Catch me if you can là gì

Dịch ở nhà mình thường xem lại các bộ phim điện ảnh cũ, tất nhiên cũng có nhiều phim cũ nổi tiếng mà mình chưa xem bao giờ. Lần này mình muốn chia sẻ một phim cũ rất hay đó là Catch Me If You Can - dành cho những ai chưa xem. Đây là phim dựa trên câu chuyện có thật về Frank Abagnale, được xem là “thánh" lừa đảo tại Mỹ vào những năm 60s bởi tính khôn ngoan của gã và Frank đã khiến FBI mỏi mệt truy đuổi trong nhiều năm.

Catch Me If You Can cũng là phim hội ngộ nhiều siêu sao điện ảnh nổi tiếng như Tom Hanks, Leonardo DiCaprio, Christopher Walken, Martin Sheen,…

Năm khởi chiếu: 2002 Thể loại phim: Hình sự, hài hước Đạo diễn: Steven Spielberg Các diễn viên: Leonardo DiCaprio, Tom Hanks, Amy Adams, Christopher Walken, Martin Sheen, Nathalie Baye,…

Lưu ý: Bài viết này không làm ảnh hưởng đến những ai chưa xem phim, bạn có thể tìm xem Catch Me If You Can trên Netflix

Nội dung hay, cuốn hút [không spoil, chỉ đề cập nội dung chung]

Như đã nói ở trên, Catch Me If You Can kể về Frank Abagnale [Leonardo thủ vai], vốn là một chàng trai mới lớn, ở tuổi 16 cũng là độ tuổi ngông cuồng, dễ làm bậy nếu như không có người khuyên bảo. Frank đã tìm cách lừa đảo bằng cách làm giả những tấm séc ngân hàng để rút tiền, kết hợp với khả năng mồm mép mà hắn tự tìm cách làm giả thẻ ID, bằng lái phi công, để trà trộn vào hãng hàng không lớn nhất bấy giờ là Pan Am,… Và rõ ràng khi Frank là phi công rồi thì hắn vừa được bay đi các nước miễn phí, vừa tiếp tục rút tiền mặt để xài từ những tấm séc “pha-ke" cho chính hắn tự in ra.

Trong phim, mọi hành động giả mạo của Frank đều sẽ khiến khán giả cuốn hút xem vì đâu ai ngờ ở ngoài đời thực từng có một con người tinh vi đến như thế. Không những thế, sau này Frank còn tự mạo danh làm luật sư và bác sĩ [làm hẳn cả trưởng khoa], hoạt động ngành nghề đều dựa hoàn toàn vào mồm mép của Frank hay những gì hắn học lõm được qua TV.

Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra - cảnh sát phải truy đuổi Frank đến cùng vì tội danh giả mạo và lừa tiền ngân hàng lên đến hàng triệu đô. Trong đó chịu trách nhiệm cho vụ này chính là Carl Hanratty, ông làm việc cho FBI cũng như đích thân để tóm bằng được Frank.

Với cái đầu khôn lỏi của Frank thì chưa chắc dễ bắt được hắn ta, Frank đã tìm cách thoát khỏi cuộc truy đuổi của FBI rất nhiều lần, cho nên tên phim và sách “Catch Me If You Can” mới ra đời.

Diễn xuất cực kỳ ấn tượng

Leonardo DiCaprio và Tom Hanks đều là những diễn viên mình rất thích bởi tài diễn xuất đỉnh cao của họ. Trong Call Me If You Can, các đoạn hội thoại và biểu cảm của nhân vật đều được thể hiện một cách xuất sắc và vô cùng tự nhiên.

Ngoài ra Christopher Walken [trong vai bố của Frank] cũng là vai diễn tạo nên tâm điểm của phim khi ông thể hiện được cảm xúc của một người bố kiểu: “biết thừa thằng con mình là kẻ lừa đảo, nhưng cố không để nó biết" 😁 .

Từ việc diễn viên thể hiện xuất sắc, dẫn đến cảm xúc xem Catch Me If You Can cũng đa dạng hơn: từ kịch tính, cho đến hồi hộp, một chút hài hước, và cuối cùng là buồn bã. Đối với mình, một bộ phim thể hiện được nhiều cảm xúc như vậy cho khán giả thì đã là phim thành công.

Màu sắc và bố cục trong phim rất đẹp [cảm nhận cá nhân]

Ok, mình không phải là một người đánh giá nghệ thuật, hay chuyên đánh giá phim, nhưng rõ ràng Catch Me If You Can được xây dựng bố cục, cảnh quay cho đến hậu cảnh cực kỳ đẹp và ăn nhập với nhau. Mình tin rằng những ai xem phim, để ý mọi thứ một chút xíu sẽ thấy ngay điều này.

Một số phân đoạn trong phim mình thấy đẹp [không có nhiều vì mình không chụp màn hình trong lúc xem được].

Examples: Setting: Playing Tag 1. "Catch me if you can" as the kid runs 2.A boy steals something from another boy, he runs and says "Catch me if you can" The phrase implies a challenge from the person who says it saying that they should try to catch him, if they even can, if they can catch up, if they can get to him, etc.

Đối với những ai là fan của chàng diễn viên điển trai đầy tài năng Leonardo Dicaprio thì 'Catch me if you can' thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời không thể bỏ lỡ.

Ra mắt từ năm 2002, 'Catch me if you can' dựa trên câu chuyện có thật về cuộc đời của 'thiên tài lừa đảo' trẻ nhất trong lịch sử nước Mỹ - Frank Abagnale [do Leo thủ vai], và màn rượt đuổi 'mèo vờn chuột' có một không hai với Carl Hanratty [Tom Hanks] - một nhân viên FBI - người được giao nhiệm vụ truy lùng Frank.

Trailer film

Người xem thích thú với nội dung của ‘Catch me if you can’ bởi những chuyện “phi thường” mà Frank Abagnale có thể làm – phi pháp, qua mặt công lý, và lừa gạt người khác một cách quá hoàn hảo – những chuyện tưởng chừng chỉ có trên phim lại là câu chuyện có thật của một con người trong thực tế, điều đáng nói hơn nữa là “nhân vật lịch sử này” còn chưa tròn 19 tuổi.

Niềm hạnh phúc của cậu bé Frank Abagnale ở những cảnh quay đầu

Dù còn chưa tốt nghiệp trung học nhưng cậu bé Frank Abagnale đã hóa thân vào biết bao thân phận ở nhiều vị trí đáng ngưỡng mộ, như chàng phi công điển trai quyến rũ của hãng Pan Am, bác sĩ trưởng khoa nhi, trợ lý chánh án tại tòa án tối cao bang Louisiana...với mục đích lừa gạt. Không chỉ thế, cậu còn ký hơn 4 triệu đô ngân phiếu giả ở tổng cộng 50 bang nước Mỹ và 26 nước trên thế giới.

Frank trong vai bác sĩ khoa nhi trong bệnh viện

Tuy đã đứng trên đỉnh cao của tiền tài và địa vị trong xã hội, nhưng sâu thẳm nơi tâm hồn Frank vẫn có một góc khuất, cậu vẫn là một “đứa trẻ” khao khát yêu thương, tình cảm và đầy bất an, hoảng loạn trước những sóng gió gây tan vỡ gia đình cậu. Ngay cả khi Frank ở đỉnh điểm của “vinh quang”, cậu vẫn cứ là một cậu bé dễ tổn thương và cô đơn đến cùng cực. Cậu kiếm được rất nhiều tiền, có thể làm bất kì điều gì mình thích, nhưng lại không thể cứu vãn được cuộc hôn nhân của cha mẹ. Cậu hoảng hốt, cậu chẳng có đến một mái ấm để trở về trong đêm Giáng sinh.

Cảnh quay khi Carl bắt được Frank trong đêm Giáng sinh

Frank điên cuồng muốn trốn chạy khỏi nỗi đau đó, cậu khao khát vô cùng được sự dìu dắt, chỉ bảo của cha: “Hãy dừng con lại”, và chính câu trả lời “Con không thể dừng lại” của người cha đã đẩy cậu bé ngã sâu thêm vào vòng xoáy tội lỗi. Frank lại tiếp tục lao vào thế giới phù phiếm của “hình thức” – ở thân phận của những kẻ có tiền - để quên đi số phận hiện tại, quên đi cái tên thật của mình, quên đi nỗi đau đến cay đắng trong lòng.

Frank Abagnale và cha sau cuộc họp phụ huynh

Điểm thu hút nhất trong phim có thể nói là việc xây dựng mối quan hệ - tình bạn kỳ lạ - của 2 nhân vật Frank Abagnale – kẻ lừa đảo, một tên tội phạm và Carl Hanratty – người đại diện cho công lý – một nhân viên FBI. Càng chạy trốn, Frank càng khao khát mình được tìm thấy, khao khát có ai đó kéo cậu ra khỏi vũng lầy của sự cô đơn, lẻ loi. Buồn thay, tuy luôn tìm kiếm để truy bắt Frank ra trước pháp luật, nhưng có lẽ trong cuộc sống này, Carl lại chính là người duy nhất quan tâm đến sự tồn tại của cậu bé, quan tâm đến thân phận của cậu trong những vỏ bọc hào nhoáng xa hoa: “Cậu thực sự là ai”, cũng chỉ có Carl mới thấu hiểu và đánh giá cao năng lực của cậu ở đời này. Có lẽ vì thế mà trong đêm Giáng sinh, khi không còn ai để gọi điện, khi không còn điểm tựa nào để bấu víu, cậu đã gọi cho Carl và mong mình sẽ “được tìm thấy” với sự quan tâm “đặc biệt” của ông dành cho cậu.

Carl và Frank trong một cảnh quay

'Catch me if you can' khép lại với một cái kết đẹp. Sự thông minh, tài giỏi và bản lĩnh của Frank Abagnale cuối cùng cũng đã được “định hướng” đi về phía con đường đúng đắn. Tuy nhiên, sự cô đơn, khao khát yêu thương và khoảng trống trong tâm hồn của cậu bé sẽ vẫn cứ mãi là nỗi ám ảnh và sự trăn trở trong lòng người xem.

Chủ Đề