Cây thuốc nam chữa táo bón cho trẻ

Chứng táo bón nhất thời do một số bệnh cấp tính hoặc do chế độ sinh hoạt, ăn uống gây ra; còn chứng táo bón kéo dài có thể do cơ địa [thể chất] gây ra.

Theo y học cổ truyền, táo bón kéo dài thường do thể chất âm hư, huyết nhiệt, hoặc thiếu máu làm tân dịch hao tổn. Táo bón cũng có thể gặp ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh nhiều lần, trương lực cơ giảm, dẫn đến khí trệ khó bài tiết phân ra ngoài. Hoặc có thể do thể chất dương hư không vận hành được khí, dẫn đến tân dịch không lưu thông, hoặc do tỳ vị vận hóa kém sinh bệnh.

1. Các vị thuốc có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa

1.Đại hoàng: Là rễ của cây đại hoàng có tác dụng kích thích ruột co bóp, giúp nhuận tràng thông tiện do chứa hoạt chất anthragrinon. Ngày dùng 4-16g, sắc uống.

Chú ý: Thường sau khi gây tác dụng nhuận tràng, đại hoàng có tác dụng gây bí đại tiện nếu uống nhiều, do trong đại hoàng có chứa tanin có tác dụng thu sáp [làm săn lại] gây táo bón. Do đó không dùng đại hoàng một cách thường xuyên cho người hay bị táo bón.

Vị thuốc đại hoàng trị táo bón

2. Chỉ thực: Là quả non tự rụng của cây cam có tác dụng làm tăng độ acid dịch vị. Chủ trị ăn uống không tiêu, đầy hơi, tích trệ, đại tiện bí kết. Ngày dùng 6-12g sắc uống.

3. Chút chít: Là rễ, lá của cây chút chít, có tác dụng làm tăng trương lực và tăng nhu động ruột, được dùng làm thuốc nhuận tràng thông tiện. Ngày dùng 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

4. Đương quy: Là rễ của cây đương quy có tác dụng hoạt tràng, thông tiện, giúp điều trị táo bón do huyết hư, huyết táo. Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc.

5. Hà thủ ô đỏ: Là rễ của cây hà thủ ô đỏ có tác dụng giúp sinh huyết dịch, cải thiện chuyển hóa chung, kích thích nhu động ruột, kích thích tiêu hóa. Dùng trong các trường hợp thiếu máu dẫn đến đại tiện bí táo ở phụ nữ sau khi sinh hoặc người cao tuổi. Ngày dùng 20g dạng thuốc sắc.

6. Hậu phác: Dùng chữa bụng đau đầy trướng, ăn uống không tiêu, táo bón. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc.

7. Cam thảo: Cam thảo chích [tẩm mật sao] có tác dụng nhuận tràng, ngày dùng 4-10g.

8. Sa sâm nam: Có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Ngày dùng 20-40g rễ tươi, hoặc 15-20g rễ khô sắc uống.

9. Huyền sâm, mạch môn: Là các vị thuốc có tác dụng trị táo bón. Liều dùng mỗi ngày của huyền sâm là 4 -12g, của mạch môn là 6 - 20g, dạng thuốc sắc.

10. Muồng trâu: Chứa các chất anthraquinon có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Muồng trâu [lá, cành, rễ] được dùng làm thuốc chữa táo bón. gày dùng 4-12g để nhuận tràng, 20-40g để tẩy.

11. Trắc bá [hạt]: Có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón, ngày dùng 4-12g hạt trắc bá [bá tử nhân].

12. Hắc chi ma [vừng đen]: Vừng đen có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ ngũ tạng. Hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng. Để nhuận tràng, mỗi sáng uống một thìa cà phê dầu vừng, hoặc ăn cháo vừng.

Vừng đen trị táo bón kéo dài

2. Các bài thuốc chữa táo bón kéo dài

2.1 Táo bón do cơ địa hoặc sau khi mắc bệnh cấp tính như các bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm…gây giảm tân dịch

Biểu hiện: Táo bón lâu ngày, họng khô, miệng khát, viêm loét miệng, lưỡi đỏ… dùng 1 trong số các bài thuốc sau:

-Bài 1: Sa sâm, mạch môn, mỗi vị 200g; lá dâu, vừng đen, mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột hoàn viên, ngày uống 10-20g.

-Bài 2: Vừng đen 20g, sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 16g, thạch hộc 12g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, ngày uống 10-20g. 

-Bài 3: Bá tử nhân 100g, bạch thược 50g; đại hoàng, hậu phác, chỉ thực, mỗi vị 40g, tán bột, mỗi ngày uống 10-15g.

-Bài 4: Sinh địa, sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, mỗi vị 12g, đường phèn 20g, sắc uống.

-Bài 5: Hạt vừng đen, lá cối xay, mỗi vị 300g. Vừng đen rang chín, giã nhỏ rây bột mịn. Lá cối xay nấu nước rồi cô thành cao. Trộn hai thứ làm thành bánh 10g, ngày 2 bánh hãm với nước sôi sau mỗi bữa ăn.

2. 2 Táo bón do thiếu máu, gặp ở người thiếu máu, thiếu sắt, phụ nữ sau khi sinh bệnh nhân sau phẫu thuật...

Biểu hiện: Gồm triệu chứng của hội chứng thiếu máu, thiếu sắt, mệt mỏi, chóng mặt… kèm thêm chứng táo bón kéo dài, dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:

- Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỷ tử, long nhãn, tang thầm, bá tử nhân, mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột hoàn viên. Mỗi ngày uống 10- 20g.

- Bài 2: Thục địa, bạch thược, mỗi vị 12g; xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, vừng đen, đại táo, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

2. 3 Táo bón do khí hư: Thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh nhiều lần trương lực cơ giảm

Biểu hiện: Táo bón, đầy bụng, chậm tiêu, ăn uống kém, ợ hơi, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng gối mỏi… dùng 1 trong số các bài thuốc sau:

- Bài 1: Đảng sâm 16g, bạch truật, hoài sơn, sài hồ, kỷ tử, vừng đen lượng vừa đủ. Sắc uống ngày một thang.

- Bài 2: Hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm, sài hồ, thăng ma, mỗi vị 12g; đương quy, nhục thung dung, bá tử nhân, vừng đen, mỗi vị 8g; trần bì, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

- Bài 3: Chút chít, ý dĩ, mỗi vị 12g; sâm bố chính, kỷ tử, hoài sơn, hoàng tinh, mỗi vị 10g, nhục quế 2g. Sắc uống ngày một thang. Bài thuốc có thể tán bột hoàn viên, mỗi ngày uống 10g

2. 4 Táo bón do bệnh nghề nghiệp [khí trệ]: Các công việc mà phần lớn thời gian ngồi nhiều, không thay đổi tư thế, ít hoạt động thể lực hoặc do viêm đại tràng mạn tính… 

Dùng 1 trong số các bài thuốc sau:

- Bài 1: Muồng trâu, chút chít, mỗi vị 20g; đại hoàng 4-6g. Sắc uống trong ngày.

- Bài 2: Rễ tươi chút chít 8-12g, nhai sống, hoặc sắc nước uống.

- Bài 3: Chút chít 10g; chỉ xác, mộc thông, mỗi vị 8g. Sắc nước uống, nếu sau một giờ chưa đi tiêu được thì sắc nước thứ hai uống tiếp.


Lương y Hoài Vũ

Những loại lá chữa táo bón nhanh

Dưới đây là những loại lá có thể giúp những người bị táo bón đẩy lùi tình trạng khó chịu của mình:

Lá dâu tằm

Dùng một nắm to lá dâu tằm [loại bánh tẻ khoảng 200 lá], rửa sạch để ráo nước cho vào một chiếc ấm đổ 2 lít nước đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun tiếp 15 phút, để nước nguội dần, uống trong ngày. 

Bạn cũng lưu ý một điều, khi đã trở lại bình thường thì không được uống nữa vì quá liều dễ dẫn đến đi lỏng. Để giữ được nước ấm, nên đổ nước vào phích uống dần, không được dùng nước để qua ngày và nước quá nguội hiệu quả sẽ không cao. 

Bồ kết

Dùng quả già, chín đem phơi hoặc sấy khô. Thuốc có vị cay, mặn, tính ấm hơi độc, quy vào hai kinh phế, đại trường. Bồ kết chứa chất saponin, một số flavonoid và hợp chất triterpen. Có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, điều trị bệnh táo bón, làm thông sữa. Dùng bồ kết quả to, sao tồn tính, tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần 2g với nước cơm để điều trị bệnh táo bón.

Đào nhân

Vị thuốc là nhân của hạt đào trong có chứa phần lớn các chất dầu, ngoài ra có amygdalin, men elmusin, một ít tinh dầu. Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, nhuận tràng. Liều dùng 4-8g sắc uống. Có thể dùng hoa đào 5-8g có cùng tác dụng.

Lô hội

Là nhựa đã chế biến khô của cây lô hội còn gọi là cây lưỡi hổ. Thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh can, hoạt tràng, thông tiện. 

Dùng chữa các chứng táo bón, ruột dạ dày, can đởm thực nhiệt. Có thể dùng 6g lô hội nghiền nát, trộn với đường rồi ngậm và nuốt dần hoặc dùng lô hội 20g, chu sa 15g, tán nhỏ hòa với rượu làm viên, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần.

Lá con khỉ 

Bài thuốc chữa dứt táo bón trong 1 tuần

Dùng lá con khỉ [lá cây hoàn ngọc] giã lấy nước cốt, hòa với ít nước lọc uống hàng ngày, kiên trì một tuần liền sẽ đi vệ sinh bình thường trở lại.

Rau má

Dùng một nắm rau má tươi trộn với giấm và dầu Mè, ăn liền trong vài ngày.

Rau diếp cá

 Lấy 5 – 10g cây diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm từ 10 – 12 phút, sau đó uống thay trà.

Hầu dầu

Dùng dầu của hạt cây thầu dầu, tên thuốc là tỳ ma du. Thuốc có vị ngọt cay, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng. Tác dụng nhuận hạ, tích trệ, tiêu sưng. Dùng dầu thầu dầu làm trơn nhuận, phù hợp với người già bị bệnh táo bón. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 5ml.

Quả mướp

Quả tươi chứa các chất cholin, phytin, các acid amin tự do. Tác dụng làm lưu thông máu, thông sữa, làm dịu, chữa táo bón, đau nhức gân xương. Dùng mướp nấu ăn hoặc sắc cô đặc lấy nước uống có tác dụng làm hoạt tràng, thông tiện.

Đại hoàng

Dùng rễ cây đại hoàng. Đại hoàng vị đắng, tính lạnh quy vào 5 kinh: tỳ, vị, can, tâm bào, đại trường. Có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ. Dùng chữa táo bón do nhiệt kết. Liều thường dùng 6-12g. Có thể dùng đại hoàng 9g, đào nhân 9g, hạt bí đao 9g, mang tiêu 9g, đan bì 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần chữa bệnh viêm ruột, đau bụng, táo bón.

Hạt mã đề

Vỏ khô hạt mã đề Psyllium là một thảo dược tự nhiên rất hiệu nghiệm trong vấn đề chữa táo bón, giúp nhuận tràng.

Lấy 3 thìa cà phê hạt mã đề [ tương đương khoảng 15g] uống cùng với một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ. Loại thảo dược này có tác dụng loại thải độc tố ở ruột và giúp giảm táo bón nhanh, ít đau. Dùng vài lần bạn sẽ thấy cải thiện tình trạng tiêu hoá đáng kể.

Rau bina

Dùng rau bina đun với nước sôi, đun khoảng 2 đến 3 phút rồi để nguậy, chắt hết nước đi và ăn rau. Cách này để chữa táo bón kinh niên, hỗ trợ nhu động ruột chỉ một hai giờ sau khi dùng thuốc.

Lá cây keo nhọn

Lá cây keo nhọn [thường dùng làm thuốc xổ] có thể chữa táo bón. Có rất nhiều phương thuốc bằng thảo dược được kết hợp sử dụng với lá cây keo nhọn để tăng thành phần hoạt chất chữa táo bón.

Tuy nhiên, dùng loại dược thảo này cần phải cẩn thận vì nếu không rất dễ bị tiêu chảy. Cho một vài lá cây keo nhọn kết hợp với hạt thì là và một ít gừng vào trong nước đun lên để khoảng vài phút uống vào buối tối.

Không dùng cách này nhiều lần trừ khi thực sự cần thiết [nghĩa là tình trạng táo bón chưa được cải thiện] vì đây là một dạng thuốc xổ có tác dụng cực mạnh.

Giá

Chủ yếu chỉ các loại giá đỗ xanh, giá đậu tương với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin C, nhiệt lượng và chất béo thấp có tác dụng thông tiện lợi tiểu. Ăn giá đỗ thường xuyên còn có thể trị đờm, tăng cường chức năng cho não bộ.

Thảo quyết minh 

 Là hạt của cây muồng. Dùng hạt già đã chế biến khô, chứa chất antraglucosid, ngoài ra có protid, chất nhớt, chất béo và sắc tố. Quyết minh tử vị mặn, tính bình, vào hai kinh can, thận, có tác dụng thanh can, ích thận, thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, làm sáng mắt, hoạt tràng, thông tiện. Liều dùng 6-10g, dùng sống hay sao, có thể tán bột hay sắc uống để điều trị bệnh táo bón.

Mạch môn

Vị thuốc là rễ [củ] cây mạch môn đông, thành phần chứa chất nhày, saponin, chất đắng. Vị ngọt hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh tâm, phế, vị. Tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt, sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đàm, chữa ho. Để điều trị bệnh táo bón dùng mạch môn 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.

Mật ong

Vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại trường. Tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc. Dùng chữa đại tràng táo kết, chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở vị tràng thiếu, hư nhược, không phải chứng thực, phù hợp với người già, trẻ em, phụ nữ sau đẻ bị táo bón. Liều dùng 20-40g mỗi ngày.

Phan tả diệp

Dùng dưới dạng lá, vị cay, đắng, tính rất lạnh, quy kinh đại tràng. Thường được dùng phối hợp phan tả diệp 8g, hậu phác 12g, sắc uống chữa chứng đại tràng bí kết gây táo bón. Tuy nhiên không nên dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ mang thai.

Diệp hạ châu [chó đẻ răng cưa]

Có tác dụng kích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ và nhiều vùng trên thế giới dùng lá này để chữa viêm gan, vàng da, kiết lị, táo bón, thương hàn…

Dùng diệp hạ châu dạng túi trà nhúng hoặc cho 1 nhúm lá diệp hạ châu khô vào nước sôi, uống thay nước trong ngày là có kết quả tốt.

Lá mồng tơi

Mồng tơi tính hàn, cả Đông và Tây y đều khẳng định là loại rau có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt. Các nghiên cứu còn cho thấy, nó giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao. Sau đây là vài bài thuốc của rau mồng tơi trong mùa nắng nóng.

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người bị táo bón. Một bài thuốc rất đơn giản bằng rau mồng tơi là lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Để có kết quả tốt hơn thì sau khi uống 2 giờ nên ăn thêm vài củ khoai lang. Trong thời gian uống thuốc kiêng các thứ nóng như rượu, ớt, hạt tiêu…

Trị sưng trĩ: Trĩ là bệnh của nhiều người và cũng gây khó chịu. Đã có nhiều biện pháp chữa trĩ cả Đông y và Tây y, nhưng nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc [ăn cả nước và cái] rất hiệu nghiệm.

Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón.

Rau ngót

Là loại rau lành và bổ dưỡng, không chỉ là loại rau ăn thông thường rau ngót còn có tác dụng chữa dị ứng và táo bón, chứng đái dầm ở trẻ em. Lấy 30 g rau ngót, 30 g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. 

Củ cải

Củ cải chia thành củ cải trắng, củ cải đỏ… có thể ăn sống hoặc chế biến thành món ăn. Củ cải tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hoá đờm giải nhiệt…

Lượng vitamin C trong củ cải gấp 10 lần lê, ngoài ra còn có tác dụng thông tiện, chống ung thư, chống vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa sỏi mật, làm giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Mỗi ngày có thể ăn khoảng 250g để thông tiện.

Cải thảo

Cải thảo tính hàn, vị ngọt, có công dụng giải độc trừ nhiệt, thông tiện. Người miệng khô, táo bón, nước tiểu vàng đều có thể ăn cải thảo. Trong cải thảo giàu chất xơ, hàm lượng vitamin A, B, C…phong phú

Bầu 

Qủa bầu chứa 94% trở lên là nước, là loại quả nhiệt lượng thấp, giàu vitamin A, hàm lượng kali, magiê cao, hàm lượng chất xơ phong phú, cũng có công dụng thông tiện hiệu quả.

Những loại rau củ chữa táo bón hiệu quả khác 

Táo

Táo có chất xơ hòa tan và không hòa tan, vì vậy nó rất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Chất xơ tập trung nhiều ở vỏ táo, do đó khi ăn táo bạn nên ăn cả vỏ. Ngoài chất xơ, táo còn chứa nhiều pectin, một loại chất giúp làm mền phân và kích thích tiêu hóa. Để có kết qủa tốt nhất, bạn nên ăn táo khi đói. Ăn 2 – 3 quả táo mỗi buổi sáng sau khi thức dậy là cách tốt nhất để táo phát huy hết công suất trị táo bón.

Chuối

Chuối là phương thuốc tuyệt vời để trị táo bón, do chuối có hàm lượng chất xơ rất cao. Chuối giúp các chức năng đường ruột hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, chất kali có trong chuối có tác dụng giúp cơ ruột hoạt động hiệu quả.

Cà rốt

Cà rốt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Một củ cà rốt cỡ trung bình có chứa đến 1,2 gam chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan là chất rất quan trọng với đường ruột. Nó làm mềm phân cứng bằng các liên kết nước trong đường ruột, từ đó, chúng kích thích tiêu hóa và giúp bạn đi tiêu dễ dàng.

Dưa chuột

Hàm lượng nước cao và chất xơ trong dưa chuột là phương thuốc hiện quả trong việc trị chứng táo bón. Nếu bạn bị táo bón mãn tính, hãy thêm dưa chuột vào chế độ ăn hàng ngày.

Cam

Chất xơ có trong cam giúp bạn rất nhiều trong việc điều trị táo bón. Ăn 1 – 2 quả cam trước khi đi ngủ là cách tuyệt vời để khắc phục tình trạng táo bón.

Dầu hạnh nhân

Dầu hạnh nhân rất có lợi trong việc điều trị táo bón, do nó có tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Cho 2 thìa dầu hạnh nhân vào sữa và uống trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy ngay kết quả vào ngày hôm sau.

Đậu

Đậu là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao. Một chén đậu đen nấu chín sẽ mang lại 1,5 g chất xơ. Với hàm lượng chất xơ cao như vậy, nên đậu là một trong những loại thực phầm vàng để điều trị táo bón.

Cải bruxen

Sáu cây cải bruxen sẽ mang về 3 g chất xơ, vì vậy mà đầy là loại rau đặc biệt tốt trong việc điều trị táo bón. Chúng hỗ trợ và giúp phân mềm cho phép đi tiêu nhanh chóng và thoải mái. Nếu bị táo bón, bạn nên thêm loại rau này vào các bữa ăn để khắc phục.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu, lúa mạch và bột yến mạch rất giàu chất xơ. Vì vậy, bạn nên bổ sung chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt và đi tiêu dễ dàng hơn.

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề