Ceftriaxone 2g giá bao nhiêu

Ceftriaxon có thể tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Cần theo dõi triệu chứng và biểu hiện của sốc phản vệ.

Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm từ 2 - 4 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch ít nhất 30 phút. Liều tiêm tĩnh mạch lớn hơn 1 g chỉ nên tiêm truyền tĩnh mạch. Khi liều tiêm bắp lớn hơn 1 g phải tiêm ở nhiều vị trí.

Pha dung dịch tiêm:

Không được hòa tan ceftriaxon với dung dịch chứa calci [như dung dịch Ringer lactat, dung dịch Hartmann]. Không được truyền liên tục đồng thời với dung dịch chứa calci [như dung dịch nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch], ngay cả khi dùng dây truyền riêng ở khác vị trí ở mọi lứa tuổi. Chống chỉ định dùng ceftriaxon cho trẻ sơ sinh [≤ 28 ngày tuổi] khi đang truyền tĩnh mạch dung dịch chứa calci [dung dịch nuôi dưỡng] liên tục. Ở người lớn và ở trẻ trên 28 ngày tuổi, ceftriaxon và dung dịch chứa calci có thể cho tuần tự nếu dây truyền được rửa sạch giữa các lần truyền bằng dung dịch tương thích.

Tiêm bắp: Phải thêm một thể tích dung dịch thích hợp [nước vô khuẩn để tiêm, dung dịch tiêm natri clorid 0,9%, dung dịch dextrose 5%, nước kìm khuẩn để tiêm chứa benzyl alcohol 0,9%, dung dịch lidocain 1% không có adrenalin] vào lọ thuốc để có được nồng độ cuối cùng 250 mg/ml hoặc 350 mg/ml.

Thể tích thêm vào để có dung dịch nồng độ 250 mg/ml: Lọ 250 mg [0,9 ml]; lọ 500 mg [1,8 ml]; lọ 1 g [3,6 ml]; lọ 2 g [7,2 ml].

Thể tích thêm vào để có dung dịch 350 mg/ml: Lọ 500 mg [1,0 ml]; lọ 1 g [2,1 ml]; lọ 2 g [4,2 ml].

Tiêm truyền tĩnh mạch: Pha thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Hòa tan bột, giai đoạn 2: Pha thành dung dịch cuối cùng.

Giai đoạn 1: Hòa tan bột với một dung dịch thích hợp [nước vô khuẩn để tiêm, dung dịch dextrose 5%, dung dịch dextrose 10%, dung dịch natri clorid 0,9%, dung dịch natri clorid và glucose [natri clorid 0,45% và glucose 2,5%] để có được một dung dịch ban đầu khoảng 100 mg/ml: Lọ 250 mg [2,4 ml]; lọ 500 mg [4,8 ml]; lọ 1 g [9,6 ml]; lọ 2 g [19,2 ml].

Giai đoạn 2: Sau khi hòa tan bột, pha loãng với một thể tích dung dịch thích hợp [thí dụ 50 -100 ml].

Không dùng dung dịch Ringer lactat hòa tan thuốc để tiêm truyền.

Liều lượng:

Liều chung:

Người lớn: Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm từ 2 - 4 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch ít nhất 30 phút. Liều thường dùng mỗi ngày từ 1 - 2 g, tiêm một lần [hoặc chia đều làm hai lần]. Trường hợp nặng, có thể dùng tới 4 g. Liều cho tĩnh mạch lớn hơn 1 g chỉ nên tiêm truyền tĩnh mạch. Khi liều tiêm bắp lớn hơn 1 g phải tiêm ở nhiều vị trí.

Trẻ em [dưới 50 kg]: Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm từ 2 - 4 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, liều 20 - 50 mg/kg/lần/ngày; nhiễm khuẩn nặng có thể dùng tới 80 mg/kg/ngày. Khi dùng liều 50 mg/kg hoặc lớn hơn chỉ nên tiêm truyền tĩnh mạch.

Trẻ em [từ 50 kg trở lên]: Dùng liều tương tự người lớn.

Trẻ sơ sinh: Tiêm truyền tĩnh mạch trên 60 phút. Liều 20 - 50 mg/kg/ngày [liều tối đa 50 mg/kg/ngày]. Khi dùng liều 50 mg/kg chỉ nên tiêm truyền tĩnh mạch.

Liều riêng từng bệnh:

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:

Người lớn: Van tim bình thường [van chưa thay]: 2 g/ngày 1 lần, trong 2 - 4 tuần. Nếu dùng phác đồ 2 tuần, khuyến cáo dùng thêm gentamicin. Người có lắp van tim giả [van thay thế]: Tiêm bắp, tĩnh mạch 2 g ngày 1 lần, trong 6 tuần [dùng kèm hay không kèm 2 tuần gentamicin, phụ thuộc vào nồng độ ức chế tối thiểu đối với penicilin].

Trẻ em: Van tim bình thường [van chưa thay]: 100 mg/kg/ngày/lần, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch trong 2 - 4 tuần. Nếu dùng trong 2 tuần, nên phối hợp với gentamicin. Người có lắp van tim giả [van thay thế]: 100 mg/kg ngày một lần, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, trong 6 tuần [kèm hoặc không kèm gentamicin trong 2 tuần, tùy theo nồng độ ức chế tối thiểu đối với penicilin].

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do Enterococcus faecalis [kháng penicilin, aminoglycosid và vancomycin]: Người lớn: 2 g/lần, 2 lần mỗi ngày, trong 8 tuần hoặc hơn, cùng với ampicilin. Trẻ em: 100 mg/kg, ngày 1 lần, trong 8 tuần hoặc hơn, cùng với ampicilin.

Viêm màng não do vi khuẩn nhạy cảm:

Người lớn: 2 g tiêm truyền tĩnh mạch, cách 12 giờ/lần, trong 7 ngày đối với H. influenzae hoặc N. meningitidis [không gây biến chứng]; ít nhất 10 - 14 ngày đối với viêm màng não biến chứng do S. pneumoniae và ít nhất 21 ngày đối với viêm màng não do Enterobacteriacae nhạy cảm [E. coli, Klebsiella].

Trẻ em, từ sơ sinh đến 12 tuổi: 100 mg/kg/ngày [tối đa 4 g/ngày], cho 1 lần/ngày hoặc chia làm 2 liều đều nhau, cách 12 giờ/lần, trong 7 - 21 ngày.

Nhiễm N. meningitidis [người lành mang vi khuẩn]: Người lớn: 1 liều duy nhất tiêm bắp 250 mg; Trẻ em: Tiêm bắp liều dùng duy nhất 125 mg cho trẻ em dưới 15 tuổi.

Đối với nhiễm khuẩn do Streptococcus pyogenes, phải điều trị ít nhất 10 ngày.

Để phòng ngừa những trường hợp viêm màng não do não mô cầu, dùng liều 250 mg tiêm bắp cho người lớn và 125 mg cho trẻ em.

Viêm đường hô hấp:

Viêm tai giữa cấp: Trẻ em: Tiêm bắp 50 mg/kg 1 liều duy nhất [tối đa 1 g]. Nếu kéo dài, tái phát: 50 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, ngày 1 lần, trong 3 ngày.

Viêm xoang [phải nằm viện]: Người lớn: 2 g ngày một lần tiêm tĩnh mạch; trên 60 tuổi: 1 g ngày 1 lần.

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: Người lớn: 1 g ngày 1 lần, thường phối hợp với một macrolid; 2 g/ngày khi nặng hoặc vi khuẩn kháng [nằm tại phòng chăm sóc tăng cường], trên 65 tuổi nhiễm khuẩn lan tỏa. Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch 50 - 75 mg/kg, ngày 1 lần. Nhiễm khuẩn nặng: Tiêm tĩnh mạch 80 - 100 mg/kg/ngày, chia làm 1 hoặc 2 lần [tối đa 4 g/ngày].

Bệnh Lyme: Người lớn: Đường tĩnh mạch, 2 g ngày 1 lần trong 14 ngày [10 - 28 ngày]. Trẻ em: Đường tĩnh mạch, 50 - 75 mg/kg [tối đa 2 g], ngày 1 lần trong 14 - 28 ngày.

Điều trị sốt kèm giảm bạch cầu trung tính theo kinh nghiệm: Người lớn: Đường tĩnh mạch: 30 mg/kg [tối đa 2 g], ngày 1 lần, phối hợp với amikacin [20 mg/kg tĩnh mạch, ngày 1 lần]. Trẻ em: Đường tĩnh mạch 80 mg/kg [tối đa 2 g], ngày 1 lần, phối hợp với amikacin tĩnh mạch [20 mg/kg/ngày].

Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất 1 g từ 0,5 - 2 giờ trước khi mổ. Với phẫu thuật kết trực tràng, tiêm 2 g trước 0,5 - 2 giờ.

Hạ cam: Người lớn, thanh thiếu niên: 1 liều duy nhất 250 mg tiêm bắp. Trẻ nhỏ: 1 liều đơn 50 mg/kg tiêm bắp.

Bệnh lậu và nhiễm khuẩn kết hợp do N. gonorrhoeae, bao gồm nhiễm khuẩn do chủng sinh penicilinase hoặc chủng kháng quinolon: Người lớn, thiếu niên: Tiêm bắp 1 liều duy nhất 125 mg.

Nhà sản xuất khuyến cáo: 1 liều duy nhất tiêm bắp 250 mg. Nếu nhiễm lan tỏa ở người lớn, thiếu niên: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 g ngày 1 lần. Tiếp tục điều trị trong 24 - 48 giờ sau khi có cải thiện, sau đó chuyển sang uống cefixim hoặc uống cefpodoxim, ít nhất 1 tuần. Viêm màng não, viêm nội tâm mạc do lậu cầu: Tiêm tĩnh mạch 1 - 2 g ceftriaxon cách nhau 12 giờ; liệu pháp thường kéo dài 10 - 14 ngày đối với viêm màng não và ít nhất 4 tuần đối với viêm nội tâm mạc.

Bệnh lậu không biến chứng: Người lớn, tiêm bắp sâu một liều đơn 250 mg. Trẻ em cân nặng dưới 45 kg, tiêm bắp 125 mg/lần/ngày.

Viêm màng tiếp hợp do lậu cầu: 1 liều duy nhất tiêm bắp: 1 g.

Trẻ em: Trên 45 kg, bệnh lậu không biến chứng: Điều trị như người lớn. Dưới 45 kg: Tiêm bắp 1 liều duy nhất 125 mg. Bệnh lậu lan tỏa: Tiêm bắp hoặc đường tĩnh mạch, 50 mg/kg ngày 1 lần, trong 7 ngày; nếu bằng hoặc dưới 45 kg: 1 g/ngày [liều tối đa]. Viêm màng não hoặc viêm nội tâm mạc, cân nặng dưới 45 kg, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 50 mg/kg/ngày [tối đa 2 g/ngày] chia làm 2 liều đều nhau cách 12 giờ, điều trị trong 10-14 ngày [viêm màng não] hoặc ít nhất 4 tuần [viêm nội tâm mạc].

Viêm mắt do lậu cầu ở trẻ sơ sinh: Tiêm bắp hay tĩnh mạch 1 liều duy nhất 25 - 50 mg/kg [tối đa 125 mg].

Bệnh giang mai mới phát sinh: Tiêm bắp sâu 500 mg/ngày, trong 10 ngày, cho người lớn.

Bệnh thương hàn [tiêm tĩnh mạch]: Trẻ em: 75 - 80 mg/kg ngày một lần, trong 5 - 14 ngày. Người lớn: 2 g ngày một lần, trong 14 ngày.

Điều chỉnh liều ở người suy thận: Nói chung không cần thiết điều chỉnh liều. Nếu suy thận và suy gan phối hợp: Điều chỉnh liều dựa theo kết quả kiểm tra các thông số trong máu. Khi hệ số thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút, liều ceftriaxon không vượt quá 2 g/24 giờ. Không cần thiết điều chỉnh liều với người bệnh suy gan.

Ceftriaxon được coi như không bị thẩm tách [chỉ 0 - 5%] nên với người bệnh thẩm tách máu, liều 2 g tiêm cuối đợt thẩm tách đủ để duy trì nồng độ thuốc có hiệu lực cho tới kỳ thẩm phân sau, thông thường trong 72 giờ. Nói chung không cần cho liều bổ sung trong và sau khi thẩm phân máu vì thuốc không bị loại bỏ do thẩm phân.

Tác dụng không mong muốn

Nói chung, ceftriaxon được dung nạp tốt. Khoảng 8 % số người bệnh được điều trị có tác dụng phụ, tần suất phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị.

Thường gặp, ADR >1/100

Tiêu hóa: Ỉa chảy.

Da: Phản ứng da, ngứa, nổi ban.

Ít gặp, 1/100 > ADR >1/1 000

Toàn thân: Sốt, viêm tĩnh mạch, phù.

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.

Da: Nổi mày đay.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, phản vệ.

Máu: Thiếu máu, mất bạch cầu hạt, rối loạn đông máu.

Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả.

Da: Ban đỏ đa dạng.

Tiết niệu - sinh dục: Tiểu ra máu, tăng creatinin huyết thanh.

Tăng nhất thời các enzym gan trong khi điều trị bằng ceftriaxon.

Điều trị với các thuốc kháng sinh thường ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột và gây tăng phát triển các nấm, men hoặc những vi khuẩn khác.

Trường hợp viêm đại tràng có liên quan đến kháng sinh thường do Clostridium difficile và cần được xem xét trong trường hợp ỉa chảy. Siêu âm túi mật ở người bệnh điều trị bằng ceftriaxon, có thể có hình mờ do muối ceftriaxon-calci tạo tủa. Khi ngừng điều trị ceftriaxon, tủa này lại hết.

Phản ứng khác: Khi dùng liều cao kéo dài có thể thấy trên siêu âm hình ảnh bùn hoặc giả sỏi mật do đọng muối calci của ceftriaxon. Hình ảnh này sẽ mất đi khi ngừng thuốc.

Ceftriaxon có thể tách bilirubin ra khỏi albumin huyết thanh, làm tăng nồng độ bilirubin tự do, đe dọa nhiễm độc thần kinh trung ương. Có thể xảy ra phản ứng Coombs dương tính không có tan máu; thử nghiệm galactose huyết và glucose niệu có thể dương tính giả do ceftriaxon.

Dược lý

Ceftriaxon là một cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm [ceftriaxon natri]. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn do khả năng ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicilin [PBP] là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn, do đó ức chế bước cuối cùng của quá trình sinh tổng hợp thành tế bào. Giống như các cephalosporin thế hệ 3 [cefotaxim, ceftazidim...], nói chung ceftriaxon có hoạt tính in vitro trên các chủng staphylococci kém hơn các cephalosporin thế hệ 1 nhưng có phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram âm rộng hơn so với các cephalosporin thế hệ 1và 2.

Phổ kháng khuẩn:

Ceftriaxon bền vững với đa số các beta lactamase [penicilinase và cephalosporinase] của các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Ceftriaxon thường có tác dụng in vitro và trên lâm sàng đối với các vi khuẩn dưới đây:

Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Ceftriaxon có tác dụng in vitro đối với đa số các cầu khuẩn ưa khí Gram dương bao gồm Staphylococcus aureus và S. epidermidis sinh và không sinh penicilinase; Strept. pneumoniae, S. pyogenes [Streptococcus tan máu beta nhóm A]; Strept. agalactiae [Streptococcus nhóm B] và S. viridans.

Staphylococcus kháng methicilin thường kháng ceftriaxon. Streptococcus nhóm D và Enterococcus bao gồm E. faecalis [trước đây là S. faecalis] thường kháng ceftriaxon.

Các chủng S. pneumoniae có MIC [nồng độ ức chế tối thiểu] 2 microgam/ml hoặc lớn hơn thường được coi là kháng ceftriaxon; các chủng có MIC 0,5 - 1 microgam/ml phân lập ở người bị viêm màng não cũng coi là kháng ceftriaxon.

Đa số các chủng Listeria monocytogenes kháng ceftriaxon.

Vi khuẩn ưa khí Gram âm: Ceftriaxon có tác dụng in vitro đối với Neisseria meningitidis và đa số chủng N. gonorrhoeae sinh hoặc không sinh penicilinase và các chủng kháng qua trung gian thể nhiễm sắc [thí dụ kháng penicilin] hoặc kháng tetracyclin qua trung gian plasmid. Ceftriaxon có tác dụng in vitro đối với các chủng H. influenzae, H. parainfluenzae và H.ducreyi sinh hoặc không sinh beta lactamase.

Ceftriaxon thường có tác dụng in vitro đối với các Enterobacteriaceae sau: Citrobacter diversus, C.freundii, Enterobacter cloacae, E. aerogenes, E. coli, Klebsiella pneumoniae, Morganella morganii [trước đây là Proteus morganii], P. mirabilis, P. vulgaris, Providencia rettgeri [trước đây là Proteus rettgeri], P. stuartii, Serratia marcescens, Salmonella, Shigella và Yersinia enterocolitica.

Tuy ceftriaxon có tác dụng in vitro đối với một vài chủng Pseudomonas aeruginosa, đa số các chủng kháng ceftriaxon. Ceftriaxon thường tác dụng kém hơn in vitro đối với Ps. aeruginosa nhạy cảm, so với ceftazidim hoặc các penicilin phổ mở rộng [thí dụ piperacilin].

Vi khuẩn kỵ khí: Ceftriaxon có tác dụng in vitro đối với một số vi khuẩn kỵ khí, bao gồm:

Actinomyces, Fusobacterium, Lactobacillus, Peptococcus, Peptostreptococcus, Propionibacterium và Veillonella, một số chủng Clostridium bao gồm C. perfringens; nhưng C. difficile thường kháng ceftriaxon.

Xoắn khuẩn: Ceftriaxon ức chế in vitro Borrelia burgdorferi, nguyên nhân gây bệnh Lyme, Leptospira và một vài tác dụng đối với Treponema pallidum.

Chlamydia: Ceftriaxon thường được coi là không tác dụng đối với C. trachomatis.

Kháng thuốc

Ceftriaxon thường bền vững không bị thủy phân do các betalactamase tuýp II, III và V; một số typ PSE; đa số beta-lactamase sinh ra do N. gonorrhoeae, H. influenzae và Staphylococcus.

Ceftriaxon có thể bị bất hoạt do các beta-lactamase typ IV, một số beta-lactamase sinh ra do Bacteroides, Citrobacter, Morganella, Proteus và Pseudomonas. Ceftriaxon bền vững với beta-lactamase tương tự cefotaxim nhưng kém hơn cefoxitin.

Trong quá trình điều trị, một số chủng gồm có Enterobacter và P. aeruginosa đã kháng ceftriaxon do các chủng này có các betalactamase có khả năng cảm ứng được [inducible beta-lactamase].

Các beta-lactamase có khả năng cảm ứng được thường là các cephalosporinase tuýp I qua trung gian thể nhiễm sắc.

Các beta-lactamase có khả năng cảm ứng được kháng các kháng sinh beta-lactam bằng cách gắn vào thuốc, như vậy ngăn thuốc không gắn vào PBP [protein gắn penicilin]. Đa số kháng sinh betalactam bao gồm cephalosporin thế hệ 2 và 3, các penicilin phổ mở rộng bị bất hoạt do các beta-lactamase cảm ứng được.

Một số chủng S. pneumoniae kháng ceftriaxon được phát hiện ngày càng tăng. Các chủng này thường kháng penicilin G cao hoặc ngay tức khắc, cũng như giảm nhạy cảm với cephalosporin thế hệ 3. S. pneumoniae kháng ceftriaxon liên quan đến các biến đổi về enzym đích, PBP của vi khuẩn.

Staphylococcus kháng methicilin cũng kháng với các cephalosporin bao gồm cả ceftriaxon. Đa số các chủng Clostridium difficile đều kháng với ceftriaxon.

Dược động học

Ceftriaxon không được hấp thu qua đường tiêu hóa, do vậy phải tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Sinh khả dụng sau khi tiêm bắp là 100%. Nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương đạt được do tiêm bắp liều 0,5 g và 1,0 g ceftriaxon là khoảng 40 mg/lít và 80 mg/lít sau 2 giờ. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh của thuốc đạt được khi tiêm truyền tĩnh mạch trong 30 phút, liều 1 g ceftriaxon ở vào khoảng 123 - 150 mg/lít và liều 2 g ở khoảng 223 - 276 mg/lít. Nồng độ huyết thanh ở các thời điểm 1, 2, 6, 12 và 24 giờ sau khi bắt đầu tiêm truyền 1 g ceftriaxon trung bình khoảng 110 mg/lít, 70 mg/lít, 40 mg/lít, 24 mg/lít và 7 mg/lít [lần lượt].

Ceftriaxon phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể. Thuốc đi qua nhau thai và phân bố vào dịch ối. Thuốc đi qua cả màng não viêm và không viêm, nói chung đạt được nồng độ điều trị trong dịch não tủy. Khoảng 85 - 90% ceftriaxon gắn với protein huyết tương. Thuốc gắn chủ yếu với albumin. Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, ceftriaxon gắn với protein thấp hơn so với người lớn do nồng độ albumin huyết tương giảm ở nhóm tuổi này và sự gắn protein cũng giảm ở người suy gan, suy thận. Thể tích phân bố của ceftriaxon là 3 - 13 lít và độ thanh thải huyết thanh là 10 - 22 ml/phút, trong khi thanh thải thận bình thường là 5 - 12 ml/phút. Nửa đời trong huyết tương của thuốc thay đổi giữa 6 và 9 giờ; có thể kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh, không thay đổi đáng kể ở người suy thận mức độ trung bình, nhưng có thể kéo dài ở người bệnh suy thận trầm trọng, đặc biệt là khi có kèm theo suy gan. Nửa đời thải trừ là 5,4 - 10,9 giờ ở người có chức năng gan thận bình thường.

Thuốc bài tiết ra sữa với nồng độ thấp. Tốc độ đào thải có thể giảm ở người bệnh thẩm phân. Khoảng 40 - 65% liều thuốc tiêm vào được bài tiết dưới dạng không đổi qua thận, phần còn lại qua mật rồi cuối cùng đến phân dưới dạng không biến đổi hoặc bị chuyển hóa bởi hệ vi sinh đường ruột thành những hợp chất không còn hoạt tính kháng sinh.

Trong trường hợp suy giảm chức năng gan, sự bài tiết qua thận tăng và ngược lại nếu chức năng thận bị giảm thì bài tiết qua mật tăng lên.

Chủ Đề