêm: Tóm tắt văn bản Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14 của Ngô Gia Văn Phái

Buồn trông của bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cảnh buồn xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Những câu thơ chua xót, cứa vào lòng người người đọc nhiều đớn đau mà Kiều phải trải qua. Chiều hôm là thời gian mà nỗi buồn cứ thế ùa về, hiển hiện bao nhiêu thương nhớ nhưng đành câm lặng. Điệp từ Buồn trông như khắc khoải, như chờ mong và như nén lại trong lòng. Thúy Kiều ví mình như hoa trôi vô định, không có điểm dừng, không biết về đâu.

Màu xanh xuất hiện ở cuối đoạn trích dường như càng khiến cho cảnh thêm tái tê hơn:

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh

ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Một bức tranh chỉ có màu buồn, buồn đến thê thảm và buồn đến não nề. Dường như người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Màu cỏ, màu mây, màu nước, đều là màu xanh xanh, nhưng không phải màu xanh tươi mới mà là màu xanh đến rợn người, mờ mịt và đầy tối tăm.

Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh để khắc họa được tâm trạng đầy ngổn ngang giữa một khung cảnh ảm đạm, tái tê khiến người đọc không cầm được cảm xúc. Nguyễn Du với những nét vẽ tài tình đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp, một vẻ đẹp đến thê lương cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du Bài làm 2

Trong Truyện Kiều, có nhiều đoạn thơ tả rất hay nỗi cô đơn, nhớ nhà củaKiều, nhưng không đoạn thơ nào thể hiện được trạng thái bi đát, bế tắc, đơn côinhư đoạnKiều ở lầu Ngưng Bích.

Sau khi biết mình bị bán vào lầu xanh, Kiều đã tự tử nhưng không chết. BiếtKiều tính khảng khái, cứng rắn, Tú Bà cho Kiều ở riêng trong lầu Ngưng Bích đểthực hiện âm mưu khác. Trong thời gian này, sức khỏe của nàng mới được hồiphục, nhưng tình cảm lại rất cô đơn. Chết thì nàng không chết nữa, vì sợ bị liênlụy đến cha mẹ, nhưng sống thì sẽ sống như thế nào? Một thân một mình nơihoàn toàn xa lạ, từ cổ vỏ thân? Đây là đoạn thơ bay nổi tiếng trong TruyệnKiều, cực tả nỗi lòng cô đơn, buồn thảm, bi đất của nàng.

Nguyễn Du vẽ ra khung cảnh xung quanh theo con mắt buồn, cô đơn của Kiều Hai chữ khóa xuân [điển tích Tam quốc] rất đẹp nhưng thực chất là Kiềubị giam lỏng. Lầu Ngưng Bích cao quá, trơ trọi quá, Kiều chỉ còn ở chung, làmbạn với non xa, trăng gần. Một cảm giác trơ trọi, rợn ngợp, lơ lửng nhìn ra emthấy không gian bao la, xa vời: non xa, xa trông, cát vàng, cồn nọ, bụi hổng, dặmkia tịnh không bóng cây, bông nhà, bóng người. Về thời gian, sớm làm bạn vớìmây, khuya đêm làm bạn với đèn, thức ngủ một mình thui thủi, triền miên thậtlà bé bàng, chán ngán vô vọng. Buồn vì cảnh một phần, phần khác là vì tình: Đólà nỗi buồn chia sẻ lòng nàng.

Thứ hai, nhà thơ cực tả nỗi lòng thương nhớ người thân.

Người đầu tiên được nàng nhớ là Kim Trọng người tình đầu tiên mà đã cùng nàng thề non hẹn biển Trong tâm trí nàng vẫn còn như in hình ảnh hai người sẽcùng nhau uống rượu thế bối dưới trăng. Thương nhất là việc Kim Trọng chưabiết Kiều đã thuộc về người khác, vẫn hàng đêm ngày thương nhớ nàng uổngcông. Hết thương Kim Trọng lại thương mìnhTấm son là tấm lòng son sắt thủy chung của Kiều với Kim Trọng. Mối tìnhnày không bao giờ nàng có thể quên. Kế đến là thương nhớ cha mẹ già Tựa cửalà hình ảnh ngóng trông. Tưởng tượng cha mẹ đang tựa cửa trông ngóng nàngvề. Cảm thấy xa nhà đã rất lâu [cách mấy nắng mưa] và cha mẹ đã già [gốc từ đã vừa người ôm].

Xem thêm: Giải Toán lớp 9 Bài 1: Hàm số y = ax2 [a 0]

Hiển nhiên Kiều cũng nhớ hai em, song chàng Kim và cha mẹ vẫn là mối tình cảm tha thiết gắn bó nhất trong lòng nàng.

Cuối cùng, nhìn đến tình cảnh trống trải, xa vắng mà nghĩ đến thân phậnĐây là những câu thơ réo rất bậc nhất về nỗi buồn luân lạc, bơ vơ. Mỗi câu nhưgợi lên một nỗi buồn thảm, hãi hùng, lắng sâu trong kí ức

Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi một nỗi buồn sâu thẳm.

Buồn trông là buồn mà nhìn xa, buồn mà trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽđến làm đổi thay tình trạng hiện tại, nhưng chỉ vô vọng, hão huyền: Hình nhưnàng đang mong một con thuyền, một cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấpthoáng xa xa, không rõ như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Lại trông ngọnnước từ cửa sông chảy ra biển, ngọn sóng xô đẩy cánh hoa trôi dạt, không biết vềđâu. Ngồi trên lầu cao, làm sao Kiều thấy được cánh hoa trên dòng nước? Đây chỉlà cảnh tưởng tượng về số phận của mình. Lại trông chân mày, cánh đồng, mặt đấtmột màu mờ mịt, xanh xanh, chẳng có chân trời. Trông gió cuốn mặt duềnh [Chỗăn sâu vào đất liền thànhvũng, vụng]. Gió cuốn làm sóng vỗ dào dạt, ầm ầm. Tấtnhiên, dù lầu Ngưng Bích có sát bờ biển cũng không thể nghe rõ tiếng sóng kêuquanh ghế ngồi được. Đó là hình ảnh vừa thực vừa ảo. Người cảm thấy sóng vỗdưới chân, đầy hiểm họa như muốn nhấn chìm nàng xuống vực.

Tám câu thơ là thực cảnh là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh của sự vô vọng,dạt trôi, bế tắc và chao đảo, nghiêng đổ. Đây là lúc tình cảm của nàng Kiềumong manh nhất, yếu đuối nhất, là lúc nàng dễ rơi vào cạm bẫy, như nàng sẽ rơivào tay Sở Khanh ngay sau đó.

Không gian bao la, rợn ngợp, không một bóng người. Thời gian như dồn lại, khôngbiết bao nhiêu buổi sáng, buổi chiều lặp lại. Con người trở nên nhỏ bé, bất lực cô đơn,trơ trọi. Nghệ thuật góp phần kéo dài nỗi buồn vô vọng, vô tận của con người.

Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du Bài làm 3

Gia đình bất ngờ gặp tai biến, cha và em bị bắt, Kiều phải tự nguyện bán mình để cứu họ, nàng không thể ngờ rằng mình lại bị lọt vào tay bọn buôn thịt bán người. Nàng đã toan bề tự vẫn, nhưng Tú Bà cứu chữa kịp, đưa nàng ra lầu Ngưng Bích cùng với lời hứa hẹn ngon ngọt. Đến với đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ta sẽ thấm thía nỗi buồn nhớ, cô đơn lo âu của Kiều trong những ngày tháng nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

Ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động từ nỗi buồn mênh mang vô tận đã lan toả, thấm đượm vào cảnh vật. Một mình Kiều sống trong cảnh cấm cung bơ vơ nơi quê người đất khách. Không gian vắng lặng, hoang sơ không một bóng người, chỉ có thiên nhiên làm bạn với Kiều;

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Ngày nàng ngắm núi xa, cảnh núi non xa mờ gợi lên nỗi buồn, niềm thương nhớ da diết với cha mẹ, người yêu. Đêm nàng ngắm vầng trăng và cảm thấy nó rất gần như ở chung với mình. Tuy chỉ là những câu thơ tả cảnh nhưng chúng ta cũng thấy hình ảnh Kiều cô đơn. Không gian thơ càng mở rộng bốn bề bát ngát thì hình ảnh Kiều càng trở nên bé nhỏ, côi cút bơ vơ. Nàng không có ai để cùng chia sẻ nỗi lo âu sợ hãi của người thiếu nữ lần đầu tiên xa nhà. Giữa nền thiên nhiên mênh mông rộng lớn, bát ngát ấy, một nỗi niềm choáng ngợp tâm hồn nàng là nỗi bẽ bàng. Đó là nỗi chán ngán cô đơn, chán cho cảnh ngộ của mình, thân phận mình xinh đẹp là thế, tài hoa là thế mà giờ đây chỉ còn biết làm bạn với mây buổi sớm, ngọn đèn đêm khuya:

Xem thêm: Suy nghĩ về tinh thần tự học

"Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."

Cảnh ở đây gắn vào tình người, làm nên bức tranh tâm tình sinh động và bức tranh này được hình thành bằng tâm cảnh của Thuý Kiều, đó là bi kịch nội tâm.

Một mình cô đơn lẻ bóng trước lầu Ngưng Bích, trong lòng Kiều trào lên nỗi nhớ những người thân yêu. Nàng hướng tình cảm của mình tới Kim Trọng. Trong kí ức của nàng kỉ niệm của đêm thề nguyện đính ước dưới trăng vẫn còn đang nóng hổi, tươi rói:

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ."

Giờ đây Kiều đang ngóng đợi hình bóng chàng Kim với nỗi sầu tư. Nguyễn Du đã miêu tả chính xác, qua từ "tưởng" đó là tưởng nhớ, tưởng tượng lại. Không những thế, sau tình cảm bồi hồi da diết nhớ đến Kim Trọng, trái tim Kiều lại thổn thức tình cảm của đứa con xa nhà nhớ về cha mẹ. Tự nguyện bán mình để lấy tiền chuộc cha, Kiều đã làm tròn chữ hiếu. Nhưng trong lòng người con gái hiếu thảo vẫn canh cánh một nỗi xót xa khi cha mẹ đã già mà không có mình bên cạnh để nâng giấc, chăm sóc. Nàng hình dung ra bóng dáng song thân đang mỏi lòng tựa cửa ngóng tin con và xót xa tự hồi giờ đây ai là người đang thay mình quạt nồng, ấp lạnh:

"Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ"

Nhìn đâu Kiều củng thấy buồn, đúng như Nguyễn Du đúc kết: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, Kiều dù đang bơ vơ nơi góc bể chân trời nhưng nàng không hề nghĩ tới mình, luôn lo lắng cho người khác. Dù trong cảnh ngộ nào Kiều cùng ngời sáng lên đức hi sinh tấm lòng vị tha, nhân hậu.

Qua ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du, nỗi buồn của Kiều càng được tô đậm thêm qua mỗi lần điệp từ buồn trông được cất lên là mở ra một bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng. Không gian bao la bát ngát nơi cửa bể vào lúc chiều tà, bóng xế để gợi lên trong lòng người nỗi nhớ thương. Nhìn cánh buồm thấp thoáng xa xa, trong lòng Kiều trào lên nỗi khát khao cùng cánh buồm về quê hương. Rồi trông cánh hoa mỏng manh trôi dạt trên dòng nước cuốn, nàng nghĩ tới thân phận lênh đênh của mình. Hình ảnh nội cỏ rầu rầu giữa một không gian chân mây, mặt đất gợi trong lòng nàng nỗi lo lắng cho một tương lai mờ mịt:

"Buồn trông cửa bề chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh"

Âm thanh của tiếng sóng ầm ầm trong cảnh gió cuốn mặt duềnh là nỗi sợ hãi của Kiều trước bão tố cuộc đời đang chờ đón nàng phía trước. Nàng tưởng như mình đang ngồi giữa biển khơi, bốn bên sóng dữ gào thét, dội cả vào tâm hồn, vây bủa lấy nàng:

"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."

Bức tranh thiên nhiên ấy cũng là bức tranh tâm cảnh trong tâm hồn Kiều đầy lo âu, thấp thỏm, bất an.

Nguyễn Du quả là bậc thầy trong việc miêu tả nội tâm nhân vật và sử dụng các biện pháp tu từ rất độc đáo. Đó là một bức tranh tả cảnh ngụ tình thể hiện một đặc sắc trong bút pháp nhà thơ: cảnh và tình bao giờ cũng hoà quyện với nhau. Nhưng phải chăng đặc sắc nhất vẫn là tình của nhà thơ với nhân vật của mình, đối với con người và đối với cuộc đời, nói một cách khác, đó là giá trị nhân văn của đoạn trích, bắt nguồn từ tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.

Qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, hẳn người đọc sẽ có suy nghĩ về nhân vật Kiều, một cô gái chung thuỷ với người yêu, hiếu thảo với cha mẹ. Và ta càng căm giận xã hội bất công, tàn bạo đã đày đọa những con người tài hoa như nàng phải sa vào kiếp sống tủi nhục ở chốn lầu xanh.

Share
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

Video liên quan

Chủ Đề