Chất lượng cao nhất của chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch và hợp đồng?

Chất lượng dịch vụ vận tải tiếp tục được cải thiện

[ĐCSVN] - Theo Bộ Giao thông vận tải [GTVT], thời gian qua, chất lượng dịch vụ vận tải tiếp tục được cải thiện, sản lượng vận tải tăng cao, sản lượng vận tải hàng hóa và hành khách năm 2018 tăng trên 10% so với năm 2017. Chỉ số năng lực quốc gia về logistics [LPI] của Việt Nam năm 2018 tăng 25 bậc so với năm 2016, xếp hạng 39/160 nước.

Ảnh minh hoạ. [Ảnh: Đ.H]

Cũng theo Bộ GTVT, công tác quản lý vận tải tiếp tục được tăng cường, chất lượng dịch vụ các loại hình vận tải tiếp tục được cải thiện, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, nhất là trong các dịp cao điểm nghỉ lễ, Tết. Bộ GTVT đã có nhiều văn bản chỉ đạo triển khai đẩy mạnh công tác quản lý các lĩnh vực vận tải đường bộ, hàng không, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa và tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định tại các Nghị định của Chính phủ, các thông tư, quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, tăng cường kết nối các phương thức vận tải, thí điểm hoạt động các loại hình vận tải chưa được quy định trong Luật, đẩy mạnh công tác hướng dẫn thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải bằng xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi; thí điểm hoạt động xe 4 bánh có gắn động cơ [chạy bằng xăng hoặc năng lượng điện] phục vụ chở khách du lịch trong khu vực hạn chế trên địa bàn một số địa phương [hiện tại Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động trên địa bàn 34 tỉnh, thành phố]. Đặc biệt, việc triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu vận tải đã mang lại kết quả hết sức tích cực, giúp lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển và đường thủy nội địa tăng mạnh, góp phần giảm tải giao thông đường bộ, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Bộ cũng đã chủ động đối thoại, làm việc, tiếp xúc với các hiệp hội, doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp theo tinh thần các Nghị quyết số 19 và 35 của Chính phủ. Đã chỉ đạo các đơn vị triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông; hoàn thành báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch số 410/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.

Về sản lượng vận tải năm 2018, ước đạt 1.634 triệu tấn hàng, tăng 10%; đạt 4.641 triệu lượt hành khách, tăng 10,7% so với năm 2017; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 306 tỷ tấn.km, luân chuyển hành khách ước đạt 207 tỷ lượt HK.km; tăng 7,6% về luân chuyển hàng hóa và tăng 10,9% về luân chuyển hành khách so với năm 2017. Trong đó, thị trường hàng không Việt Nam năm 2018 tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay ước đạt 104 triệu lượt hành khách, tăng 10,4% và sản lượng hàng hóa ước đạt 1,5 triệu tấn hàng hóa tăng 8,9% so với năm 2017. Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt xấp xỉ 50 triệu hành khách tăng gần 11% và gần 410 nghìn tấn hàng hóa tăng 28% so với năm 2017.

Về chỉ số năng lực quốc gia về logistics [LPI], theo báo cáo từ Ngân hàng Thế giới, LPI năm 2018 của Việt Nam xếp hạng 39/160 nước tham gia điều tra [tăng 25 bậc so với hạng 64/160 của năm 2016], tất cả 6 tiêu chí đánh giá LPI năm 2018 đều tăng vượt bậc so với năm 20168.

Để tăng cường công tác quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, theo Bộ GTVT, tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu các lĩnh vực vận tải, trong đó tăng cường kết nối các phương thức vận tải, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, điều hành hoạt động vận tải nhằm phát triển hài hòa các phương thức vận tải, giảm giá thành vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân, hành khách có nhiều dịch vụ để lựa chọn. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1841/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Tiếp tục triển khai cập nhật, bổ sung Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh trên toàn quốc, quy hoạch trạm dừng nghỉ, cho phù hợp với quá trình phát triển. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách đối với hình thức xe hợp đồng và xe tuyến cố định.

Phối hợp với các địa phương về công tác quản lý vận tải hành khách và tổ chức giao thông công cộng; đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Phối hợp các Bộ, ngành triển khai công tác giảm chi phí Logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.

Tăng cường tiếp xúc, đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải và phối hợp các hiệp hội vận tải, hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội chủ hàng để trao đổi, nắm bắt và tiếp nhận thông tin để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Phấn đấu giữ vững mức tăng trưởng trên các lĩnh vực vận tải để hoàn thành mức tăng trưởng đã đề ra trong giai đoạn 2016-2020…

Đ.H

Điều 26. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không hướng dẫn hành khách ngồi đúng vị trí quy định trong xe;

b] Không thực hiện đúng quy định về tắt, bật sáng hộp đèn “TAXI”.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người [trừ xe buýt] vi phạm hành vi: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ ngồi, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ ngồi đến xe 15 chỗ ngồi, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ ngồi đến xe 30 chỗ ngồi, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ ngồi, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy;

b] Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà [trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật];

c] Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định;

d] Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy;

đ] Sắp xếp chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường;

e] Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe hoặc quá kích thước bao ngoài của xe; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;

g] Vận chuyển hàng có mùi hôi thối trên xe chở hành khách;

h] Xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng không có danh sách hành khách, hợp đồng vận chuyển theo quy định;

i] Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không đúng tuyến xe chạy, không có “Sổ nhật trình chạy xe” hoặc có nhưng không có xác nhận của bến xe hai đầu tuyến theo quy định;

k] Xe vận chuyển hành khách không có nhân viên phục vụ trên xe đối với những xe quy định phải có nhân viên phục vụ;

l] Xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng bán vé cho hành khách;

m] Không sử dụng đồng hồ tính tiền cước hoặc sử dụng đồng hồ tính tiền cước không đúng theo quy định khi chở khách.

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km vi phạm hành vi: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ ngồi, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ ngồi đến xe 15 chỗ ngồi, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ ngồi đến xe 30 chỗ ngồi, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ ngồi.

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Để người lên, xuống xe khi xe đang chạy;

b] Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;

c] Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;

d] Xếp hàng trên xe làm lệch xe;

đ] Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón trả khách;

e] Đón, trả hành khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị che khuất.

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe [nếu có quy định phải gắn thiết bị] hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định;

b] Chở hàng cấm lưu thông,

7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách;

b] Chở người trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý của xe;

c] Hành hung hành khách;

d] Điều khiển xe ô tô liên tục quá thời gian quy định;

đ] Xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu [biển hiệu] theo quy định hoặc có nhưng đã hết hạn.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a] Vi phạm Khoản 2, Khoản 4 [trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện]; Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 3; Khoản 5; Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 [ba mươi] ngày. Vi phạm Điểm b Khoản 6 Điều này bị tịch thu hàng hóa cấm lưu thông;

b] Vi phạm Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 [sáu mươi] ngày; vi phạm Khoản 2, Khoản 4 Điều này [trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện] bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn;

c] Vi phạm Khoản 2, Khoản 4 Điều này [trường hợp chở hành khách] phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện.”

Điều 27. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không được chằng buộc chắc chắn; xếp hàng trên nóc buồng lái; xếp hàng làm lệch xe;

b] Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mà chưa đến mức vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 4 Điều này.

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ 10% đến 40% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn và từ 5% đến 30% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc];

b] Xếp hàng trên nóc thùng xe; xếp hàng vượt quá bề rộng thùng xe; xếp hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;

c] Chở người trên thùng xe trái quy định; để người ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;

d] Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không mang theo hợp đồng vận tải hoặc giấy vận chuyển theo quy định, trừ xe taxi tải.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Điều khiển xe taxi tải không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định;

b] Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe [nếu có quy định phải gắn thiết bị] hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định;

c] Chở hàng cấm lưu thông; vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển động vật hoang dã;

d] Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải thùng hở [không mui]; chở hàng vượt quá chiều cao theo thiết kế của xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với xe ô tô tải thùng kín [có mui].

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Số chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 40% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn và trên 30% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc];

b] Điều khiển xe liên tục quá thời gian quy định;

c] Điều khiển xe không có phù hiệu hoặc có nhưng đã hết hạn đối với loại xe quy định phải có phù hiệu.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a] Vi phạm Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm d Khoản 3; Điểm a Khoản 4 Điều này bị buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định; vi phạm Điểm c Khoản 3 Điều này bị tịch thu hàng hóa cấm lưu thông, động vật hoang dã vận chuyển trái phép;

b] Vi phạm Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 [ba mươi] ngày;

c] Vi phạm Điểm c Khoản 2; Điểm c, Điểm d Khoản 3; Khoản 4 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 [sáu mươi] ngày.”

Điều 28. Xử phạt người điều khiển xe ô tô có các hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có báo hiệu kích thước của hàng theo quy định;

b] Không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng theo quy định;

b] Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng, kích thước bao ngoài của xe [sau khi đã xếp hàng lên xe] vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a] Vi phạm khoản 1, khoản 2 Điều này bị đình chỉ lưu hành cho đến khi thực hiện đúng quy định; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b] Vi phạm khoản 1 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 [ba mươi] ngày; vi phạm khoản 2 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 [sáu mươi] ngày.

Điều 29. Xử phạt người điều khiển xe ô tô có các hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Vận chuyển hàng nguy hiểm mà dừng xe, đỗ xe ở nơi đông người, khu dân cư, công trình quan trọng hoặc nơi dễ xảy ra nguy hiểm; không có báo hiệu hàng nguy hiểm theo quy định;

b] Vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải nguy hại hoặc có chứa chất phóng xạ không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a] Vi phạm khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này bị buộc phải thực hiện đúng các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, bảo vệ môi trường; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;

b] Vi phạm khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 [ba mươi] ngày; vi phạm khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 [sáu mươi] ngày.

Điều 30. Xử phạt người điều khiển xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời và xe chở hàng khác có các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải trong đô thị

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời và xe chở hàng khác không chạy đúng tuyến, phạm vi, thời gian quy định.

Điều 31. Xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ chở hành khách, hàng hóa không có biển hiệu hoặc trang phục theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định;

b] Không thực hiện việc đăng ký, niêm yết tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách theo quy định;

c] Sử dụng loại xe ô tô chở người có thiết kế từ 10 chỗ ngồi trở lên làm xe taxi chở hành khách;

d] Sử dụng xe taxi chở hành khách không có hộp đèn “TAXI”, không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định;

đ] Sử dụng xe taxi chở hành khách có mầu sơn của xe, biểu trưng của doanh nghiệp [hợp tác xã], số điện thoại giao dịch ghi trên xe không đúng với đăng ký của doanh nghiệp [hợp tác xã];

e] Không bố trí đủ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe chở hành khách theo phương án kinh doanh đã đăng ký.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Tổ chức hoạt động khai thác bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định;

b] Để xe ô tô không đủ điều kiện kinh doanh vận tải khách vào bến xe ô tô khách đón khách;

c] Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;

d] Thực hiện không đúng nội dung kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải;

đ] Không bảo đảm các điều kiện về kinh doanh vận tải theo hình thức kinh doanh đã đăng ký;

e] Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký về chất lượng dịch vụ vận tải;

g] Thành lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép [bến dù, bến cóc].

4. Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp, hợp tác xã có hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a] Vi phạm khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này bị đình chỉ hoạt động cho đến khi khắc phục xong vi phạm;

b] Vi phạm điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải cho tới khi thực hiện đúng các điều kiện về kinh doanh vận tải, các cam kết về chất lượng dịch vụ vận tải.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề