Trước khi khám sức khỏe cần làm gì

Hiện nay, nhu cầu khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra sức khỏe trước khi đi làm ngày càng tăng. Hầu hết các bệnh viện lớn đều cung cấp đa dạng dịch vụ khám sức khỏe đáp ứng nhu cầu người dân. Nhiều bạn đọc thắc mắc, khám sức khỏe cần gì? Cùng MEDLATEC tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Chuẩn bị gì trước khi đi khám sức khỏe?

Để quá trình khám diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, bạn cần thực hiện một số lưu ý chung sau đây:

- Một số xét nghiệm yêu cầu bạn phải tránh xa thuốc lá và rượu ít nhất 24 giờ.

- Một số xét nghiệm, kỹ thuật yêu cầu bạn cần để trống dạ dày, nhịn đói trước khi thực hiện từ 10 - 12 giờ.

- Nếu gặp vấn đề về thị lực và đang đeo kính, hãy mang theo kính khi đi khám và không sử dụng kính áp tròng.

- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quan trọng, liên quan [phần này sẽ được trình bày rõ hơn ở sau].

- Uống thật nhiều nước và nhịn tiểu trước khi thực hiện các siêu âm như: Siêu âm tuyến tiền liệt, siêu âm ổ bụng, siêu âm phần phụ.

- Nếu bị tiểu đường, bệnh nhân không uống thuốc và insulin và buổi sáng ngày đi khám.

- Nếu thực hiện test gắng sức, không sử dụng các loại thuốc như propranolol, atenolol trong 3 ngày trước khi thực hiện, đồng thời mặc trang phục thoải mái, dễ vận động.

- Vẫn có thể dùng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch như bình thường.

- X - quang phổi thì khi có thai hay nghi ngờ có thai nên báo cho bác sĩ trước khi chụp.

- Khi đi khám, mặc trang phục thoải mái, dễ vận động, tránh mặc váy liền hoặc quần quá bó.

Một số xét nghiệm khám sức khỏe cần nhịn ăn, uống

Nhiều xét nghiệm khám sức khỏe yêu cầu bệnh nhân cần nhịn đói trước khi thực hiện, bao gồm:

Xét nghiệm mỡ máu cholesterol

Xét nghiệm này yêu cầu người thực hiện nhịn ăn uống [chỉ uống ít nước lọc] trong vòng 9 - 12 giờ trước khi làm. Bạn nên mang theo danh sách thực phẩm đã sử dụng trong tuần để bác sỹ đánh giá tốt hơn.

Xét nghiệm Triglyceride

Bệnh nhân trước khi test cần nhịn ăn từ 12 - 14 giờ đồng hồ, không dùng vitamin và rượu trong 24 giờ giờ đồng hồ.

Xét nghiệm nồng độ Vitamin [vitamin A, vitamin D,…]

Người bệnh cần nhịn ăn uống [chỉ uống nước lọc] trong vòng 8 - 12 giờ trước khi thực hiện, đồng thời không sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất trước 24 giờ.

Xét nghiệm đường máu Glucose

Ngoài uống nước lọc, người thực hiện cũng cần nhịn ăn uống trong vòng 12 giờ, ngoài ra cũng không uống caffein, không nhai kẹo cao su trong 24 giờ trước khi lấy mẫu.

Ngoài ra, nếu bác sỹ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu hơn thì sẽ thông báo và hướng dẫn bạn.

2. Giấy tờ khám sức khỏe cần gì?

Khi đi khám sức khỏe, cần chuẩn bị các thông tin về tiền sử sức khỏe bản thân, bao gồm lịch chủng ngừa vaccine từ trước tới nay, những nguyên nhân gây dị ứng nếu có [thuốc, thực phẩm…]. Khách hàng nhớ lại xem trước đây mình có mắc bệnh hay có phẫu thuật gì hay không, quá trình điều trị như thế nào..

Hồ sơ với mỗi đối tượng như sau:

Hồ sơ khám sức khỏe với người đủ 18 tuổi trở lên

Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định [Phụ lục 1 - Thông tư 14/2013/TT-BYT], có dán ảnh chân dung 4x6 cm, chụp trên phông nền trắng trước không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Người khám sức khỏe cần mang hồ sơ theo quy định

Hồ sơ khám sức khỏe với người dưới 18 tuổi

Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định [Phụ lục 2 - Thông tư 14/2013/TT-BYT], có dán ảnh chân dung 4x6 cm, chụp trên phông nền trắng trước không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Với người mất/không có/hạn chế năng lực hành vi dân sự

Với những trường hợp này, đề nghị khám sức khỏe nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ chuẩn bị gồm:

Giấy khám sức khỏe theo quy định [khoản 1 hoặc khoản 2, Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT].

Văn bản đồng ý của cha/mẹ/người giám hộ hợp pháp.

Người khám sức khỏe định kỳ

Với người khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám gồm:

Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định [Phụ lục 3 - Thông tư 14/2013/TT-BYT].

Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe theo hợp đồng [với người khám sức khỏe định kỳ theo cơ quan, tổ chức].

Ngoài ra, khi đi khám, bạn nên mang theo kết quả khám bệnh trước đó, tài liệu chẩn đoán bệnh [nếu có], thuốc và đơn thuốc đang sử dụng,… để quá trình khám diễn ra nhanh chóng hơn.

3. Những điều cần biết khi khám sức khỏe đi làm

Các tổ chức, cơ quan hiện nay đều yêu cầu người lao động cần có giấy khám sức khỏe trước khi ký hợp đồng lao đồng. Theo đó, người lao đồng cần thực hiện khám sức khỏe trước khi đi làm. Dưới đây là những điều bạn cần làm:

Tiền sử bệnh gia đình có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh

Cung cấp thông tin sức khỏe chung

Các thông tin về tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình. Tiền sử sức khỏe, bệnh tật của các thành viên trong gia đình giúp bác sỹ dự đoán nguy cơ tăng mắc một số bệnh có tính di truyền như: Đái tháo đường, tim mạch, đột quỵ, ung thư,… Thông tin này cũng giúp bác sỹ có thể đánh giá nguy cơ bệnh, giúp bệnh nhân biết cách phòng bệnh, thực hiện xét nghiệm sàng lọc sớm.

Tiền sử sức khỏe cá nhân bao gồm: tình trạng và nguyên nhân gây dị ứng nếu có [thực phẩm, thuốc,…], lịch tiêm chủng vaccine đã thực hiện, tài liệu khám chữa bệnh nếu có.

Khi đi khám, bạn mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân, gồm: hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ,… và đơn thuốc cũ, kết quả xét nghiệm nếu có.

Hiện nay, bạn có thể thực hiện khám sức khỏe đi làm và xin giấy khám tại các bệnh viện đa khoa từ tuyến huyện/quận trở lên. Chi phí khám sức khỏe được quy định theo thông tư 04/BYT năm 2012 là 85.000đ, ngoài ra còn tiền hồ sơ cho mỗi phiếu khám. Tổng chi phí khám thường từ 85.000 - 120.000đ tùy vào lượng tờ khám.

Trên đây là một số thông tin bạn cần biết khi đi khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tổng quát hay khám sức khỏe trước khi đi làm. Nếu có thắc mắc liên quan, hãy liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ. Hiện Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang áp dụng nhiều dịch vụ khám sức khỏe tổng quát cho nhiều đối tượng, bạn đọc có thể tham khảo và thực hiện.

Khám sức khỏe tổng quát nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe toàn diện của cơ thể, bao gồm: tim, phổi, tiêu hóa và thần kinh… Việc thăm khám này được thực hiện bởi bác sĩ đa khoa. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Kết quả này còn giúp bạn chủ động trong việc điều chỉnh lối sống, hạn chế các rủi ro bệnh tật trong tương lai. Do đó, khám tổng quát cần được thực hiện với mọi giới và mọi lứa tuổi. Thời gian thực hiện 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần.

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm: khám lâm sàng tổng quát, tư vấn, xét nghiệm tổng quát, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.

Mọi giới và mọi lứa tuổi cần duy trì lịch khám tổng quát 6 tháng – 1 năm/ lần

Cụ thể, các nội dung khám tổng quát bao gồm:

  • Kiểm tra các chỉ số thể lực như: đo mạch, huyết áp, chiều cao, cân nặng
  • Khám mắt: xem xét tình trạng thị lực, tư vấn cách phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về mắt [nếu có].
  • Khám răng miệng: kiểm tra sâu răng, vôi răng, viêm nướu, viêm lợi…
  • Khám tai mũi họng: phát hiện bệnh xoang, dây thanh quản, viêm họng mạn tính
  • Khám nội tổng quát: kiểm tra nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, thận – tiết niệu…
  • Xét nghiệm máu tổng quát giúp nắm bắt các lượng giá về đường máu [Glucose], chức năng thận [Ure, Creatinin], men gan [AST, ALT, GGT], mỡ máu [Cholesterol, Triglycerid, LDL, HDL], acid uric máu [phát hiện viêm khớp, gout], huyết thanh chẩn đoán viêm gan A, B, C…
  • Tổng phân tích nước tiểu xem xét các thành phần trong nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, đường, đạm, độ pH nước tiểu…
  • Chụp X-quang tim phổi
  • Siêu âm ổ bụng tổng quát
  • Siêu âm tuyến tiền liệt [nam giới]
  • Siêu âm vú, tử cung, buồng trứng [nữ giới]

Với mỗi độ tuổi và giới tính khác nhau sẽ có các xét nghiệm tương ứng. 

Đối với nam giới

  • Các loại bệnh: u hắc tố, ung thư tinh hoàn, cholesterol cao.
  • Các loại xét nghiệm, sàng lọc: khám tinh hoàn, khám da liễu, xét nghiệm cholesterol.

Đối với nữ giới

  • Các loại bệnh: u hắc tố, ung thư cổ tử cung do HPV, cholesterol cao, ung thư vú.
  • Các loại xét nghiệm, sàng lọc: khám da liễu, kiểm tra huyết áp, khám vùng chậu và làm xét nghiệm tìm tế bào ung thư cổ tử cung [PAP smear], xét nghiệm cholesterol.

Căn cứ vào độ tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định những bộ phận cần được khám, xét nghiệm

Đối với nam giới

  • Các loại bệnh: tiểu đường type 2, u hắc tố, bệnh tim, ung thư tinh hoàn, ung thư đại trực tràng.
  • Các loại xét nghiệm, sàng lọc: xét nghiệm đường huyết 5 năm/lần [nếu thừa cân nên kiểm tra hàng năm], khám tinh hoàn, xét nghiệm cholesterol 5 năm/lần; sàng lọc ung thư đại trực tràng, ung thư tiền liệt tuyến.

Đối với nữ giới

  • Các loại bệnh: ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tiểu đường type 2.
  • Các loại xét nghiệm, sàng lọc: khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap; khám vú, chụp nhũ ảnh [nếu phụ nữ có người thân mắc ung thư vú]; xét nghiệm đường huyết 5 năm/lần [nếu thừa cân nên kiểm tra mỗi năm].

Đối với nam giới

  • Các loại bệnh: bệnh tim, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng, ung thư da.
  • Các loại xét nghiệm, sàng lọc: xét nghiệm đường huyết 3 năm/lần, sàng lọc bệnh tim 5 năm/lần [nếu có bất thường cần tầm soát mỗi năm], sàng lọc ung thư đại trực tràng, khám da liễu, khám tuyến tiền liệt.

Đối với nữ giới

  • Các loại bệnh: ung thư buồng trứng, ung thư vú, bệnh tim.
  • Các loại xét nghiệm, sàng lọc: chụp nhũ ảnh hàng năm, xét nghiệm mật độ xương 2 năm/lần [cân nặng < 57kg, có dấu hiệu loãng xương], sàng lọc ung thư buồng trứng 2 năm/lần [phụ nữ sau mãn kinh], xét nghiệm đường huyết và cholesterol.

Đối với nam giới

  • Các loại bệnh: bệnh tim, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, đột quỵ.
  • Các loại xét nghiệm, sàng lọc: sàng lọc ung thư đại tràng 1 năm/lần, xét nghiệm cholesterol, khám tinh hoàn 3 năm/lần.

Đối với nữ giới

  • Các loại bệnh: ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng, bệnh tim, đột quỵ, loãng xương.
  • Các loại xét nghiệm, sàng lọc: xét nghiệm mật độ xương 2 năm/lần, sàng lọc ung thư đại trực tràng 2 năm/lần, sàng lọc ung thư buồng trứng 1-2 năm/lần, sàng lọc bệnh tim hằng năm, xét nghiệm đường huyết 2 năm/lần [nếu thừa cân nên tầm soát mỗi năm]; khám da, vùng chậu, xét nghiệm Pap, chụp nhũ ảnh mỗi năm 1 lần.

Đối với nam giới

  • Các loại bệnh: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, đột quỵ.
  • Các loại xét nghiệm, sàng lọc: xét nghiệm cholesterol, sàng lọc bệnh tim và khám tuyến tiền liệt; sàng lọc ung thư đại tràng 1 năm/lần.

Tuổi càng cao thì việc duy trì khám tổng quát càng cần được thực hiện đều đặn

Đối với nữ giới

  • Các loại bệnh: loãng xương, đột quỵ, bệnh tim, ung thư đại tràng.
  • Các loại xét nghiệm, sàng lọc: sàng lọc ung thư đại tràng 1 năm/lần, soi đại tràng sàng lọc 1 năm/lần, xét nghiệm mật độ xương 2 năm/lần, khám phụ khoa, xét nghiệm Pap, sàng lọc bệnh tim mạch.

Để việc thăm khám đạt hiệu quả cao, bạn nên tuân theo các bước sau: 

  • Không lo lắng, tập thể dục để có giấc ngủ thật ngon
  • Nhịn ăn để xét nghiệm máu, nội soi dạ dày…
  • Không uống cà phê hoặc thực phẩm, đồ uống có chứa caffein
  • Thông báo cho bác sĩ nếu có thai, đang mang những dụng cụ kim loại trong người như: máy phá rung tim, máy trợ thính, răng giả, nẹp xương, đinh nội tủy…
  • Đem theo toa thuốc, các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh ở lần khám gần nhất. Đối với trẻ, người lớn cần mang theo sổ hoặc phiếu theo dõi tiêm chủng của trẻ.

Ngoài ra, với mỗi xét nghiệm khác nhau sẽ có những lưu ý khác nhau. Cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: Bạn nên nhịn ăn 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm, chỉ uống nước lọc, không ăn sáng, không uống sữa, không sử dụng các chất kích thích [trà, cà phê, thuốc lá]….
  • Xét nghiệm nước tiểu: Nên lấy phần nước tiểu giữa dòng [bỏ dòng nước tiểu đầu tiên và cuối cùng] vào ống đựng bệnh phẩm. Không chạm vào mặt trong của ống. 
  • Kiểm tra đầy đủ thông tin: họ tên, ngày tháng năm sinh trên ống ghi nước tiểu.
  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung: Áp dụng cho phụ nữ đã quan hệ tình dục. Tránh thực hiện xét nghiệm trong thời gian đang có kinh.
  • Siêu âm ổ bụng: Khoảng 1 giờ trước khi thực hiện siêu âm, cần uống khoảng 500ml nước lọc và nhịn tiểu để kết quả đánh giá chính xác.
  • Chụp X-quang: Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai cần báo cho bác sĩ trước khi chụp. Trường hợp chụp X-quang tuyến vú, không dùng các sản phẩm khử mùi, chống mồ hôi…

Mục đích của khám sức khỏe tổng quát là xác định tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Đây cũng là dịp để bạn nói chuyện với bác sĩ về những cơn đau, triệu chứng hoặc bất kỳ mối lo ngại nào khác về sức khỏe bạn đang gặp phải.

Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như: thận, gan, tuyến giáp, tim… Xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh và tình trạng bệnh như: ung thư, HIV/AIDS, tiểu đường, thiếu máu, bệnh tim mạch. Đồng thời, xem xét bạn có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim hay không.

Nếu đáp ứng tất cả các lưu ý và yêu cầu trên, thời gian cho một buổi khám tổng quát sẽ diễn ra khoảng ½ ngày đến 1 ngày.  Thế nhưng, tại những bệnh viện sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, quy trình thăm khám khoa học thì thời gian khám có thể rút ngắn còn khoảng 3-5 giờ. 

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Video liên quan

Chủ Đề