Cán bộ quản trị là gì

Ngày nay, nhà quản trị [tiếng Anh: Administrator] được giải thích theo rất nhiều cách khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ và thống nhất được khái niệm về một nhà quản trị.

  • 09-08-2019Nguyên lí Pareto [Pareto Principle] là gì? Áp dụng nguyên lí Pareto như thế nào?
  • 09-08-2019Qui luật tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa lợi ích là gì?
  • 09-08-2019Qui luật cung cầu [Law of Supply and Demand] là gì? Xây dựng qui luật cung cầu
  • 09-08-2019Quản trị kinh doanh [Business Administration] là gì? Đặc điểm và mục đích
  • 09-08-2019Hiệu quả kinh doanh [Business Efficiency] là gì?

Hình minh họa. Nguồn: davidfleming

Nhà quản trị [Administrator]

Khái niệm

Nhà quản trị trong tiếng Anh gọi là Administrator.

Ngày nay thuật ngữ nhà quản trị được nhiều người hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có người định nghĩa một cách đơn giản, "nhà quản trị là người tổ chức, phối hợp thực hiện các công việc trong doanh nghiệp có hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức".

Tuy nhiên, để hiểu được bản chất cốt lõi củanhà quản trị là gì, trước tiên cần nắm được những khái niệm sau đây:

Lao động bao gồm hai loại là lao động sản xuất và lao động quản trị. Trong lao động sản xuất có lao đông sản xuất trực tiếp [công nhân tạo ra sản phẩm, dịch vụ] và lao động sản xuất gián tiếp [ở các cương vị chỉ huy sản xuất hoặc tiến hành các hoạt động phục vụ, quản trị ở khu vực sản xuất hoặc tạo ra dịch vụ].

Tương tự như vậy, lao động quản trị cũng được chia thành cán bộ quản trị [những người có chức vụ quản trị] và nhân viên quản trị [những người không ở các cương vị quản trị, chỉ huy nhất định].

Như vậy, lực lượng lao động quản trị làm việc ở cả hai khu vực là khu vực quản trị [bao gồm cả cán bộ và nhân viên quản trị] và khu vực sản xuất [bao gồm cả cán bộ chỉ huy sản xuất và nhân viên quản trị ở khu vực sản xuất].

Để hiểu rõ và thống nhất khái niệm nhà quản trị, cần xuất phát từ khái niệm quản trị. Như đã biết, "quản trị kinh doanhlà quản trị các hoạt động kinh doanh nhằm duy trì, phát triển một hoặc các công việc kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó".

Từ khái niệm quản trị, quản trị đã được hiểu chính xác là các hoạt động của con người ở lĩnh vực quản trị, các hoạt động này bao gồm cả hoạt động thực hiện các kĩ năng của nghề quản trị như kế hoạch hóa, tổ chức, phối hợp và kiểm soát.

- Nếu người nào đó chỉ có quyền tự thực hiện các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, phối hợp và kiểm soát thì người đó chỉ là nhân viên quản trị.

- Nếu người nào đó không chỉ có quyền tự thực hiện các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, phối hợp và kiểm soát mà còn có quyền điều khiển người khác thực hiện các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, phối hợp và kiểm soát thì người đó là cán bộ quản trị.

Kết luận lại, có thể hiểu nhà quản trị là những người thực hiện và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản trị. Theo cách hiểu này, trong một doanh nghiệp chỉ có hai loại lao động là lao động sản xuất và lao động quản trị. Bước đầu của lao động quản trị là nhân viên quản trị, sau đó có thể thăng tiến trong các thứ bậc của nghề quản trị.

Vai trò của nhà quản trị

Một nhà quản trị tốt phải bao quát được 5 chức năng là lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp, lãnh đạo, kiểm soát. Các nhà quản trị ở các cấp đều cần thực hiện các chức năng này, tuy nhiên thời gian mà các nhà quản trị bỏ ra tùy thuộc vào từng cấp quản trị trong từng doanh nghiệp khác nhau.

Để làm rõ các công việc của các nhà quản trị, cũng như các cách ứng xử khác nhau của họ đối với mọi người và mọi tổ chức khác, Henry Mentzberg đã đưa ra 10 loại vai trò khác nhau như sau mà nhà quản trị phải thực hiện và chia chúng thành 03 nhóm lớn như sau:

Nhóm vai trò thông tin

- Thu thập thông tin: Tìm kiếm và thu thập thông tin thông qua các tạp chí và báo cáo, giữa mối quan hệ với các đối tượng hữu quan.

- Truyền đạt: Truyền đạt thông tin cho các thành viên nội bộ tổ chức qua nhật kí, báo cáo, điện thoại.

- Phát ngôn: Truyền đạt các thông tin cho bên ngoài tổ chức qua các báo cáo, bài phát biểu.

Nhóm vai trò quan hệ với con người

- Đại diện: Tham gia vào các sự kiện khác nhau: phát biểu, giới thiệu, tượng trưng cho tổ chức.

- Lãnh đạo: Duy trì mối quan hệ mạng lưới làm việc nội bộ với bên ngồi và giúp cung cấp thông tin.

- Liên hệ: Duy trì thông tin giữa bên trong và bên ngoài tổ chức qua thư điện tử, điện thoại và hội thảo.

Nhóm vai trò quyết định

- Doanh nhân: Hoàn thiện các dự án, thiết kế các ý tưởng mới, khuyến khích cải tiến, đổi mới.

- Giải quyết xáo trộn: Có những hành động đúng khi có khó khăn, xung đột, thích ứng với môi trường.

- Phân phối: Chịu trách nhiệm phân phối nguồn lực: chuẩn bị ngân sách, thời gian và thứ tự ưu tiên.

- Đàm phán: Đại diện cho đơn vị thương thuyết, đàm phán hợp đồng, doanh số, mua sắm và ngân sách.

Phân loại nhà quản trị

Phân loại theo tính cấp bậc của hệ thống gồm: Quản trị cấp cao, quản trị cấp trung, quản trị cấp cơ sở.

Phân loại theo tính chủ thể và khách thể gồm: Quản trị điều hành [chủ thể] và quản trị thực thi nhiệm vụ [khách thể].

Phân loại theo tính chất chuyên môn hóa công việc: Quản trị chuyên môn hóa, quản trị đa năng.

Tiêu chí đánh giá kĩ năng nghề nghiệp nhà quản trị

- Khả năng truyền thông

- Khả năng thương lượng, thỏa hiệp

- Tư duy sáng tạo mang tính toàn cầu

- Phản ứng linh hoạt, hành động lịch thiệp, am hiểu đa văn hóa

[Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân]

Nguyên lí Pareto [Pareto Principle] là gì? Áp dụng nguyên lí Pareto như thế nào?

09-08-2019 Qui luật tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa lợi ích là gì?

09-08-2019 Qui luật cung cầu [Law of Supply and Demand] là gì? Xây dựng qui luật cung cầu

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN TRỊ KINH DOANH 1. Về phẩm chất chính trị 2. Về năng lực chuyên môn 3. Về năng lực tổ chức 4. Về đạo đức và tư duy trong kinh doanh Để có thể hoàn thành tốt vị trí, vai trò, nhiệm vụ đặt ra cho cán bộ quản trị kinh doanh, thì từng loại cán bộ quản trị kinh doanh phải đạt được các yêu cầu sau: 1. Về phẩm chất chính trị Như đã biết, chính trị suy tới cùng là chính quyền, là uy tín của chính quyền đó so với chính quyền khác, đó là sự giàu có theo định hướng của mỗi nước đặt ra. Cho nên phẩm chất chính trị của cán bộ quản trị kinh doanh chính là: - Có khả năng và ý chí làm giàu hơn người khác trong khuôn khổ luật pháp và thông lệ thị trường. - Kiên định với lập trường của Nhà nước. Chính quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa luôn luôn có hai mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là: + Lợi nhuận, năng suất lao động và hiệu quả tăng lên không ngừng và + Bảo đảm sự phát triển ổn định của chế độ xã hội chủ nghĩa. Mỗi cán bộ quản trị kinh doanh trước khi thực hiện một công việc nào đó phải tự đặt câu hỏi và giải đáp đúng câu hỏi: “Mình làm thế sẽ được gì? Được cho ai? Và mất cho ai?” để có một quyết định đúng. Chính nhiều cán bộ quản trị kinh doanh, nhất là cán bộ lãnh đạo chỉ vì xuất phát từ lợi ích cá nhân trước các cám dỗ của dục vọng xấu xa, ích kỷ, gặp phải môi trường có nhiều sơ hở đã bị sa ngã vì đã không ý thức được các việc làm do bản thân thực hiện hoặc bị kẻ xấu chi phối họ. 2. Về năng lực chuyên môn
  2. Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, của đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh nói riêng. Yêu cầu về năng lực chuyên môn được thể hiện thành những đòi hỏi cụ thể như: + Biết lường hết mọi tình huống có thể xảy ra cho doanh nghiệp, cho bộ phận và phạm vi chức trách của mỗi người tùy thuộc chức trách đảm nhận. Cán bộ lãnh đạo phải lo chung cho cả hệ thống, cán bộ chuyên môn phải lo cho bộ phận công tác của mình, còn nhân viên phục vụ chỉ lo làm tốt phận sự theo đúng chức danh được giao; + Cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phải biết giao việc đúng cho cấp dưới và tạo điều kiện để cho cấp dưới thực hiện thành công. Nếu cấp trên không giao việc cho cấp dưới thì cấp dưới làm việc không hết lòng và cấp trên vì ôm đồm công việc mà không còn thì giờ để giải quyết các mối quan hệ ngoài hệ thống, ngoài bộ phận mà họ phụ trách. 3. Về năng lực tổ chức Đây cũng là một yêu cầu quan trọng của cán bộ quản trị kinh doanh. Đối với cán bộ lãnh đạo, yêu cầu đặt ra về năng lực tổ chức là: - Phải có óc quan sát [để quan sát thị trường, bạn hàng, đối thủ, các thay đổi của cơ chế quản lý chung], có kỹ năng và kiến thức sử dụng người; - Biết cần phải có cái gì và phải làm thế nào để có cái đó; - Dũng cảm, dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro; - Bền bỉ và quyết tâm giành thắng lợi ban đầu, giành thắng lợi liên tục trong kinh doanh; - Có ngoại hình tương đối; - Có khả năng làm việc với mọi loại người v.v... Đối với cán bộ chuyên môn, yêu cầu về năng lực tổ chức là phải biết vận hành, chỉ đạo đội ngũ nhân viên dưới quyền, thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn được giao, đón đầu các hướng phát triển mới để luôn luôn giành thế chủ động trong công tác.
  3. Đối với nhân viên phục vụ, phải biết khéo léo tổ chức hoàn thành phần việc được giao với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. 4. Về đạo đức và tư duy trong kinh doanh Cán bộ quản trị kinh doanh phải có phẩm chất đạo đức nhất định [thể hiện bởi các phẩm chất tốt đẹp như: vững vàng, tự chủ, sáng tạo, công tâm, trung thực, có văn hóa và tôn trọng con người, có thiện chí và tình đồng loại đối với nhau v.v...]. Cán bộ quản trị càng có vị trí, trách nhiệm cao, đòi hỏi về mặt đạo đức càng lớn. Mặt khác yêu cầu phải có tư duy hệ thống trong suy nghĩ, biết trận trọng các ý kiến của người khác. Các yêu cầu nói trên của cán bộ quản trị kinh doanh cần được thể chế hóa và tiêu chuẩn hóa để có căn cứ quan trọng cho việc tuyển chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ quản trị kinh doanh trong xã hội cho mọi thành phần kinh tế.

Page 2

YOMEDIA

Để có thể hoàn thành tốt vị trí, vai trò, nhiệm vụ đặt ra cho cán bộ quản trị kinh doanh, thì từng loại cán bộ quản trị kinh doanh phải đạt được các yêu cầu sau:

29-10-2009 1434 325

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề