Campuchia nằm ở phía nào của bán đảo đông dương

- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa [Đà Nẵng], Trường Sa [Khánh Hòa].

  1. Vùng biển

- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

  1. Vùng trời

- Là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lý

  1. Ý nghĩa về tự nhiên

- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.

- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.

- Có sự phân hóa da dạng về tự nhiên, phân hóa Bắc - Nam, Đông - Tây, thấp - cao.

- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán.

  1. Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng

- Về kinh tế:

+ Thuận lợi phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế [khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…].

- Về văn hóa - xã hội: Thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Vị trí địa lý : Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan, Đông giáp Việt Nam, Đông Bắc giáp Lào, Nam giáp biển. Sông ngòi: tập trung trong 3 lưu vực chính [Tonlé Thom, Tonlé Sap và Vịnh Thái Lan]. Phân bố địa hình: đồng bằng chiếm 1/2 diện tích, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

  1. Khái quát: - Tên nước : Vương quốc Campuchia [The Kingdom of Cambodia] - Diện tích : 181.035 km2. - Thủ đô : Phnom Penh. - Vị trí địa lý : Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan, Đông giáp Việt Nam, Đông Bắc giáp Lào, Nam giáp biển. Sông ngòi: tập trung trong 3 lưu vực chính [Tonlé Thom, Tonlé Sap và Vịnh Thái Lan]. Phân bố địa hình: đồng bằng chiếm 1/2 diện tích, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước. - Dân tộc : Người Khmer chiếm 90% gồm Khơ-me giữa [Khmer Kandal], Khơ-me Thượng [Khmer Loeur] và Khơ-me dưới [Khmer Krom]... Ngoài ra còn có: người Mã Lai, Chàm, Lào, Miến Điện, Việt Nam, Thái Lan, Hoa... - Ngôn ngữ : Tiếng Khơ-me là ngôn ngữ chính thức [95%]. - Tôn giáo : Đạo Phật [khoảng 90%] được coi là Quốc đạo. - Dân số : 13.971.000 người [2006] II- Lịch sử phát triển: - Vương quốc Khơ-me ra đời vào cuối thế kỷ thứ 9 trên lãnh thổ của Phù-nam và Chân-lạp trước đây. Kinh đô lúc đó là Angkor. Từ cuối thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13, Vương quốc Khơme phát triển hưng thịnh. - Những năm 60 của thế kỷ 19 thực dân Pháp xâm chiếm Đông Dương; năm 1863 đặt Campuchia dưới sự bảo hộ của Pháp và đến 1884 Campuchia trở thành thuộc địa của Pháp. - Năm 1941, Vua Norodom Sihanouk đã vận động đấu tranh giành lại nền độc lập cho Campuchia. Ngày 09/11/1953, Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Campuchia. Tháng 4/1955, Sihanouk thoái vị nhường ngôi Vua cho cha là Norodom Suramarith để thành lập Cộng đồng xã hội bình dân. Trong cuộc tuyển cử 9/1955, Cộng đồng xã hội bình dân đã giành được thắng lợi lớn, Sihanouk trở thành Thủ tướng. Năm 1960, Quốc vương Norodom Suramarith qua đời, Sihanouk được Quốc hội bầu làm Quốc trưởng Campuchia. - Ngày 18/3/1970, Lon Nol-Siric Matak, được sự hậu thuẫn của Mỹ đảo chính lật đổ Sihanouk, thành lập "Cộng hoà Khơ-me" [10/1970]. Quốc vương Sihanouk và Hoàng tộc sang cư trú tại ở nước ngoài. - Ngày 17/4/1975, Pol Pot lật đổ Lon Nol, thành lập nước "Campuchia dân chủ", thực hiện chế độ diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử của Campuchia. - Ngày 2/12/1978, Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia ra đời do ông Heng Samrin làm Chủ tịch. Ngày 07/1/1979, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia đã đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot-Iêng Xary, thành lập nước "Cộng hoà Nhân dân Campuchia", năm 1989 đổi thành "Nhà nước Campuchia" [SOC]. - Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình Campuchia được ký kết tại Paris [Pháp]. Ngày 23-25/5/1993, Tổng tuyển cử lần thứ nhất ở Campuchia do Cơ quan quyền lực lâm thời của Liên hợp quốc [UNTAC] tổ chức. Ngày 24/9/1993, Quốc hội mới và Chính phủ Liên hiệp CPP-FUNCINPEC [FUN] nhiệm kỳ I được thành lập, tên nước đổi thành Vương quốc Campuchia theo chế độ Quân chủ lập hiến. N. Sihanouk lên ngôi Vua. - Ngày 26/7/1998, Tổng tuyển cử lần thứ hai, tiếp tục là Chính phủ liên hiệp giữa CPP và FUNCINPEC. Hun Sen làm Thủ tướng, Hoàng thân Ranariddth giữ chức chủ tịch Quốc hội. - Ngày 27/7/2003, Tổng tuyển cử lần thứ ba, Chính phủ liên hiệp CPP-FUNCINPEC nhiệm kỳ III được thành lập, Xăm-đéc Hun Sen tiếp tục giữ chức Thủ tướng, Hoàng thân Ranariddh giữ chức Chủ tịch Quốc hội. - Ngày 06/10/2004, Quốc vương Norodom Sihanouk tuyên bố thoái vị; ngày 14/10/2004, Hội đồng Ngôi Vua bầu Hoàng tử Norodom Sihamoni làm Quốc vương mới. Ngày 29/10/2004 Quốc vương N. Sihamoni chính thức đăng quang. III. Thể chế chính trị: 1- Thể chế nhà nước: Hiến pháp năm 1993 qui định Campuchia là quốc gia Quân chủ lập hiến; phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp. Đứng đầu nhà nước là Quốc vương [Norodom Sihamoni, lên ngôi ngày 29/10/2004]. Đứng đầu Chính phủ hiện nay gồm 01 Thủ tướng và 07 Phó Thủ tướng. Nội các: Hội đồng Bộ trưởng do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm. - Quốc hội : Chủ tịch Quốc hội Xăm-đéc Heng Xom-rin; có 123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. - Thượng viện : Chủ tịch: Xăm-đéc Chea Sim; nhiệm kỳ 5 năm; Thượng viện có 61 ghế. - Các đảng chính trị: Hiện nay, ở Campuchia có các Đảng lớn là: Đảng Nhân dân Campuchia [CPP], Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất [FUNCINPEC] nay tách thành ba là Đảng FUNCINPEC, Đảng Ranaridh [NRP] và Đảng Thômicô [SCNFP], Đảng Sam Rainsy [SRP]... IV. Kinh tế: - Campuchia là nước nông nghiệp [70% dân số làm nghề nông], có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ. Angkor Wat được xếp là một trong số các kì quan nổi tiếng của thế giới. Năm 2005, Campuchia đã sản xuất được gần 6 triệu tấn thóc [tăng 43% so với năm 2004] đạt sản lượng cao nhất trong 27 năm qua. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2005 đạt 13,4% [so với năm 2004 là 11,7%]. Bình quân đầu người 432 USD/năm. Tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Campuchia [CG] lần thứ 8 [03/3/2006], các nước đã cam kết tài trợ cho Campuchia khoảng 1,4 tỉ USD cho giai đoạn 2006-2008, riêng năm 2006 là 601 triệu USD. - Thị trường xuất khẩu chính của Campuchia là Mỹ, EU, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam... Kinh tế chủ yếu dựa vào 3 ngành chính là: xuất khẩu dệt may, du lịch và xây dựng.
  2. Chính sách đối ngoại: Theo quy định của Hiến pháp, Campuchia thực hiện chính sách trung lập, không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác; đồng thời, chú trọng quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng và khu vực. Campuchia tích cực thúc đẩy chính sách phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, du lịch, hội nhập quốc tế và khu vực. Campuchia là thành viên LHQ, KLK, thành viên thứ 10 của ASEAN [tháng 4/1999], thành viên chính thức thứ 148 của WTO [tháng 9/2003], gia nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao ASEM 5 [tháng 10/2004] tại Hà Nội. Campuchia cũng tích cực tham gia các khuôn khổ hợp tác khu vực khác như: Uỷ hội Mekong quốc tế [MRC] ; Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia [CLV]; Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng [GMS]; Hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawadi-Chao Praya-Mekong [ACMECS]; Hành lang Đông Tây [WEC]... VI. Quan hệ với Việt Nam: Về chính trị: - Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967. Hai nước sẽ tổ chức kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 6/2007. - Hai nước có truyền thống hợp tác, hỗ trợ nhau trong đấu tranh giải phóng dân tộc [chống Pháp, chống Mỹ], cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước. - Năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam vào Campuchia giúp lực lượng cách mạng Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, giúp Campuchia hồi sinh. Tháng 10/1991, Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết. Campuchia tiến hành Tổng tuyển cử tháng 5/1993 do LHQ bảo trợ và Chính phủ Hoàng gia Campuchia được thành lập. - Từ 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Vừa qua hai bên đã tiếp tục trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao. Đặc biệt trong chuyến thăm chính thức Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới theo hướng “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Thủ tướng Hun Sen thăm Việt Nam tháng 10/2005, hai nước đã ký Hiệp định bổ sung Hiệp định hoạch định biên giới Quốc gia năm 1985; nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Campuchia [6-7/3/2006], hai nước đã ký thêm một số thỏa thuận hợp tác mới; các chuyến thăm nước ta của Quốc vương N. Sihamoni [16-18/3/2006], Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin [6-11/7/2006]; chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng [12/2006], Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết [27/2-1/3/2007] và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng [25-28/4/2007]. Các chuyến thăm này đã góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Các Bộ, ngành, địa phương hai bên cũng xúc tiến việc trao đổi đoàn ở các cấp. Về hợp tác kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác: - Hai bên chú trọng đẩy mạnh hợp tác theo các thoả thuận đã ký, phối hợp giải quyết tốt những vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển. Hội nghị hợp tác phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia đã đánh dấu một cơ chế hợp tác mới giữa các tỉnh giáp biên. Đến nay, hai nước đã tổ chức Hội nghị trên được ba lần [lần thứ nhất [9/2004], lần thứ hai [9/2005] và lần thứ ba [12/2006]. - Hai nước đã thành lập Uỷ ban hỗn hợp về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật [tháng 4/1994]. Uỷ ban đã tiến hành được 8 kỳ họp [dự kiến kỳ họp lần thứ 9 sẽ diễn ra vào tháng 8/2007 tại Campuchia]. Tại mỗi kỳ họp của Uỷ ban hỗn hợp, hai nước kiểm điểm việc thực hiện các kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, thương mại, quân sự, an ninh..., đồng thời đưa ra các kế hoạch mới cho những năm tiếp theo. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước không ngừng tăng, trung bình tăng 40% [2000: 180 triệu USD, 2001: 185 triệu USD, 2002: 240 triệu USD, 2003: 350 triệu USD, 2004: 515 triệu USD, 2005: 692 triệu, 2006: khoảng 950 triệu USD]. Hai nước đặt mục tiêu phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều đến năm 2010 đạt 2 tỷ USD. - Ngoài ra, hai nước cũng quan tâm thúc đẩy hợp tác về giáo dục, đào tạo, năng lượng-điện, y tế, giao thông vận tải.v.v..., hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biên và thành phố có quan hệ kết nghĩa, góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước. - Hai bên cũng đẩy mạnh hợp tác trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như ASEAN, Ủy hội sông Mê kông [MRC], Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng [GMS], Hành lang Đông-Tây [WEC], Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-Chao Praya-Mekong [ACMECS], CLMV, Tam giác phát triển ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia..../.

Chủ Đề