Bị nợ xấu ngân hàng phải làm sao

Nợ xấu tại ngân hàng hoặc công ty tài chính là các khoản nợ quá hạn, bị nghi ngờ về khả năng thanh toán và thu hồi vốn. Trong hoạt động tín dụng, nợ xấu được phân chia thành nhiều nhóm và có những ảnh hưởng cụ thể đối với người đi vay.

I. Các nhóm nợ xấu trong hoạt động cho vay tại ngân hàng 

Hệ thống CIC phân loại nợ của khách hàng khi vay vốn theo 5 nhóm sau đây:

1. Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

  • Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn.
  • Các khoản nợ trong hạn;
  • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày [Khi vay vốn nếu khách hàng quá hạn trả nợ từ 1 đến 10 ngày sẽ phải chịu thêm lãi phạt quá hạn 150%]
  • Khách hàng thuộc nhóm 1 vẫn có thể được chấp nhận cho vay vốn.
  • Nợ nhóm 1 chưa được xếp vào nợ xấu

2. Nhóm 2: Nợ cần chú ý

  • Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu [đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu].
  • Khách hàng rơi vào nợ nhóm 2 sẽ bị hạn chế khả năng cho vay tại ngân hàng hoặc công ty tài chính. Nếu được cho vay bạn phải đáp ứng điều kiện khắt khe: chứng minh thu nhập, chứng minh lý do phát sinh nợ do khách quan .v.v.
  • Thời gian xóa nợ nhóm 2 hoàn toàn là 12 tháng sau khi thanh toán đầy đủ khoản vay quá hạn 

3. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

  • Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu
  • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi với lý do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
  • Khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 3 sẽ không được chấp nhận cho vay vốn
  • Thời gian xóa nợ hoàn toàn là 5 năm

4. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

  • Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
  • Khách hàng có nợ xấu nhóm 4 không được chấp nhận cho vay vốn tại các tổ chức tín dụng
  • Thời gian xóa nợ là 5 năm 

5. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

  • Nhóm này bao gồm các khoản nợ:
  • Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn
  • Khách hàng không được chấp nhận cho vay vốn tại các tổ chức tín dụng
  • Thời gian xóa nợ hoàn toàn là 5 năm

Trong 5 nhóm nợ nói trên, nợ xấu được xác định là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. 

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trước khi phê duyệt khoản vay cho khách hàng sẽ kiểm tra thông tin nợ xấu. Những khách hàng bị xếp vào nợ xấu nhóm 3, 4, 5 thì sẽ không được chấp nhận cho vay các khoản vay mới tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Hệ thống dữ liệu sẽ lưu trữ thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng trong vòng 1 – 5 năm kể từ thời điểm người đi vay trả đầy đủ gốc và lãi quá hạn.

II. Những hệ luỵ từ nợ xấu ngân hàng cần phải biết

 1. Nợ xấu của khách hàng lưu lại trên hệ thống tín dụng trong bao lâu?

Tùy thuộc vào giá trị khoản nợ xấu mà thời gian lưu lịch sử nợ xấu của khách hàng trên hệ thống sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Các khoản nợ xấu có giá trị dưới 10 triệu đồng: Theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà Nước các khoản nợ quá hạn có giá trị dưới 10 triệu đồng nếu được tất toán thì sẽ không bị lưu lại lịch sử nợ xấu trên hệ thống tín dụng.
  • Các khoản nợ xấu trên 10 triệu đồng: Những khách hàng có khoản nợ xấu giá trị trên 10 triệu đồng thì lịch sử nợ xấu sẽ được lưu trữ trên hệ thống tín dụng nhất là 5 năm. 

2. Có thể xóa được nợ xấu không?

Để xóa nợ xấu cách duy nhất bạn có thể thực hiện là thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Đối với các khoản nợ xấu được ghi nhận trên hệ thống CIC sẽ được xóa bỏ hoàn toàn khi người dùng thanh toán khoản vay quá hạn. Thời gian xóa cụ thể được quy định như sau: 

  • Đối với khoản nợ xấu nhóm 2: Thời gian để xóa nợ xấu hoàn toàn là 12 tháng [1 năm]
  • Đối với các khoản nợ xấu nhóm 3, 4, 5: Thời gian xóa nợ xấu là 60 tháng [5 năm].

Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng, nợ xấu của khách hàng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Để đảm bảo thông tin bạn đã thanh toán đầy đủ nợ được ngân hàng nắm rõ, khách hàng nên yêu cầu ngân hàng ra văn bản xác nhận về việc bạn đã trả hết các khoản tiền còn nợ. 

3. Khách hàng có nợ xấu được vay vốn không?

Trước khi phê duyệt một khoản vay, ngân hàng, công ty tài chính sẽ truy xét lịch sử tín dụng của khách hàng trên hệ thống tín dụng. Để quyết định cho khách hàng vay vốn khi có nợ xấu hay không, ngân hàng, công ty tài chính sẽ căn cứ vào nhóm nợ xấu mà khách hàng đang vướng. Theo đó:

  • Khách hàng có nợ xấu nhóm 1, 2: Nợ nhóm 1 có thể xem xét cho vay ngay sau đó. Còn nợ nhóm 2 có thể có một số tổ chức tín dụng cho phép khách hàng vay trả lại sau 12 tháng tất toán nợ xấu với điều kiện khách hàng cần chứng minh được thu nhập, khả năng tài chính của mình vẫn tốt ở thời điểm hiện tại và nguyên nhân phát sinh nợ xấu là khách quan. Nếu khoản vay thế chấp, khách hàng cần phải có tài sản đảm bảo hợp lệ.
  • Khách hàng nợ xấu thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5: Tất cả các ngân hàng và công ty tài chính sẽ KHÔNG chấp nhận cho khách hàng vay vốn dưới tất cả các hình thức.

Tuy nhiên, về cơ bản khách hàng có nợ xấu phải đợi ít nhất 5 năm sau mới được tổ chức tín dụng xem xét cho vay khoản vay mới. 

4. Chồng/vợ bị nợ xấu thì có được vay vốn ngân hàng không?

Khi vay vốn tại ngân hàng, khách hàng phải mang theo các loại giấy tờ pháp lý liên quan, trong đó có sổ hộ khẩu để ngân hàng đối chiếu và truy xuất thông tin trên CIC.

Trường hợp nếu người thân, cụ thể là chồng/vợ bị nợ xấu từ nhóm 2 trở lên, khả năng rất cao ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ từ chối hồ sơ vay của vợ hoặc chồng. Bởi hồ sơ này cho thấy người thân của khách hàng mất khả năng trả tiền.

5. Nợ xấu có mua trả góp được không?

Tùy thuộc vào cấp độ nợ, nhóm nợ mà tổ chức tín dụng sẽ khách hàng có được mua hàng trả góp không. Cụ thể:

  • Nợ nhóm 1, 2: Ngân hàng sẽ không cho vay, chỉ một số công ty tài chính cân nhắc cho vay mua trả góp căn cứ vào điều kiện tài chính hiện tại của khách hàng
  • Nợ xấu nhóm 3,4,5: Khách hàng sẽ không được chấp nhận cho vay mua trả góp.

6. Nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không?

Nếu bị xếp vào nhóm nợ xấu, bạn không thể mở thẻ tín dụng. Bạn chỉ có thể đăng ký mở thẻ tín dụng sau khi nợ xấu của bạn bị xóa trên hệ thống CIC [khoảng từ 1 – 5 năm sau khi bạn thanh toán hết khoản nợ quá hạn, tùy vào nhóm nợ].

7. Nợ xấu bao lâu thì bị khởi kiện?

Tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng mà thời gian nợ quá hạn, nợ xấu ngân hàng bị khởi kiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên, khi người đi vay [cá nhân, tổ chức] không thanh toán được khoản nợ gốc và lãi cho ngân hàng theo đúng thời hạn ghi rõ trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết, khách hàng bị xếp vào nhóm nợ xấu thì sẽ bị ngân hàng đâm đơn khởi kiện ra tòa.

Như vậy kể từ thời điểm bạn vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng và tổ chức cho vay không đồng ý gia hạn việc trả nợ của bạn thì ngân hàng hoặc công ty tài chính đã có quyền khởi kiện bạn ra tòa án nhân dân để yêu cầu tòa án giải quyết. 

Nếu tòa án đã ra bản án buộc bạn thực hiện nghĩa vụ với tổ chức cho vay mà bạn không tự nguyện thực hiện thì tổ chức cho vay có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành kiểm kê tài sản đã thế chấp [đối với vay thế chấp] để thực hiện nghĩa vụ.

8. Nợ xấu ngân hàng có đi nước ngoài được không?

Khi bạn chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ [bị xếp vào nhóm nợ xấu] thì sẽ thuộc trường hợp không được đi nước ngoài [không được phép xuất cảnh]. Tuy nhiên nếu bạn có tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bạn vẫn có thể xuất cảnh ra nước ngoài. Nhưng nếu không có tài sản bảo đảm thì bạn sẽ chưa được xuất cảnh.

Để có thể xuất cảnh ra nước ngoài, bạn nên có văn bản thông báo cho ngân hàng mà bạn đang có nghĩa vụ trả nợ biết về việc xuất cảnh, đồng thời ủy quyền cho thân nhân quản lý tài sản, trả lãi/trả gốc theo đúng kỳ hạn đã thỏa thuận và thực hiện các biện pháp bảo đảm về việc thanh toán nợ theo yêu cầu từ phía ngân hàng.

Có thể thấy khách hàng rơi vào nhóm nợ xấu đều sẽ ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng khiến bạn gặp khó khăn khi vay ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Bởi vậy tuân thủ thời gian, kỳ hạn trả nợ và luôn ý thức thanh toán đầy đủ khoản vay của mình là cách để bạn không vướng vào nợ xấu. 

Để được tư vấn kĩ hơn về nợ xấu ngân hàng cũng như cách để tránh có khoản nợ xấu, hãy để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ trực tiếp tới số hotline 0974 966 622 hoặc email:   để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.

Total Page Visits: 3144 - Today Page Visits: 4

Video liên quan

Chủ Đề