Câu 5 cảm nhận về đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên

Vũ Nương là 1 nhân vật trong Chuyện người con gái Nam Xương - là một câu chuyện đặc sắc được trích ra từ tập Truyện kỳ mạn lục ] của nhà văn Nguyễn Dữ. Đặc biệt, trong đó hiện lên là hình ảnh nhân vật trung tâm của câu chuyện là Vũ Nương mà đã được tác giả giới thiệu là: Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dưng tốt đẹp. Vũ Nương hiện lên nổi bật hơn cả là vẻ đẹp tâm hồn bên trong của một người phụ nữ Việt Nam truyền thống: một người vợ thủy chung, luôn lo lắng cho chồng nơi biên ải xa xôi, một người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng và là một người mẹ yêu thương, chăm sóc cho con hết mực. Viết một bài văn về vẻ đẹp của Vũ Nương, ta cần nắm vững được văn bản chính, nắm bắt được những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết mà Nguyễn Dữ đã miêu tả người phụ nữ này, từ đó mà bình, cảm nhận để nảy lên nội dung. Sau đây, các bạn có thể tham khảo một số bài văn mẫu để có cách nhìn và cách viết khác. Chúc các bạn học tốt!

Các bài viết liên quan tới chủ đề vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương đáng chú ý:

  • Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
  • Phân tích vẻ đẹp Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi"
  • Phân tích về nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa"
  • Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương


Vũ Nương là 1 nhân vật tiêu biểu cho Phụ nữ Việt Nam với truyền thống rất tốt đẹp, tuy nhiên xã hội hiện nay để tìm 1 người phụ nữ như vậy cũng không hề dễ vì xã hội thay đổi thích cách sống cách suy nghĩ của mọi người cũng phải phù hợp hơn để thích nghi

BÀI VĂN MẪU SỐ 1: PHÂN TÍCH CẢM NHẬN VỀ VẺ ĐẸP CỦA VŨ NƯƠNG

Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện đặc sắc được trích ra từ tập Truyện kỳ mạn lục [tạm dịch: Ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ trong thế gian] của nhà văn Nguyễn Dữ. Đặc biệt, trong đó hiện lên là hình ảnh nhân vật trung tâm của câu chuyện là Vũ Nương mà đã được tác giả giới thiệu là: Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dưng tốt đẹp. Vũ Nương hiện lên nổi bật hơn cả là vẻ đẹp tâm hồn bên trong của một người phụ nữ Việt Nam truyền thống: một người vợ thủy chung, luôn lo lắng cho chồng nơi biên ải xa xôi, một người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng và là một người mẹ yêu thương, chăm sóc cho con hết mực.

Đọc Chuyện người con gái Nam Xương người đọc ấn tượng về nhân vật Vũ Nương một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Nàng chăm lo cho hạnh phúc gia đình giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Ước mong của màng thật bình dị, lời lẽ dịu dàng ấy chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm. Nàng cảm thấy thông cảm trước nỗi gian lao, vất vả của chồng sẽ phải chịu đựng: Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Để rồi khi còn một mình ở lại quê nhà nhưng nàng vẫn là người phụ nữ thủy chung Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Nỗi nhớ thương kéo dài năm tháng Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được

Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo, người mẹ yêu thương con. Nàng chăm sóc mẹ chồng chu đáo, cơm nước thuốc thang lễ bái lời nói hành động đã chứng tỏ nàng là người con dâu hiếu thảo tạo ra mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp. Đay cũng chính là cách nhìn cách viết mới của tác giả khi nhìn nhận về quan hệ của mẹ chồng nàng dâu ở xã hội phong kiến. Là một người mẹ nàng vô cùng yêu thương con của mình. Sau khi xa chồng nàng sinh bé Đản và một mình nuôi dạy con. Và khi bị chồng nghi oan nhưng vẫn giãi bày, giải thích để mong hàn gắn hạnh phúc gia đình, hành động chọn cái chết để minh chứng cho tấm lòng trong sạch của mình. Đó chính là lòng tự trọng của Vũ Nương. Và ngay cả khi được sống ở thế giới thần tiên sung sướng nhưng nàng vẫn nặng lòng nhớ đến gia đình và quê hương. Cuộc trở về của Vũ Nương kết thúc truyện cùng với lời từ biệt Đa tạ tình chàng thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa. Lời từ biệt đẫm trong nước mắt trong tâm trạng buồn mà sáng lên vẻ đẹp của con người coi trọng ơn nghĩa và tấm lòng vị tha.

Mặc dù là người phụ nữ đẹp người đẹp nét nhưng Vũ Nương lại có số phận bất hạnh. Với cuộc sống gia đình người chồng đa nghi và đó là nguyên nhân dẫn đến cảnh gia đình tan vỡ. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi hạnh phúc của người phụ nữ phải sống xa chồng. Cuộc sống cô đơn, buồn tẻ một mình Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được. những từ ngữ chỉ thời gian, những câu văn biền ngẫu hình ảnh mang tính ước lệ bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi chỉ thời gian hết mùa xuân lại đến mùa đông mà Trương Sinh vẫn chưa trở về làm cho Vũ Nương càng lo lắng nhớ thương trông đợi. Gánh nặng gia đình phải chăm sóc mẹ, sinh con một mình mà không có chồng bên cạnh với bao nỗi vất vả. Nàng còn bị chồng nghi oan, bị đánh đuổi, mắng nhiếc. Cuối cùng nàng phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
Truyện ngắn với cách xây dựng cốt truyện tập trung vào nhân vật Vũ Nương. Tạo tình huống đặc sắc, bất ngờ, miêu tả nhân vật thông qua lời nói và hành động để bộc lộ tính cách. Sử dụng các câu văn biền ngẫu mang tính ước lệ cùng với yếu tố hiện thực kết hợp với hoang đường kì ảo. Tất cả các yếu tố nghệ thuật đã góp phần khắc họa nhân vật Vũ Nương người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng có số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Với nhà văn Nguyễn Dữ không chỉ thành công ở thể truyền kì mà là người có trái tim nhân đạo ông bày tỏ lòng cảm thương cho số phận Vũ Nương bằng cách dùng những lời văn hay nhất để ngợi ca vẻ đẹp của nàng. Đó cũng chính là sự đóng góp thành công cho tác phẩm.

Whalien52-wikivui.com


Bài văn phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương chúng ta cần phải phân tích cả vẻ đẹp tâm hồn tính tình và nhiều yếu tố khác nữa

BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 2 PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP CỦA NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG

Người phụ nữ luôn là đề tài quen thuộc trong văn chương nghệ thuật. Đã đã từng gặp một nàng Kiều- một con người tài hoa mà bạc mệnh. Và đến với trang văn của Nguyễn Dữ, ta lại bắt gặp vẻ đẹp của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương qua truyện Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương trích từ Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nhân vật Vũ Nương là nhân vật chính của truyện. Người đọc rất ấn tượng về một người phụ nữ đpẹ người lại đẹp nết. Ngay từ đầu câu chuyện, nhà văn đã giới thiệu Vũ Nương là một người con gái tính tình thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.

Vũ Nương là một con người luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình, không để cuộc sống của hai vợ chồng phải xảy ra chuyện bất hòa. Nàng cũng là một con người rất thủy chung. Khi hạnh phúc gia đình vừa chạm ngõ đã phải lìa xa, khi cuộc sống vợ chồng vừa mới diễn ra thì chiến tranh phi nghĩa đã xảy đên, Trương Sinh buộc phải rời xa mái ấm gia đình. Trước lúc người chồng của mình rời đi, nàng rót một chén rượu đầy, dặn chồng bằng những lời thiết tha Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về đem theo hai chữ bình yêu, thế là đủ rồi. Nàng không mong những sang giàu, phú quý mà chỉ mong có một hạnh phúc giản dị.

Nàng cũng là một người rất hiểu cho tương lai của chồng sau này. Nàng biết rằng đi vào cuộc chiến ấy, con người sẽ rất khó toàn mạng quay trở về chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc không lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng

Khi chồng đi vắng, nàng vẫn một lòng thủy chung với chồng cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

Vũ Nương là một người con dâu rất hiếu thảo. Khi chồng đi vắng, nàng ở nhà lo việc nhà, chăm sóc mẹ già và con thơ. Rồi khi người mẹ già đau ốm, nàng lo lắng tìm mọi cách chữa bệnh cho mẹ và khi người mẹ về với thế giới bên kia, nàng là người lo ma chay chu đáo.

Vũ Nương- một con người trong sạch. Dân gian ta vẫn có câu chết vinh còn hơn sống nhục. Khi bị người chồng của mình là Trương Sinh nghi ngờ, nàng đã hết lòng giải thích. Khi mọi việc không thể cứu vãn, nàng đã chấp nhận đón lấy cái chết như một cách chứng minh cho lòng trong sạch, cho tình nghĩa của bản thân mình.

Ngay cả khi đã sống cuộc sống khác, lòng nàng vẫn hướng về người chồng về người con. Điều ấy cho thấy rằng với nàng gia đình là điều rất quan trọng.

Để xây dựng nhân vật Vũ Nương với nhiều vẻ đẹp, Nguyễn dữ đã sử dụng câu văn biền ngẫu, những điển cố, điển tích, lối trần thuật theo thời gian...Tất cả làm hiện lên một nhân vật vô cùng sinh động.

Đề tài người phụ nữ là đề tài rất quen thuộc. Không chỉ có Nguyễn Dữ viết mà còn có Hồ Xuân Hương, có Nguyên Hồng,..Người phụ nữ qua trang văn của hộ, mỗi người một vẻ đẹp riêng, không lặp lại. Đồng thời, qua nhân vật của mình, Nguyễn Dữ còn phê phán, tố cáo xã hội phong kiến với chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi những hạnh phúc tưởng như bình dị của con người và nhà văn bày tỏ tấm lòng của mình đối với nhân vật với cái nhìn đầy nhân văn, nhân đạo.

Lee- wikivui.com


Vẻ đẹp của Vũ Nương không chỉ ở bề ngoài mà đó còn là nét đẹp trong tâm hồn, tính cách và con người nó hòa quyện với nhau tạo thành 1 mẫu nhân vật đặc trưng, khi làm bài văn chúng ta cần phải làm sáng tỏ những điều đó

BÀI VĂN MẪU SỐ 3: CẢM NHẬN VẺ ĐẸP CỦA VŨ NƯƠNG LỚP 9

Đề tài về người phụ nữ từ lâu đã trở thành một mảnh đất màu mỡ để những người nghệ sĩ hướng ngòi bút của mình tự do khám phá và sáng tạo. Lấy cốt truyện từ câu chuyện dân gian Vợ chàng Trương, Nguyễn Dữ đã thành công sáng tạo nên Chuyện người con gái Nam Xương của riêng mình để từ đó ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến mặc cho số phận bất hạnh, đầy đau khổ của mình. Tấm lòng nhân đạo ấy của Nguyễn Dữ được thể hiện rõ qua việc khắc họa vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.

Nàng Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Vũ Nương là một hình ảnh điển hình mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trong xã phong kiến xưa kia nhưng hoàn cảnh đã xô đẩy cuộc đời họ vào cảnh ngộ éo le, khốn khổ đầy rẫy những bất công oan trái.

Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Ngay từ đầu, tác giả đã giới thiệu Vũ Nương là người có tư dung tốt đẹp. Vẻ đẹp tuyệt ấy còn được bộc lộ ở chi tiết khi Linh Phi, vợ vua Nam Hải thiết đãi Phan Lang ở dưới thủy cung. Nàng Vũ Nương đã xuất hiện giữa những nàng tiên nữ xiêm áo lộng lẫy, thướt tha. Trong đó, nàng chỉ điểm qua một chút phấn son thôi những vẫn tỏa ra vẻ đẹp rực rỡ động lòng người.

Không chỉ xinh đẹp, vẻ đẹp đức hạnh của nàng còn được làm rõ nét khi được Nguyễn Dữ đặt trong từng hoàn cảnh, các mối quan hệ khác nhau. Khi mới kết duyên cùng Trương Sinh, biết chồng là người hay ghen, đối với mình lại phòng ngừa quá mức nên nàng đã hết sức giữ gìn khuôn phép khiến cho vợ chồng chưa từng xảy ra thất hòa. Ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ hiểu chồng, khéo léo hết mực thương yêu chồng và biết giữ gìn hạnh phúc gia đình. Đến khi tiễn Trương Sinh đi lính, nàng cầm chén rượu đầy mà xót xa bày tỏ nỗi tâm tình và niềm mong mỏi của mình. Khác với những người phụ nữ khi xưa khuyên chồng ra trận mong ngày trở về được tử ấm thê phong thì Vũ Nương lại không hề mong chồng được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ mà nàng mong chàng được trở về bình an. Cùng với đó, nàng bày tỏ nỗi nhớ thương da diết dành cho người chồng nơi biên ãi xa xôi khi tưởng tượng ra cảnh trăng soi thành cũ, liễu rũ bãi hoang hay mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào nguôi được. Nỗi nhớ dài dằng dặc ấy thể hiện qua những hình ảnh ước lệ tượng trưng diễn tả cảnh mùa xuân vui tươi sum họp đến cảnh mùa đông ảm đạm héo úa. Tá giả đem đến cho người đọc cảm nhận sự thương nhớ của người vợ trẻ cứ kéo dài mãi mãi, trùm lên cả cảnh vật, kéo dài triên mien theo năm tháng. Cùng với đó là những việc làm cụ thể của Vũ Nương: nàng hết sức giũ gìn tấm lòng thủy chung với chồng tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa bén gót.

Trong thời gian xa chồng Vũ Nương đã đảm đương trọn vẹn vai trò một người mẹ hiền, một người vợ thủy chung và một người con dâu hiếu thảo. Khi Trương Sinh đi lính chưa đầy tuần, nàng hạ sinh một đứa bé trai đặt tên là Đản. Kể từ đó nàng tự mình chăm lo, dạy bảo con nên người mà không có sự giúp đỡ của người chồng. Đối với đứa con bé bỏng thì Vũ Nương một lúc vừa đảm đương vai trò của người mẹ vừa gánh vác trách nhiệm của người cha. Đặc biệt việc chỉ bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản đã thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của Vũ Nương. Lúc nào nàng cũng mong con được lớn lên trong một không khí gia đình đầm ấm có cả mẹ cả cha. Trong khoảng thời gian này nàng vẫn ở nhà một mực đợi chồng, chăm sóc mẹ già và con nhỏ để yeenlongf chồng nơi biên ải xa xôi. Nỗi nhớ của Vũ Nương dành cho chồng ngày một da diết, sâu nặng. Trải qua năm tháng, nỗi nhớ thương ấy chưa từng lúc nào nguôi ngoai mà luôn chất chứa trong đó tấm lòng thủy chung của nàng. Hàng đêm nàng chỉ bóng mình trên vách mà nói đùa với con đó là bóng cha. Chi tiết này cho ta thấy nàng luôn coi mình với chồng như hình với bóng, gần gũi quấn quit nhau không thể tách rời đồng thời nàng làm vậy cũng để phần nào với bớt đi nỗi nhớ thương sâu đậm của mình dành cho chồng nơi xa.

Đối với mẹ chồng, Vũ Nương là người con dâu hết mực hiếu thảo. Khi mẹ ốm, nàng đã hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và ngọt ngào khuyên lơn mẹ, rồi khi bà qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng cũng được mẹ chồng công nhận một cách hết sức khách quan ở lởi trăn trối trước lúc lâm chung: Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, trời xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ. Như vậy bà đã ghi nhận lòng hiếu thảo và công lao của Vũ Nương dành cho gia đình này cũng như chúc phúc cho nàng, mong nàng mai sau sẽ được hưởng sự hạnh phúc trọn vẹn, tuyệt đối. Qua đó ta thấy nàng tuy xuất thân con nhà bình dân nhưng ở nàng đã hội tụ trọn vẹn những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia đó là công-dung-ngôn-hạnh.

Lúc bị Trương Sinh nghi oan, Vũ Nương vẫn giữ trọn phẩm hạnh của người vợ hết mực đoan trang mặc cho Trương Sinh mắng nhiếc, đánh đuổi, ngang nhiên chà đạp lên nhân phẩm của nàng. Nàng vẫn dùng những lời lẽ hết sức khiêm nhường, nhũn nhặn để thanh minh cho bản thân, mong chàng cởi bỏ mối nghi ngờ. Thậm chí khi đã sống ở chốn làng mây cung nướ, nhưng khi nghe Phan Lang kể chuyện: Nhà cửa tiên nhân của nương tử cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử cỏ gai rợp mắt vẫn khiến nàng phải ứa nước mắt mà quả quyết nói rằng: Tôi tất phải tìm về có ngày. Điều này chứng tỏ rằng lúc nào trong lòng nàng cũng canh cánh trong lòng một nỗi niềm với cảnh cũ người xưa, với chồng con gia đình.

Không chỉ là một người phụ nữ điển hình trong xã hội phong kiến mà nàng còn là người hết mực trọng danh dự và giàu lòng vị tha. Nàng sẵn sàng đem mạng sống của mình ra để đánh cược, minh oan cho bản thân. Nàng đưa ra hai giả định về kiếp sau của mình: nếu đoan trang, vào nước sẽ được làm ngọc Mị Nương, trên cạn thì làm cỏ Ngu Mĩ; nếu lừa dối chồng con thì sẽ phải làm mỗi cho cá tôm, làm cơm cho diều quạ. Đây thực chất là một lời nguyền đau đớn khẳng định phẩm giá và tấm lòng trong trắng của Vũ Nương. Khi nghe lời Phan Lang kể lúc ở dưới thủy cung, nàng vẫn quyết tìm về dẫu chỉ xuất hiện trong ảo ảnh chốc lát. Đặc biệt tấm lòng vị tha của nàng được thể hiện qua chi tiết: dù Trương Sinh là một trong những nguyên nhân đẩy Vũ Nương đến bờ tuyệt vọng tìm đến cái chết nhưng trong đàn tràng giải oan những lời nàng nói với Trương Sinh vẫn là lời đa tạ tình cảm , tấm lòng Trương Sinh dành cho mình.

Bằng cách sáng tạo các yếu tố hoang đường kỳ ảo cũng như dây dựng những tình tiết độc đáo để đẩy mâu thuẫn câu chuyện lên đến đỉnh điểm rồi lại giải quyết một cách hợp lý, tác giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp của Vũ Nương người con gái vừa đẹp người vừa đẹp nết. Trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc cũng như tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Dữ trong thời đại ấy.

Mochi-wikivui.com

Video liên quan

Chủ Đề