Chào mào má đỏ giá bao nhiêu

Chào mào trắng là loài chim khá quý hiếm, có ngoại hình độc đáo chỉ cần nhìn một lần là không thể nào quên. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loài chim này, vuongquocloaivat.com đã tổng hợp lại bài viết dưới đây, cùng tham khảo ngay nhé!

Nội dung bài viết

  • I – Nguồn gốc chào mào trắng
  • II – Tính cách chim chào mào trắng
  • III – Tập tính sinh sản của chào mào trắng
  • IV – Cách nuôi chim chào mào lông trắng
    • 1 – Chào mào trắng ăn gì?
    • 2 – Bệnh thường gặp ở chào mào trắng
      • Trúng gió
      • Bệnh đường ruột
      • Ho, viêm phổi
      • Bị liệt
    • 3 – Lồng nuôi chào mào trắng
  • V – Chào mào trắng giá bao nhiêu tiền?
  • VI – Mua, bán chào mào trắng ở đâu

I – Nguồn gốc chào mào trắng

Chào mào trắng có tên khoa học là Pycnonotus jocosus. Ít người biết rằng, chào mào là một trong những loài chim đầu tiên được Calorus Linnaeus giới thiệu vào năm 1758.

Về ngoại hình, chào mào trắng có vẻ ngoài rất nổi bật với bộ lông màu trắng mượt. Cùng với đó, điểm nhấn nổi bật là cụm lông màu đỏ dũng mãnh ở khóe mắt. Mào của chim cao, rộng, dày dặn cùng phần đuôi dài luôn được xếp gọn gàng.

Loài chim này có nguồn gốc từ châu Á, cụ thể là ở một số nước có khí hậu nhiệt đới như: Ấn Độ hoặc phía đông Myanmar.

II – Tính cách chim chào mào trắng

Chào mào trắng là loài chim có tính cách khá độc đáo và mạnh mẽ. Do đó, chúng thường được chọn để mang đi thi đấu với những con chim khác.

Đa số chim đều rất hoạt bát, năng động, chúng có thể chơi và kêu cả ngày mà không biết mệt mỏi. Bên cạnh đó, giống chim này có bản tính khá hung dữ, thích bắt nạt kẻ yếu thế và rất hiếu thắng.

Mỗi khi thi đấu chúng luôn cố để kêu thật lớn, đồng thời ra những miếng tấn công mạnh nhất để trấn áp những con chim khác.

Ngoài ra, cũng có một số con chim có phần trầm tính hơn. Tuy nhiên, trầm tính không đồng nghĩa với hiền lành, chúng thường chỉ là nhẫn nhịn và có thể sẵn sàng phản đòn bất cứ khi nào thời cơ đến.

⚠️⚠️⚠️ AI CŨNG XEM: Chim Khuyên

III – Tập tính sinh sản của chào mào trắng

Mỗi loài chim lại có một tập tính sinh sản khác nhau, chào mào lông trắng cũng không phải là ngoại lệ. Chúng có thói quen làm tổ trong các bụi rậm có độ cao 2 – 3m so với mặt đất mỗi khi mùa sinh sản đến.

Thông thường, chim có mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 6 – tháng 9. Mỗi lứa chúng đẻ khoảng 2 – 3 quả trứng và không giới hạn số lứa trong một mùa sinh sản.

Sau khi đẻ trứng, chim bố thường tìm các que củi khô nhỏ để kết lại thành tổ có hình nửa quả cầu để ấp cho con.

Chim chào mào trắng chăm con rất khéo, chúng luôn tận tình săn sóc cho đến khi chim non đủ lông, đủ cánh. Đặc biệt, chất thải của chim non sẽ được chim bố mẹ ăn sạch sẽ.

🔔🔔🔔 XEM TIẾP VỀ: Chim Cu Gáy

IV – Cách nuôi chim chào mào lông trắng

Ngày nay, có rất nhiều người lựa chọn chào mào trắng làm vật nuôi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm chăm sóc chúng ngay từ ban đầu. Nếu bạn cũng đang bối rối không biết nên nuôi chúng ra sao, hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.

1 – Chào mào trắng ăn gì?

Chào mào có thể ăn cả cám và thức ăn tươi. Đối với thức ăn tươi, chúng thích hoa quả và các loại đồ tanh. Một số loại trái cây ưa thích của loài chim này:

  • Chuối: chứa nhiều khoáng chất và có lợi cho đường tiêu hóa
  • Đu đủ: đẩy nhanh quá trình thay lông và giúp lông mềm mượt hơn
  • Táo: điều hòa lượng muối trong cơ thể, giúp chim khỏe mạnh.
  • Cam: tăng sức đề kháng và giảm các triệu chứng ho..

Ngoài trái cây, bạn cũng nên để chim ăn thêm mồi tanh để cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Một số mồi tanh khoái khẩu của chúng là: cào cào, trứng kiến hoặc sâu gạo. 

2 – Bệnh thường gặp ở chào mào trắng

Tương tự như các loài chim cảnh khác, Chào mào cũng có thể bị mắc một số bệnh như:

  • Trúng gió

Khi chim trúng gió, mọi thao tác sẽ trở nên chậm chạp, đờ đẫn, mặt sưng, chân run. Thậm chí, nếu không kịp điều trị còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sĩ thú y cho biết nguyên nhân gây trúng gió thường là vì chim phải ở ngoài trời phơi nắng phơi sương liên tục, khiến gió độc lùa vào người.

Triệu chứng rõ ràng nhất khi mắc bệnh là phao câu chim sẽ sưng tấy, loang đỏ khắp thay vì chỉ hơi hồng ở chóp như bình thường.

Lúc này, bạn hãy lấy tay nặn hết mủ vàng đến khi thấy dịch trắng thì dừng lại. Sau đó, nhỏ vài giọt dầu gió vào đáy lồng rồi đưa chim vào lồng để làm sạch.

  • Bệnh đường ruột

Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến chim bị mắc bệnh đường ruột như: ăn nhầm trái cây dính độc, thuốc trừ sâu, chất chống ẩm,…Nếu rơi vào tình trạng trên thì chim sẽ bị ngộ độc nặng và không thể cứu chữa được.

Ngoài ra, chào mào trắng có thể bị ngộ độc nhẹ do uống nước có nhiều ký sinh trùng, ăn phải thức ăn hỏng,… Bệnh này thường có triệu chứng là chim đờ đẫn, chậm chạp, lông bù xù, đi ngoài ra phân nước và có màu xanh nhạt.

Bạn có thể tự mua oresol và kháng sinh về cho chim uống để khắc chế bệnh. Tuy nhiên, các tốt nhất là nên đưa chúng đến cơ sở thú y để được chữa trị tốt nhất.

  • Ho, viêm phổi

Lạnh, cơ thể suy nhược là nguyên nhân khiến chim bị ho, viêm phổi. Chim mắc bệnh thường xù lông, thở nhanh, chậm chạp, ngáp nhiều, chảy nước mũi.

Để khắc phục tình trạng, bạn hãy đưa chim vào nơi kín gió và bổ sung thêm các vitamin. Trường hợp không tìm được thuốc phổi cho chim, bạn có thể thay thế bằng thuốc cho gà con.

  • Bị liệt

Chim chào mào trắng bị trúng gió nặng, không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến liệt. Triệu chứng bệnh dễ nhận biết nhất là chim thường không cử động được lông và cánh. Nếu nhẹ thì chỉ bị một bên, nặng thì là toàn thân không cử động được.

Bệnh liệt ở chim không thể chữa trị, do đó cách duy nhất bạn có thể làm là phòng bệnh xảy ra. Trường hợp không may bị liệt, bạn nên sắp xếp lại chỗ ở để giúp chim hạn chế tối đa được vận động. Đồng thời, bổ sung vitamin để tăng đề kháng cho cơ thể chim.

3 – Lồng nuôi chào mào trắng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại lồng nuôi chim, bạn có thể tùy ý lựa chọn theo sở thích. Tuy nhiên, cần ưu tiên chọn lồng có diện tích rộng rãi và thoáng mát để chim tự do di chuyển.

Chào mào trắng là loại chim đột biến quý hiếm, có rất ít trong tự nhiên. Do đó, chúng có giá bán khoảng 100 triệu/bé

Thậm chí, đối với những con có lông bóng mượt, chắc khỏe, giá bán có thể lên đến 200 – 300 triệu đồng/con là hoàn toàn bình thường.

VI – Mua, bán chào mào trắng ở đâu

Vì là loài chim rất quý nên bạn sẽ không thể nào tìm mua tại các shop chim kiểng bình thường. Vậy nên, khi có nhu cầu bạn hãy tìm trên các hội nhóm chơi chim lớn trên MXH. Hoặc có thể liên hệ hỏi với các cửa hàng bán thú cảnh lớn để đặt mua.

Để nuôi được chào mào trắng, bạn không những phải chuẩn bị tài chính mà còn cần phải có kinh nghiệm để có thể chăm sóc chúng tốt nhất. Hy vọng, bài viết trên đây đã cho bạn những kiến thức cần thiết để sẵn sàng chăm sóc loài chim này trong thời gian tới!

Chủ Đề