Ở cơ thể người trưởng thành có trung bình bao nhiêu muối NaCl

Trong một thời gian dài, các tổ chức về sức khỏe đã cảnh báo chúng ta về sự nguy hiểm của muối. Việc hấp thụ hàm lượng muối cao là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cao huyết áp và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, qua nhiều thập kỷ nghiên cứu vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục cho điều này. Còn gì nữa, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy: Thực tế ăn quá ít muối cũng có thể gây hại.

Bài viết dưới đây cho thấy cái nhìn chi tiết về muối và ảnh hưởng của muối đối với sức khỏe.

MUỐI LÀ GÌ?



- Muối còn được gọi là Sodium chloride [NaCl]. 40% khối lượng muối là Sodium và 60% là chloride.

- Muối được coi là một nguồn giàu Sodium, từ Muối và Sodium thường được sử dụng thay thế cho nhau.

- Một số loại muối còn chứa một lượng nhỏ các chất canxi, kali, sắt và kẽm.

- Khoáng chất trong muối hoạt động như những chất điện phân quan trọng của cơ thể. Những khoáng chất này giúp cân bằng thể dịch, quá trình dẫn truyền thần kinh, và chức năng của cơ bắp.

- Một lượng nhỏ muối có trong hầu hết thực phẩm. Muối thường được dùng để thêm vào thực phẩm giúp tăng gia vị.

- Từ xa xưa, muối được dùng để chế biến thực phẩm, cho nhiều muối khi chế biến để ngăn sự phát triển của vi khuẩn, vi khuẩn là nguyên nhân khiến thực phẩm bị hư.

- Muối được lấy từ hai nguồn chính: Từ mỏ muối và quá trình làm bay hơi nước biển hay từ nguồn nước giàu chất khoáng khác.

- Thực tế là có nhiều loại muối. Những loại muối phổ biến bao gồm: Muối ăn, muối hồng Himalayan và muối biển.



MUỐI CÓ HÌNH DẠNG RA SAO?

- Những loại muối khác nhau có mùi vị, hình dạng và màu sắc khác nhau.

- Trường hợp chúng ta tự hỏi loại muối nào tốt nhất, thì sự thật là chúng tương tự nhau.

Kết luận cuối cùng: Muối bao gồm hai khoáng chất chính là sodium và chloride, cung cấp nhiều chức năng cho cơ thể. Muối được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm, và được sử dụng rộng rãi để làm tăng gia vị.




MUỐI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE TIM MẠCH NHƯ THẾ NÀO?

- Trong nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia về sức khỏe khuyên chúng ta nên cắt giảm lượng sodium. Họ nói rằng chúng ta nên sử dụng không quá 2,300 mg sodium mỗi ngày, tốt hơn là sử dụng ít hơn lượng này.

- Lượng sodium này tương đương một muỗng cà phê, hay tương đương 6 gram muối [do 40% khối lượng muối là sodium, tính ra lượng sodium khoảng 2,5 gram]. Tuy nhiên, khoảng 90% người trưởng thành sử dụng lượng muối nhiều hơn khuyến cáo.

- Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp, dẫn đến tăng nguy cơ tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, vẫn còn một số nghi ngờ về lợi ích của việc hạn chế sodium.

- Đúng là giảm muối có thể làm giảm huyết áp, đặc biệt ở những bệnh nhân cao huyết áp và nhạy cảm với muối. Nhưng, đối với người khỏe mạnh, mức giảm trung bình cần phải xem xét kỹ.

- Một nghiên cứu trong năm 2013 cho biết: Đối với những người có huyết áp bình thường, việc hạn chế muối thì huyết áp tâm thu chỉ giảm khoảng 2.42 mmHg và huyết áp tâm trương chỉ giảm khoảng 1.00 mmHg.

- Tương tự như huyết áp 130/75 mmHg giảm còn 128/74 mmHg. Kết quả này thật sự không ấn tượng để bạn phải chịu đựng một chế độ ăn chẳng có mùi vị gì.

- Còn gì nữa? Một số nghiên cứu chỉ ra vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy việc hạn chế muối sẽ làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong.

Kết luận cuối cùng: Hạn chế muối khiến huyết áp giảm nhẹ. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào đủ mạnh để chứng minh việc hạn chế muối sẽ làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong.



ĂN ÍT MUỐI CÓ THỂ GÂY HẠI

- Đã có một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn ít muối rất có hại.

- Những ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe bao gồm:

  • Hàm lượng LDL cholesterol và triglycerides gia tăng: Việc hạn chế muối có liên quan đến sự gia tăng LDL cholesterol [cholesterol xấu] và triglyceride.
  • Bệnh tim mạch: Một số nghiên cứu cho biết, nếu tiêu thụ ít hơn 3000 mg sodium mỗi ngày sẽ làm gia tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
  • Suy tim: Đã có phân tích cho thấy việc hạn chế muối làm gia tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân suy tim. Ảnh hưởng này rất lớn, làm gia tăng đến 160% nguy cơ tử vong ở những người ít ăn muối.
  • Độ nhạy insulin: Một số nghiên cứu cho biết, chế độ ăn ít muối có thể làm tăng độ nhạy insulin.
  • Tiểu đường Type 2: Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân tiểu đường Type 2 tiêu thụ ít sodium thì nguy cơ tử vong gia tăng.

Kết luận cuối cùng: Chế độ ăn ít muối khiến hàm lượng LDL và triglyceride tăng cao, và làm tăng độ nhạy insulin. Ăn quá ít muối có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, suy tim và tiểu đường Type 2.



ĂN NHIỀU MUỐI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ BAO TỬ

  • Ung thư bao tử, hay ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến đứng thứ năm.
  • Đây là bệnh ung thư gây tử vong đứng thứ ba trên thế giới, chiếm 700.000 ca tử vong mỗi năm.
  • Theo một số nghiên cứu quan sát: Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư bao tử.
  • Một bài báo trong năm 2012 đã xem xét dữ liệu từ 7 nghiên cứu tiềm năng, có tổng cộng 268.718 người tham gia.
  • Bài báo cho biết: những người ăn nhiều muối thì nguy cơ ung thư bao tử tăng 68%, so với những người ăn ít muối.
  • Tình trạng này xảy ra như thế nào và tại sao xảy ra vẫn chưa được hiểu biết một cách rõ ràng, nhưng có một số lý thuyết sau:
    • Sự gia tăng vi khuẩn: Ăn nhiều muối có thể làm gia tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori, loại vi khuẩn này dẫn đến viêm nhiễm và u xơ dạ dày, làm gia tăng nguy cơ ung thư bao tử.
    • Làm tổn thương niêm mạc dạ dày: Chế độ ăn nhiều muối có thể gây tổn hại và gây viêm niêm mạc dạ dày, do đó dạ dày dễ dàng tiếp xúc với các chất gây ung thư.

  • Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây là những nghiên cứu quan sát, không chứng minh được việc ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ung thư bao tử, mà chúng chỉ có mối liên hệ mạnh mẽ.

Kết luận cuối cùng: Theo một số nghiên cứu quan sát, ăn nhiều muối làm gia tăng nguy cơ ung thư bao tử. Nguyên nhân gây ra có thể là do một số yếu tố nào đó.

THỨC ĂN NÀO CHỨA NHIỀU MUỐI/SODIUM?

  • Chế độ ăn hiện đại chứa nhiều muối, hầu hết là thực phẩm được chế biến ở khách sạn, thực phẩm đóng gói, thực phẩm đã qua chế biến.
  • Thực tế là, khoảng 75% lượng muối trong chế độ ăn đến từ thực phẩm đã qua chế biến. Chỉ có 25% lượng muối xuất hiện tự nhiên trong thực phẩm hoặc được thêm vào trong quá trình nấu nướng.
  • Những thức ăn vặt nhiều muối, thực phẩm đóng hộp và ăn liền, thịt đã qua chế biến, sốt đậu và những thực phẩm ngâm là những ví dụ cho thực phẩm có hàm lượng muối cao.
  • Có một số thực phẩm tưởng là không có muối nhưng thật sự lại chứa đựng một lượng muối khá cao, bao gồm bánh mì trắng, phô mai và một số ngũ cốc ăn sáng.
  • Nếu bạn cần hạn chế muối, hãy xem nhãn trên sản phẩm luôn có liệt kê hàm lượng sodium.

Kết luận cuối cùng: Thực phẩm nhiều muối bao gồm thực phẩm đã qua chế biến, chẳng hạn như thức ăn vặt nhiều muối, súp ăn liền. Những thức phẩm ít nhận biết hơn, như bánh mì, phô mai, có thể chứa rất nhiều muối.


BẠN CÓ NÊN ĂN ÍT MUỐI?

Một số bệnh cần phải cắt giảm muối. Nếu bác sĩ yêu cầu hạn chế ăn muối, hãy làm theo. Tuy nhiên, nếu bạn là một người khỏe mạnh có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm thì không cần lo lắng về lượng muối bạn ăn.

Khi này, bạn được tự do thêm muối khi nấu nướng để làm tăng gia vị món ăn. Ăn một lượng muối quá nhiều có thể gây hại, nhưng ăn quá ít cũng không tốt cho sức khỏe.

Hiện tượng này thường xảy ra trong dinh dưỡng, vì vậy khẩu phần tối ưu là nằm giữa hai thái cực [không ăn nhiều cũng không ăn ít].

Nguồn: Authority Nutrition

*Bạn quan tâm:

  • Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp gia tăng gấp đôi ở những người hút thuốc lá tiêu thụ nhiều muối

Video liên quan

Chủ Đề