Chain trong kinh doanh lưu trú nghĩa là gì

Quản lý chuỗi cung ứng là thuật ngữ chuyên ngành đối với những nhà quản trị doanh nghiệp, đang trở thành xu hướng của nền kinh tế. Một doanh nghiệp hoạt động tốt từ khâu sản xuất đến phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng đòi hỏi phải xây dựng tốt hệ thống quản lý chuỗi cung ứng. Vậy, quản lý chuỗi cung ứng tiếng Anh là gì? Hãy đón đọc bài viết dưới đây của ACC.

Chuỗi cung ứng [tên tiếng anh là Supply Chain] là hệ thống các tổ chức, con người, thông tin và các nguồn lực có liên quan đến hoạt động để đưa các sản phẩm từ nhà cung cấp/nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Nhà cung ứng là các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng, cung cấp các nguyên liệu, vật tư hỗ trợ cho các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Vậy hoạt động quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với các yếu tố tạo nên chuỗi cung ứng.

Quản lý chuỗi cung ứng [tên tiếng anh là Supply Chain Management – SCM] là lập kế hoạch, quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ, bao gồm tất cả các hoạt động từ quy trình tìm nguồn hàng cung ứng đến sản phẩm đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Quản lý chuỗi cung ứng [Supply Chain Management] phải tổ chức các hoạt động nguồn cung của doanh nghiệp để tối ưu hóa giá trị khách hàng và có sức cạnh tranh trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ với các đối tác trong chuỗi cung ứng bao gồm nhà cung cấp, bên thứ ba và khách hàng để tăng cường sự ràng buộc hợp tác giữa các bên.

Quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm nhà cung ứng các nguyên liệu thô đầu vào để cấu thành sản phẩm, sau đó sản xuất ra sản phẩm và phân phối trung gian để sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Cần nắm rõ mối tương quan giữa các mắt xích trong toàn bộ dây chuyền sản xuất để việc quản lý đạt hiệu quả cao nhất.

Đặc trưng của Supply Chain Management là kết hợp các công nghệ hiện đại và khoa học thông minh. Cải thiện các cách thức doanh nghiệp đang tìm kiếm như nguồn vật tư, nguyên liệu thô để sản xuất, sau đó sản xuất ra sản phẩm và phân phối ra thị trường để đến tay người tiêu dùng.

Quản lý chuỗi cung ứng phải đảm bảo nguồn nguyên liệu, vật tư và các mối tương quan trong dây chuyền cung ứng sản xuất.

Một quy trình Supply Chain Management hiệu quả phải đáp ứng các yếu tố:

  • Phù hợp với mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp: mỗi chuỗi cung ứng phải gắn liền với chiến lược của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển, đáp ứng các yếu tố về thị trường, nguồn lực của công ty.
  • Nhu cầu của khách hàng: dù sản xuất hàng hóa hay dịch vụ thì một chuỗi cung ứng hiệu quả khi đảm bảo doanh nghiệp tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, sản phẩm phù hợp với các phân khúc trên thị trường, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho khách hàng.
  • Vị thế của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp có chỗ đứng riêng, thế mạnh ngành nghề riêng, vì vậy tùy vào vị thế, định hướng của doanh nghiệp mà lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp và đối tượng khách hàng hướng tới.
  • Thích nghi với sự thay đổi: trong một chuỗi cung ứng, các bên sẽ phải trao đổi thông tin với nhau để hiểu rõ tình hình thị trường, nhu cầu khách hàng, vì thế, việc quản lý sẽ đạt hiệu quả và trong quá trình quản lý xảy ra sự cố cũng dễ dàng xử lý, thay đổi kịp thời, phù hợp với tình huống xảy ra, nhu cầu thị trường, sự cạnh tranh với đối thủ.
  • Vai trò của việc quản lý và vận hành chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý và vận hành chuỗi cung ứng giữ vai trò quan trọng với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức toàn cầu, các hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên quốc gia.

Quản lý chuỗi cung ứng đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp, đưa hàng hóa tới tay các doanh nghiệp và người tiêu dùng một cách nhanh chóng, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Quản lý chuỗi cung ứng tốt tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mở rộng thị trường, thu được lợi nhuận cao, nâng tầm doanh nghiệp trong mắt khách hàng và vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quản lý chuỗi cung ứng tốt giúp kiểm soát được hàng hóa đầu vào và đầu ra, đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời, đầy đủ đến tay khách hàng và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Việc liên kết, phối hợp với các đơn vị trong chuỗi cung ứng, giúp nhà cung cấp giảm chi phí thành phẩm cuối cùng, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

Một chuỗi cung ứng tốt sẽ tạo doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong kinh doanh, tối ưu hóa chi phí và tăng lợi nhuận. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, một doanh nghiệp muốn tự cung cấp, tự xây dựng mọi thứ để kinh doanh sẽ không đạt hiệu quả cao. Thậm chí, nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng có thể khiến doanh nghiệp sa sút trầm trọng.

Các nhà quản trị chuỗi cung ứng đóng góp vô cùng quan trọng trong việc kết nối các công việc, tổ chức, quản lý đảm bảo chuỗi cung ứng diễn ra liên tục, đúng tiến độ và hạn chế rủi ro. Thông qua hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, hàng hóa được kiểm soát tốt và khi xảy ra rủi ro, các nhà quản trị phải giải quyết trực tiếp để đảm bảo quy trình tiếp tục diễn ra bình thường, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

  • Các mô hình quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Supply Chain Management cực kỳ quan trọng, thông qua cách thức làm việc hiệu quả giữa các lĩnh vực sản xuất, vận tải, cung ứng giúp giải quyết các vấn đề đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp.

+ Mô hình quản lý chuỗi cung ứng đơn giản: Với mô hình quản lý chuỗi cung ứng đơn giản, công ty sản xuất chỉ mua vật tư, nguyên liệu từ một nhà cung cấp, sau đó công ty tự sản xuất ra sản phẩm, sau đó trực tiếp bán hàng hóa cho người tiêu dùng không qua bên trung gian.

+ Mô hình quản lý chuỗi cung ứng phức tạp: Với mô hình quản lý chuỗi cung ứng phức tạp, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng xử lý việc mua nguyên liệu, vật tư trực tiếp hoặc qua trung gian để tạo ra sản phẩm hoàn thiện cung cấp cho người tiêu dùng.

  • Ý nghĩa của hoạt động quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Ý nghĩa của hoạt động quản lý chuỗi cung ứng là đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp. Vì thế, quản lý chuỗi cung ứng cũng tác động đến chất lượng dịch vụ khách hàng, đảm bảo phân phối sản phẩm một cách kịp thời, đầy đủ và hiệu quả.

Quản lý chuỗi cung ứng cung cấp giải pháp cho các hoạt động từ khâu đầu vào, từ việc mua hàng, nhà cung cấp, nhà máy sản xuất kho lưu trữ, hệ thống phân phối đến các giải pháp về hàng tồn kho một cách hiệu quả.

Xem thêm:

Chi phí Logistics là gì?

Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan đến vấn đề Quản lý chuỗi cung ứng tiếng Anh là gì? Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Chào mừng các bạn quay trở lại với Hotel Briefing Blog, nơi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của ngành Hospitality. Bài viết hôm nay, tôi xin giới thiệu về chain hotels [khách sạn theo chuỗi]independent hotels [khách sạn độc lập], khái niệm của chúng và cả những ưu khuyết điểm của chúng. Sau đó, chúng tôi sẽ chia sẻ vì sao biết những chuyện này có ý nghĩa với career path của bạn.

Hễ đã chọn làm trong khách sạn thì hoặc là bạn làm trong khách sạn theo chuỗi, hoặc là làm ở khách sạn độc lập thôi. Việc hiểu rõ về đặc điểm của hai loại hình khách sạn này sẽ có ích cho con đường phát triển sự nghiệp của các bạn đấy.Các bạn lưu ý: bài viết này chỉ bàn đến hình thức khách sạn là độc lập và chuỗi, không bàn đến việc phân loại theo sao, topic này sẽ được viết thành bài riêng sau nha.

Nào, chúng ta bắt đầu nhé!

1. KHÁI NIỆM

Khái niệm của hai segment khách sạn này không có gì khó hiểu:

  • Independent hotels là những khách sạn được sở hữu và vận hành độc lập, không có quan hệ chuỗi nhóm với những khách sạn khác. Ví dụ: Ở thành phố Hồ Chí Minh chúng ta thì The Reverie Saigon là một khách sạn độc lập.
  • Chain hotels là những khách sạn cùng nằm trong một chuỗi, một nhóm mà do một tập đoàn hay một công ty quản lý và vận hành. Một khách sạn theo chuỗi có thể được: [1] sở hữu bởi công ty mẹ [ownership], [2] là cơ sở được nhượng quyền [franchising], [3] được ký hợp đồng quản lý [management contract], cho tập đoàn vận hành.

Nhiều người hay nhầm lẫn khách sạn là cơ sở nhượng quyền và khách sạn theo chuỗi là một. Thực chất không phải: một khách sạn nhượng quyền chắc chắn là phải thuộc một chuỗi nào đó, nhưng một khách sạn theo chuỗi thì không nhất thiết là cơ sở nhượng quyền, nó có thể được chính công ty mẹ đầu tư hoặc là cơ sở được đầu tư bởi công ty khác & vận hành bởi tập đoàn khách sạn.

Ví dụ:

Các khách sạn theo chuỗi thì rất nhiều ví dụ cho các bạn: Sheraton Saigon thuộc tập đoàn Marriot, InterContinental Saigon thuộc IHG, Park Hyatt Saigon thuộc Hyatt…

Bên trong khách sạn The Reverie Saigon

Hai dạng khách sạn này có những lợi thế cạnh tranh riêng. Chắc hẳn các bạn cũng thấy những tập đoàn khách sạn đã và đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới; chúng ta hãy điểm qua những lợi thế của chain hotels nhé:

A. Lợi thế của Chain hotels:

  1. Lợi thế cạnh tranh nhờ quy mô chính là một điểm mạnh không thể tranh cãi và independent hotel khó có thể vượt qua. Nhờ số lượng khách sạn đông đảo của mình, các chuỗi khách sạn dễ dàng đạt được những thỏa thuận tốt với đối tác. Ví dụ: chuỗi khách sạn có thể mua hàng từ các nhà cung ứng với giá thấp hơn vì họ mua số lượng lớn. Hoặc, chuỗi có thể thương lượng với các trang Online Travel Agent [OTAs] về mức hoa hồng thấp hơn những khách sạn đơn lẻ. Các khách sạn trong chuỗi còn có thể giới thiệu khách hàng cho nhau hoặc cùng nhau phục vụ các group lớn; chia sẻ chi phí với nhau khi tham gia những hội chợ lớn về du lịch trên thế giới hoặc cùng làm những campaign quảng bá với chi phí khổng lồ.
  2. Thương hiệu: đây cũng là một lợi thế rõ mười mươi nữa của chuỗi. Một khách sạn độc lập sẽ vất vả xây dựng thương hiệu từ đầu, tốn kém rất nhiều tiền bạc, thời gian và nguồn lực. Trong khi đó việc chuỗi khách sạn có nhiều cơ sở ở nhiều địa phương khác nhau sẽ giúp độ nhận dạng thương hiệu và thông tin về thương hiệu được nhân rộng lên gấp nhiều lần. Chưa kể, việc chuỗi có nhiều khách sạn đã phần nào tạo dựng lòng tin cho khách hàng từ đầu.
  3. Loyalty program: đây chính là chương trình tích điểm giống như của các hãng hàng không, siêu thị hay rạp chiếu phim mà bạn hẳn có biết và có sử dụng. Với lợi thế có nhiều khách sạn trong chuỗi, các hotel chain này có thể xây dựng chương trình tích điểm đổi đêm nghỉ và nhiều quà tặng hấp dẫn khác nhằm thu hút khách hàng trung thành. Bạn có thể tích điểm khi đặt phòng ngủ, phòng hội nghị, tiệc cưới… cho bản thân và cả khi đặt cho công ty nữa. Điều này rất khó thực thi đối với khách sạn độc lập, do khách hàng đâu thể đi nghỉ hoài ở một chỗ đó nhiều lần trong năm được nên cơ hội tích điểm ở khách sạn độc lập không cao và khách sẽ không mặn mà. [Để giải quyết điểm yếu này, các independent hotel sẽ join những group gọi là referral organisation, tôi sẽ có bài riêng giải thích về chúng nhé].
  4. Nhân sự: các khách sạn cùng chuỗi có thể cùng share chi phí lương để thuê những nhân sự có chuyên môn cao. Ví dụ, một vài tập đoàn khách sạn ở Việt Nam sẽ có vị trí Cluster Digital Marketing Manager, người này chịu trách nhiệm nhiều properties cùng một lúc. Hơn nữa, những nhân sự cấp cao [mà tập đoàn hay luân chuyển qua nhiều property] sẽ có tầm nhìn, kinh nghiệm và chiến lược vừa sâu lẫn rộng, do đã có cơ hội làm việc ở nhiều địa phương/ quốc gia khác nhau.
  5. Standards & Procedures: những chuỗi khách sạn sẽ luôn xây dựng cho mình một bộ tiêu chuẩn về chất lượng nhằm giữ sự nhất quán [consistency] về chất lượng và thương hiệu. Họ cũng luôn có những bộ guidelines, quy trình… được xây dựng chặt chẽ. Những bộ tiêu chuẩn và quy trình này toàn là tinh hoa, kiến thức, kinh nghiệm… được chắt lọc qua nhiều properties & thời gian để xây dựng lên, và đa phần chúng đều mang lại hiệu quả trong công việc cao.

IHG Rewards Club – một trong các Loyalty Program cho khách hàng từ IHG

Đọc đến đây thì hắc hẳn bạn nghĩ, independent hotel làm gì “có cửa” so với chain hotels nữa? Thực sự, có một thực tế đáng buồn là số lượng independent hotels đang giảm đi trong khi chain hotels phát triển mạnh mẽ. [Link //www.nytimes.com/2019/10/21/business/independent-hotels-airbnb-boutique-chains.html]. Nói như vậy không có nghĩa là independent hotels không còn đất sống, chúng vẫn có những lợi thế cạnh tranh nhất định.

B. Lợi thế của Independent hotels

  1. Chi phi thấp hơn: nếu muốn trở thành một khách sạn theo chuỗi, chủ khách sạn sẽ phải cam kết follow những tiêu chuẩn chất lượng và thương hiệu mà tập đoàn khách sạn đặt ra. Điều đó có nghĩa là sự gia tăng về chi phí trang thiết bị, hàng hóa cho tới phần mềm quản lý, các hệ thống…Trong khi điều đó hoàn toàn ngược lại đối với một khách sạn độc lập: không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn và quy trình từ bất kỳ bên nào, khách sạn có thể tùy ý set up và xây dựng dựa theo ngân sách và định hướng của chủ đầu tư.
  2. Sự linh hoạt & tự do: đây chính là lợi thế rõ ràng nhất của independent hotels so với chain hotels. Khi không bị ràng buộc bởi tập đoàn, một khách sạn độc lập có hoàn toàn tự do xây dựng cá tính thương hiệu [brand personality] và sự nguyên bản [originality] thông qua: kiến trúc, style trang trí, những chi tiết nhỏ hoặc những sản phẩm trong khách sạn…, tạo nên trải nghiệm khách hàng độc nhất vô nhị. Jonathan Webster của Geronimo Hospitality Group cũng chỉ ra rằng, chính sự “personalized service” và “attention to detail” là lý do khách hàng tìm đến những khách sạn độc lập dạng boutique hotel [link //www.hotelmanagement.net/operate/3-reasons-why-independent-hotels-are-thriving]. “People don’t walk out with a product, rather, they leave with a memory.
  3. Hành động nhanh hơn: sự không ràng buộc với tập đoàn khiến những khách sạn độc lập ứng biến nhanh hơn so với tình thế. Họ có thể nhanh chóng áp dụng một chiến thuật mới nào đó hoặc tạo ra một dịch vụ mới ngay khi ban quản lý thông qua, vì không cần báo cáo cho tập đoàn và không cần chờ đợi tập đoàn phê duyệt. Trong khi những khách sạn chuỗi, với bộ máy cồng kềnh của mình và có nhiều tầng lớp cấp bậc báo cáo, không thể làm được. Tôi đã từng chứng kiến trong những nơi tôi làm: launch một thương hiệu mới cho từng địa phương khác nhau có thể mất 6 tháng, hoặc việc thay đổi bộ nhận dạng thương hiệu của khách sạn cũng tốn hơn 1 năm mà vẫn còn chưa xong đấy các bạn.

3. NHỮNG ĐIỀU NÀY CÓ Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CỦA BẠN?

Tôi không tốn công viết một bài dài như vậy không, mà tôi hy vọng các bạn có thể hiểu rõ những điểm mạnh điểm yếu của nơi làm việc tương lai của mình, vì sớm muộn gì các bạn cũng sẽ bước chân vào. Nếu được, tôi khuyên bạn nên làm qua ở cả hai hình thức khách sạn để học hỏi và lĩnh ngộ được cả hai:

  1. Hãy làm qua ở những khách sạn theo chuỗi để thấy họ có quy trình, guidelines và tiêu chuẩn chặt chẽ cỡ nào
  2. Hãy làm ở những khách sạn theo chuỗi để thấy họ đầu tư cho nhân sự, chương trình training nhiều như thế nào, và những nhân sự cấp cao của họ có kinh nghiệm phong phú qua nhiều quốc gia như thế nào
  3. Nhưng hãy làm ở những khách sạn độc lập để thấy, khi một ý tưởng được sinh ra, họ có thể biến nó thành hiện thực nhanh như thế nào. Nếu không có quy trình chuẩn, họ có cách quản lý nào khác?
  4. Nếu như bạn đã ở level executive hoặc manager, khi làm ở một khách sạn độc lập thì bạn có thể có cơ hội involve vào nhiều mặt quản trị của khách sạn hơn chứ công việc không gói gọn trong phạm vi phòng ban của mình đâu. Khi đó, nếu nhìn thấy một independent hotel đang có vấn đề tồn đọng, hãy thử suy nghĩ cách giải quyết chúng xem sao.

Tóm lại, dù đa phần các bạn trẻ thích làm trong tập đoàn khách sạn lớn, và việc này thì không có gì sai cả, thì tôi cũng muốn nhắc rằng ở cả hai loại hình khách sạn ta đều học học được rất nhiều điều, chủ yếu là ta có quan sát được và rút ra bài học hay không thôi. Việc làm qua nhiều hình thức khách sạn như trên cũng sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn, không bị rơi vào chủ quan với những kiểu suy nghĩ như “chỗ này không có quy trình chuẩn gì cả, chắc là không làm nên chuyện” hay là “chỉ có làm trong tập đoàn khách sạn lớn mới học hỏi được”… Bạn sẽ nhìn được nhiều mặt của vấn đề hơn và từng bước xây dựng tư duy quản trị của mình.

Bài viết đến đây là hết rồi, cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc chúng. Cùng dòng chuyên mục, bạn có thể đọc bài viết Các hình thức phân loại khách sạn [Classification of Hotels] và Những loại hình resort và những điều bạn cần lưu ý khi làm việc ở resort nhé. Hotel Briefing đang lên kế hoạch viết về những referral organisation, mời các bạn đón đọc nha. Chúc mọi người một ngày vui vẻ nhé.

Để nhận thông báo về những bài viết mới nhất của Hotel Briefing Blog, vui lòng để lại email của bạn vào ô bên dưới:

Đang cập nhật hệ thống…

Cảm ơn bạn đã quan tâm! Hotel Briefing Blog sẽ gửi email cập nhật các bài viết mới cho bạn nhé.

Đã có lỗi khiến Hotel Briefing Blog không ghi nhận email của bạn. Bạn vui lòng thử lại nhé!

Video liên quan

Chủ Đề