Quy định của WTO về thương mại dịch vụ và thực tiễn thực hiện các cam kết của Việt Nam

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tel: 0246.2938632/ 0243.9725154 Fax: 0243.9726949

Email:

©2009 Trung tâm Thông tin PTNNNT. Giấy phép số 287/GP-BC do Cục báo chí - Bộ văn hoá cấp ngày 05-07-2007

Việt Nam thực hiện hiệu quả các cam kết tại Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại

[ĐCSVN] - Trong khuôn khổ WTO, bên cạnh đàm phán và giải quyết tranh chấp, công tác rà soát chính sách thương mại là một trong ba trụ cột, được tiến hành định kỳ đối với tất cả các thành viên, nhằm bảo đảm sự minh bạch trong việc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ.

Phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ hai của Việt Nam tại WTO [Ảnh: N.Y]

Tại phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ hai của Việt Nam diễn ra mới đây, theo qui định của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO], một số thành viên WTO, trong đó có Hoa Kỳ và Hồng Kông [Trung Quốc] đã đánh giá cao việc thực hiện chủ trương tạo thuận lợi thương mại của Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam nằm trong số các thành viên phải rà soát chính sách thương mại với chu kỳ là 7 năm một lần. Phiên rà soát chính sách thương mại [TPR] lần thứ nhất của Việt Nam, đã diễn ra vào năm 2013 tại Geneva, Thụy Sỹ. Tại phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 của Việt Nam, diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 27 và 29/4/2021, tại Hà Nội, đã có hơn 40 thành viên WTO thảo luận, đánh giá về chính sách thương mại của Việt Nam. Một số thành viên WTO, trong đó có Hoa Kỳ và Hồng Kông [Trung Quốc], đã đánh giá rất cao nỗ lực của Hải quan Việt Nam trong việc tạo thuận lợi cho thương mại.

Đại biện lâm thời Phái đoàn thường trực Hoa Kỳ tại WTO, đánh giá, Hải quan Việt Nam đã thực hiện hiệu quả các cam kết tại Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại [TFA] của WTO, trong đó có việc ban hành một số biện pháp chống gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp. Đại diện Hoa Kỳ cũng cho rằng, việc hợp tác của Hải quan Việt Nam với Liên minh Tạo thuận lợi thương mại toàn cầu, trong xây dựng hệ thống bảo lãnh thông quan, nếu được triển khai, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên của châu Á áp dụng hệ thống tiên tiến này. Đồng thời, đại diện của Hoa Kỳ cũng đề nghị Việt Nam xem xét tham gia việc ủng hộ giải phóng hàng hóa toàn cầu hiệu quả và kịp thời, thông qua đẩy nhanh thực hiện các cam kết tại Hiệp định TFA của WTO.

Đại diện Hồng Kông [Trung Quốc], cũng ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong áp dụng quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan phù hợp với chuẩn mực quốc tế, áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, mở rộng áp dụng công nghệ thông tin và trang bị các thiết bị hiện đại trong hoạt động quản lý hải quan. Cơ quan Hải quan Việt Nam cũng áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại trong tình hình đại dịch Covid-19 tác động phức tạp tới kinh tế toàn cầu, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ thông tin vào thông quan hàng hóa, nhanh chóng giải phóng hàng, giảm kiểm tra thực tế hàng hóa và đơn giản hóa thủ tục hải quan.

Liên quan đến tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là việc thực hiện TFA, đại diện Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết: Trong thời gian vừa qua, với sự giúp đỡ của các đối tác, Hải quan Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có việc áp dụng cơ chế hải quan điện tử, quản lý rủi ro, chế độ doanh nghiệp ưu tiên. Ngoài ra, đối với việc thực hiện nghĩa vụ thông báo trong Hiệp định Trị giá hải quan, Việt Nam đã thông báo cập nhật các quy định liên quan đến xác định trị giá hải quan.

Để chống chuyển tải bất hợp pháp, năm 2019, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”, ban hành Nghị quyết 119/NQ-CP về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã và đang tiếp tục tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu trước, trong và sau thông quan; yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố áp dụng đồng bộ, chặt chẽ các biện pháp nghiệp vụ hải quan từ khâu làm thủ tục hải quan cho đến các biện pháp nghiệp vụ khác, như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan…

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều giải pháp khác như khoanh vùng nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận, giả mạo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cao; rà soát xác định các giao dịch, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đột biến so với năng lực, quy mô sản xuất để phân tích, quyết định kiểm tra. Tăng cường phối hợp kiểm tra, rà soát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số hàng hóa có dấu hiệu nghi vấn…

Chỉ tính riêng trong năm 2020, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã kiểm tra hơn 100 doanh nghiệp có nghi vấn và đã phát hiện 45 vụ việc vi phạm xuất xứ hàng xuất khẩu. Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Bộ Công an điều tra vụ việc có dấu hiệu làm giả giấy chứng nhận xuất xứ, tịch thu 3.590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4.000 bộ linh kiện xe đạp và hơn 12.000 bộ linh, phụ kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm. Sự chủ động tích cực trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành trong nước và các cơ quan hải quan và tổ chức quốc tế đã góp phần đảm bảo môi trường thương mại công bằng.

N.Y

02[45]/2008

Mục lục

  • 0.Dẫn nhập
  • 1.Khái quát về GATS
  • 2.Các cam kết của các thành viên trong GATS
  • 3.Việc thực thi cam kết của Việt Nam trong việc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối
  • 4.Tài liệu tham khảo

Tự do hóa thương mại dịch vụ theo GATS và việc thực thi các cam kết của Việt Nam đối với dịch vụ phân phối khi gia nhập WTO

HÀ THỊ THANH BÌNH

02[45]/2008 - 2008, Trang 32-39

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

HÀ THỊ THANH BÌNH, Tự do hóa thương mại dịch vụ theo GATS và việc thực thi các cam kết của Việt Nam đối với dịch vụ phân phối khi gia nhập WTO, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 02[45]/2008, Trang 32-39

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=0ac09d1f-6b8e-481b-aad6-186a43068a52

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Tự do hóa thương mại, trong đó có tự do hóa thươngmại dịch vụ là mục tiêu cơ bản của WTO. Trong xu thế chung của nền kinh tế thế giới, dịch vụ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tỷ trọng giá trị dịch vụ trong tổngsản lượngnội địa [GDP] của các quốc gia ngày càng tăng cao. Theo thống kê, khu vực dịch vụ chiếm gần 1/2[1]giá trị hàng hóa thương mại trên thếgiới và chiếm khoảng 3/5 tổngcác nguồn vốn đầu và luôn là ưutiên số 1 trong quá trình hội nhập WTO.’ Với cách là một thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đang nỗ lực để thực hiện các cam kết nói chung và cam kết trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng. Bài viết này phân tích đặc trưngcơ bản của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ [GATS] - công cụ duy nhất hiện nay nhằm từngbướcthúc đẩy tiến trình tự do hóa trong thương mại dịch vụ. Đồng thời, bài viết cũng đánh giá việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong một năm kể từ ngày WTO chính thức kết nạp Việt Nam là thành viên chính thứcthứ 150 của mình đối với dịch vụ phân phối - một ngành dịch vụ đượcrất nhiều nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài quan tâm.


* ThS Luật học, Đại học luật TP. Hồ Chí Minh

[1] Úy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Trước thềm WTO - Ưu tiên phát triền dịch vụ, Việt Nam gia nhập Tô chức Thương mại Thê giới- Thời cơ và thách thức, Nxb Lao động, 2006, Hà Nội, tr. 394.

1. Khái quát về GATS

GATS là công cụ để các thành viên WTO tìm kiếm việc mở rộng thương mại dịch vụ thông qua việc “tùng bướctự do hoá” và tiến tới “các mức tự do hóa cao hơn”[2]. Thông qua việc thừa nhận GATS, các nước thành viên đưara cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trên cơ sở điều chỉnh pháp luật quốc gia. GATS định nghĩa “thương mại dịch vụ” nhưlà việc cung cấp dịch vụ thông qua 4 phương thức khác nhau: cung cấp qua biên giới, tiêu dùng ở nước ngoài, hiện diện thương mại ở nước ngoài và hiện diện của thể nhân ở nước ngoài. Dịch vụ thuộc đối tượngđiều chỉnh của GATS là tất cả các dịch vụ trù các dịch vụ đượccung cấp thuộc phạm vi hoạt động chức năng của cơ quan chính phủ [là việc cung cấp dịch vụ không mang tính chất thương mại và không cạnh tranh với bất kỳ nhà cung cấp nào]. Không giống Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan [GATT], GATS tách các công cụ tự do hóa và các cam kết của các thành viên thành hai phần: các nghĩa vụ chung và các cam kết cụ thể. Phần các nghĩa vụ chung gồm nguyên tắc tối huệ quốc [MFN], nguyên tắc minh bạch và các rào cản phi thuế quan, đượcáp dụng cho tất cả các lĩnh vực dịch vụ. Phần các cam kết cụ thể như đối xử quốc gia và tiếp cận thị trường, chỉ áp dụng cho các lĩnh vực mà các thành viên đua vào biểu cam kết của mình.

Mục tiêu tổng thể của GATS là tự do hóa thương mại dịch vụ - tương tự với mục tiêu của GATT là tự do hóa thương mại hàng hóa. Tuy nhiên các nghĩa vụ chung mà các bên phải đảm nhận trong GATS là “tương đối độc đáo về nhiều khía cạnh”[3] so với việc áp dụng chúng đối với thương mại hàng hóa.

Thứ nhất, quy định về MFN trong GATS có thểáp dụng ngoại lệ. về nguyên tắc chung, tất cả các nước bảo đảm đối xử MFN trong tất cả các lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, một nước thành viên cũng có thể dành cho một hoặc một số thành viên cụ thể sự đối xử ưu đãi hơn các thành viên khác trong phạm vi nước thành viên này đưa ra các miễn trừ trong Danh mục miễn trừ MFN theo Điều II của GATS và được các thành viên WTO chấp nhận. Danh mục các biện pháp miễn trừ MFN liệt kê các biện pháp được duy trì để bảo lưu việc vi phạm nguyên tắc MFN. Việc áp dụng MFN của GATT không cho phép có sự áp dụng các loại trừ như vậy.

Thứ hai, về nguyên tắc đối xử quốc gia. Trong GATS, không giống như GATT, các yêu cầu đối xử quốc gia không có tính bắt buộc. Một nước thành viên phải có các cam kết đối xử quốc gia trong Biểucam kết của mình theo từng lĩnh vực để có thể bị ràng buộc bởi nguyên tắc này. Tuy nhiên, các cam kết về đối xử quốc gia không được hiểu là thành viên cam kết phải bồi thường cho bất kỳ sự bất lợi cạnh tranh vốn có phát sinh từ tính chất nước ngoài của dịch vụ hay của nhà cung cấp dịch vụ có liên quan.[4] Ngoài ra, khi đưa ra cam kết đối xử quốc gia thì một nước thành viên có thểđưa ra các điều kiện cụ thể hay tiêu chuẩn cần có đối với cam kết đó.

Thứ ba, nguyên tắc tiếp cận thị trường áp dụng cho các dịch vụ khác với việc áp dụng đối với hàng hóa. Theo GATT, các tiếp cận thị trường khuyến khích việc thuế hóa - đó là việc chuyên các rào cản phi quan thuế thành các rào cản về thuế quan và sau đó cắt giảm tổng thê hay dần dần loại bỏ thuế quan. Các rào cản tiếp cận thị trường trong GATS là vấn đề quan trọng và nan giải nhất mà các nhà cung cấp dịch vụ gặp phải. Điều XVI của GATS không yêu cầu các thành viên phải mở cửa thị trường dịch vụ của mình cho các nhà cung cấp nước ngoài. Điều XVI chỉ quy định rằng khi một thành viên đưa ra cam kết tiếp cận thị trường theo lĩnh vực cụ thể trong Biểucam kết của mình, họ phải có nghĩa vụ tuân thủ các cam kết đó. Vì vậy, liên quan đến một lĩnh vực cụ thể mà một thành viên có đưa ra các cam kết tiếp cận thị trường, thành viên đó sẽ phải loại ra ngoài một cách cụ thể bất kỳ yếu tố tiếp cận thị trườngnào mà thành viên này muốn bỏ ra ngoài. Như vậy, không phải ngay lập tức mọi lĩnh vực dịch vụ đều phải vận dụng toàn bộ các nguyên tắc của GATS, mà tùy thuộc vào kết quả đàm phán và các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ, một quốc gia sẽ thực thi mở cửa thị trường toàn diện hay hạn chế đối với một lĩnh vực dịch vụ cụ thể nào đó. Cho đến khi bắt đầu các cuộc đàm phán, các quốc gia mong muốn trở thành thành viên WTO đều mặc định rằng các cánh cửa của thị trường dịch vụ đều đóng đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Khả năng áp dụng các nguyên tắc của GATS sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực mà các quốc gia đó có chủ định đàm phán để cam kết tới một mức độ tự do hóa nhất định được cụ thể hóa trong Biểu cam kết dịch vụ của các quốc gia này khi gia nhập WTO. Tất nhiên là các rào cản tiếp cận thị trường này cũng sẽ được dần dần dỡ bỏ thêm tùy thuộc vào các vòng đàm phán tiếp theo của các nước thành viên.[5]

Thứ tư, về các rào cản phi thuế quan. Điều VI, VIII và IX của GATS đưa các hướng dẫn đối với các thành viên là phải xác định và đàm phán việc cắt giảm các rào cản phi thuế quan của từnglĩnh vực dịch vụ cụ thể, nhu các tiêu chí cấp phép, các thực tiễn kinh doanh hạn chế cạnh tranh và các hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền. Điều VI GATS coi các tiêu chí cấp phép nhưlà các rào cản kỹ thuật đối với thươngmại dịch vụ. Điều VII GATS về “sự công nhận” phân biệt giữa nội dung, bản chất của tiêu chí và vấn đề thủ tục thông qua các tiêu chí để công nhận các tiêu chuẩn và điều kiện cấp phép. Tuy nhiên, Điều VII không chỉ ra các tiêu chí hay các điều kiện cụ thể nào phải có, vì thế nó ít nghiêm ngặt hơnso với các rào cản kỹ thuật đối với thương mại hàng hóa theo GATT. Điều này cho phép các thành viên đượcáp đặt riêng các tiêu chuẩnvà tiêu chí của mình để từchối việc chứng nhận hay cấp phép với điều kiện là các tiêu chuẩnhay điều kiện đó không đượctrái với các nguyên tắc quy định tại Điều VI. Do vậy, sau khi hếtthời hạn của các phân biệt đối xử đượccác thành viên đua vào Biểucam kết cụ thể của mình, các phân biệt đối xử này có thể sẽ đượcthiết kế lại để đưavào một tuyên bố về “tính toàn vẹn kỹ thuật” đối với các dịch vụ của các thành viên, về nguyên tắc, Điều VII mong muốn các thành viên cần đồng ý tại một diễn đàn đa phương về việc sửdụng các tiêu chí đượccác nước thừa nhận cho việc cấp phép. Tuy nhiên, khi sự lựa chọn này là không thực tế thì các thành viên có thể ký kết các thỏa thuận songphươngđể công nhận lẫn nhau các tiêu chí hay một thành viên nào đó vẫn có thể tiếp tục quy định các tiêu chuẩncủa mình một cách đơnphương. Tuy nhiên, các tiêu chí cho việc cấp phép hay việc chứngnhận không thểđượcáp dụng theo cách phân biệt đối xử đối với các nhà cung cấp dịch vụ đến từ các nước khác nhau hay đem lại sự ngụy trang để hạn chế thương mại. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, một số thành viên cũng có thể dựa vào quy định không nghiêm ngặt này của GATS để có thể hạn chế ở một chừngmực nhất định việc mở cửa thị trường của mình đối với việc cung cấp một dịch vụ nhất định nào đó thông qua việc quy định các tiêu chuẩn cấp phép. Ngoài ra, Điều IX GATS quy định rằng các thành viên không có nghĩa vụ phải chấm dứt các thực tiễn kinh doanh có hạn chế thương mại dịch vụ, nhưnghọ phải tham vấn với thành viên khác có khiếu nại về các thực tiễn này và phải “dành sự cân nhắc đầy đủ và có thiện chí” cho yêu cầu của thành viên này. Điều VIII không bắt buộc các thành viên phải loại bỏ sự độc quyền của bất kỳ một nhà cung cấp dịch vụ nào trên lãnh thổ của mình mặc dù việc dành thị phần độc quyền một thị trường dịch vụ cho một nhà cung cấp trong nước nói chung là mâu thuẫn với mục tiêu tự do hóa thị trường. Trong thực tế nhiều quốc gia dành thị phần độc quyền cho nhà cung cấp dịch vụ trong nước đối với lĩnh vực viễn thông cơ bản. Tuy nhiên, các thành viên cam kết không để cho sự độc quyền này tạo thành các rào cản mới cho thương mại dịch vụ. Vì vậy, mặc dù GATS cho phép sự tồn tại của độc quyền nhưngcác thành viên phải đưahoạt động của chúng tuân theo nhữngnghĩa vụ nhất định và tuân thủ các cam kết theo lĩnh vực cụ thể của từngquốc gia thành viên.

Thứ năm, về tính minh bạch. Các thành viên phải thông báo ngay cho Hội đồng Thương mại dịch vụ về bất kỳ biện pháp mới nào hoặc các quy định pháp luật nào có tác động đáng kểtới các quy định của GATS và tác động đến các cam kết cụ thể của thành viên đó.[6] Tuy nhiên, các thành viên không có nghĩa vụ phải thông báo bất kỳ thông tin gì đượccoi là bí mật, nhữngthông tin mà việc tiết lộ chúng sẽ ảnh hưởngđến việc thực thi pháp luật, đếntrật tự công cộng hoặc quyền lợi hợp pháp của bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp nhân hay doanh nghiệp nhà nước.[7]

Thứ sáu, về việc giải quyết tranh chấp. Bên cạnh các quy định về giải quyết tranh chấp nói chung được quy định tại Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp [DSU], GATS có một quy định tương đối đặc thù đối với việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các cam kết tại phần III của GATS, bao gồm cam kết đối xử quốc gia, cam kết về tiếp cận thị trường và bất kỳ cam kết bô sung nào được liệt kê tại Biểu cam kết. Theo qui định tại Đoạn 3 Điều XXIII của GATS, nếu các cam kết theo phần III của GATS bị triệt tiêu hay bị xâm hại thì các thủ tục giải quyết tranh chấp của Cơ quan giải quyết tranh chấp được sử dụng, nhưng trước khi việc trả đũa có thể được cho phép, các bên có quyền xác lập một sự “điều chỉnh thỏa mãn cho nhau”. Bằng quy định này, việc thực hiện các nghĩa vụ của GATS trong một chừng mực nào đó có thểđược thực hiện một cách linh hoạt, phụ thuộc vào sự chấp nhận lẫn nhau giữa các thành viên trong mối quan hệ của họ liên quan đến thương mại dịch vụ.

Tương tự như GATT, các ngoại lệ của GATS cho phép các nước không thực hiện các nghĩa vụ trong chừng mực là việc không thực hiện các nghĩa vụ này không phải là các hạn chế thương mại được ngụy trang và chúng là [i] cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng hay duy trì trật tự công cộng; [ii] cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người, động vật và thực vật; hay [iii] cần thiết để có được sự tuân thủ đối với pháp luật mà pháp luật đó không phải là không phù hợp với các quy định của GATS.[8]

Các thành viên đã đưa ra các ngoại lệ chung nêu trên trong GATS vì họ thừa nhận rằng các thành viên cần có các chính sách quốc gia trong việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại để bảo vệ dân chúng. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến phản đối vì cho rằng các biện pháp hạn chế thương mại này được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ những nhà cung ứng dịch vụ trong nước chống lại cạnh tranh của nước ngoài. Cũng như GATT, GATS yêu cầu các biện pháp hạn chế thương mại phải là “cần thiết” cho các mục đích được nêu trong các ngoại lệ. Ngoài các ngoại lệ chung, Điều XIV bis của GATS còn cho phép các thành viên không tiết lộ những thông tin mà việc tiết lộ đó trái với những lợi ích an ninh thiết yếu của mình và không có quy định nào của GATS ngăn cản bất kỳ thành viên nào thực hiện bất kỳ hành động nào được coi là cần thiết để bảo vệ an ninh thiết yếu của mình. Nhìn chung ngoại lệ này có thểđược giải thích rất rộng và về cơ bản là không rõ ràng và vì thế mà nó có thể được các nước thành viên sử dụng khi mong muốn.

[2]Lòi nói đầu của GATS.

[3] Raj Bhala, Luật Thương mại quốc tê: Những vấn đề lý luận và thực tiễn [tái bán lần thứ hai], Lexis Publishing, 2001, Bản dịch tiếng Việt của Dự án “Đào tạo pháp luật thương mại quốc tế’’ do Bộ Tư Pháp Việt Nam và Hội đồng thương mại Mỹ - Việt cùng thực hiện, tr. 545.

[4] Xem chú thích số 10 của GATS.

[5] ĐiềuXIXcủaGATS.

[6] Điều IIIGATS.

[7] ĐiềuIVGATS.

[8]Điều xrv GATS.


2. Các cam kết của các thành viên trong GATS

Việc đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổđàm phán gia nhập WTO được tiến hành theo các nguyên tắc của G ATS. Các quốc gia hay vùng lãnh thổ chưa là thành viên của WTO tiến hành đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ với các thành viên WTO căn cứ theo yêu cầu đàm phán mà các thành viên này đưa ra. Kết quả đàm phán cuối cùng thể hiện trong Biểucam kết cụ thể về thương mại dịch vụ. Các cam kết được nêu trong Biểucam kết cụ thể về thương mại dịch vụ ràng buộc quốc gia đưa ra cam kết khi quốc gia này trở thành thành viên của WTO. Thành viên đó không có nghĩa vụ thực hiện việc mở cửa thị trường đối với các lĩnh vực dịch vụ mà mình chưa hoặc không cam kết trong Biểucam kết nói trên.vì the, Biểucam kết dịch vụ của từng thành viên khi gia nhập WTO là một phần không thểtách rời của GATS được cá thể hóa cho chính thành viên đó.

Nội dung của Biểucam kết dịch vụ bao gồm 3 phần: cam kết chung, cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ MFN. Phần cam kết chung bao gồm các cam kết được áp dụng chung cho tất cả các ngành và các phân ngành dịch vụ được đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Phần cam kết cụ thể bao gồm các cam kết cụ thể đối với từng ngành và phân ngành. Nội dung cam kết thể hiện mứcđộ mở cửa thị trườngđối với từng dịch vụ và mứcđộ đối xử quốc gia dành cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong từng dịch vụ cụ thể đó. Danh mục các biện pháp miễn trà MFN liệt kê các biện pháp được duy trì để bảo lưu việc vi phạm nguyên tắc MFN đối với những dịch vụ có duy trì biện pháp miễn trừ.

về cấu trúc, Biểu cam kết dịch vụ gồm có bốn cột: [i] cột mô tả ngành/phân ngành; [ii] cột hạn chế về tiếp cận thị trường; [iii] cột hạn chế về đối xử quốc gia và [iv] cột cam kết bổsung.

Cột mô tả ngành, phân ngành thể hiện tên dịch vụ cụ thể được đưa vào cam kết. có 11 ngành với 155 phân ngành dịch vụ được phân loại theo GATS bao gồm: dịch vụ viễn thông, dịch vụ kinh doanh, xây dựngvà kỹ thuật, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, lữ hành và du lịch, giải trí, văn hóa, thể thao, vận tải và các dịch vụ khác. Đó là cách phân loại lớncác lĩnh vực dịch vụ mà nội hàm của nó có thể được mở rộng hay thu hẹp bởicác thành viên. Ngoài ra, các thành viên cũng có thể bỏ ra ngoài Biểu cam kết của mình bất kỳ lĩnh vực dịch vụ nào. Chính điều này đã làm cho vấn đề tự do hóa trong thương mại dịch vụ có những hạn chế nhất định so với thương mại hàng hóa.

Các hạn chế tại cột về tiếp cận thị trường phải bao gồm bất kỳ hạn chế nào về số lượng các nhà cung cấp dịch vụ, trị giá các giao dịch hay tài sản, số lượng các hoạt động dịch vụ, chất lượng các sản phẩmdịch vụ liên quan tới hạn ngạch, loại hình pháp nhân và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài. Các hạn chế này phải được liệt kê cho từng phương thức cung cấp dịch vụ: cung cấp qua biên giới, tiêu thụ ở nước ngoài, hiện diện thương mại và hiện diện của thếnhân.

Cột cuối cùng trong Biểu cam kết là các cam kết bổ sung cho các nghĩa vụ chung được đưa vào khuôn khổcủa GATS và các cam kết cụ thể được liệt kê tại Biểu cam kết. Việc liệt kê bất kỳ cam kết bổsung nào tại cột này là tùy chọn, nhưng các loại cam kết được đưa ra nói chung liên quan đến việc cấp phép và các tiêu chuẩn.

Khi một cam kết được đưa ra tại Biểu cam kết của thành viên thì nó không thểđược rút lại, trà khi các cam kết này là cam kết không đem lại lợi ích cho bất kỳ thành viên nào khác hay thành viên rút lại đưa ra sự điều chỉnh để bồi thường trong trườnghợpcó một lợiích bị rót lại theo Điều XXI - Sửa đổi Biểu cam kết. Nếu việc bồi thường không được đưa ra theo quy định này thì thành viên bị thiệt hại có thể yêu cầu tham vấn với thành viên đã rút lại cam kết hay sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để có thể đem lại kết quả có bồi thường.

Tóm lại, Biểu cam kết của GATS được cá biệt hóa cho từng thành viên ràng buộc trách nhiệm của mỗi thành viên đó trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. về cơ bản, đối với các thành viên mới của WTO như Việt Nam, việc đàm phán để các nước thành viên WTO khác chấp nhận một Biểucam kết phù hợpvới khả năng mở cửa thị trường dịch vụ của mình tại thời điểmgia nhập WTO là rất quan trọng, giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ trong nước có thờigian để phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của mình trước các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

3. Việc thực thi cam kết của Việt Nam trong việc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối

Mở cửa thị trườngdịch vụ sẽ có lợi cho tất cả các nền kinh tế kể cả ở các nền kinh tế đang phát triển với điều kiện được áp dụng một cách thận trọng.[8] Nói chung, các nhà thương thuyết gia nhập WTO của Việt Nam được đánh giá là khá thành công trong việc đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam. Kết quả là trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam, chúng ta không có nhiều cam kết mớiảnh hưởng lớn đến thị trườngvà các nhà cung ứng dịch vụ trong nước. Tại thờiđiểm kết thúc đàm phán, đối với nhiều ngành dịch vụ, thị trường Việt Nam trên thựctế đã mở đến mứcđộ cam kết và vì thế việc phải cạnh tranh đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài là không bất ngờ đối với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước ở một số lĩnh vực dịch vụ nhất định. Tuy nhiên cũng có những ngành dịch vụ mà những cam kết gia nhập WTO là những cam kết mở cánh cửa đầu tiên, trong đó dịch vụ phân phối là một điểnhình.

Trướckhi Việt Nam trở thànhthành viên WTO, dịch vụ phân phối chưa được ghi nhận chính thứctrong các văn bản pháp luật Việt Nam như một ngành dịch vụ riêng biệt. Dịch vụ phân phối theo Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO bao gồm: dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và dịch vụ nhượng quyền thươngmại. Luật Thươngmại 2005 không có một điều khoản nào quy định về dịch vụ phân phối, mặc dù có những quy định đối với hoạt động mua bán hàng hóa, hoạt động đại lý trong đó có đại lý hoa hồng và hoạt động nhượngquyền thươngmại. về bản chất, dịch vụ phân phối chính là hoạt động mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thươngmại 2005. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết, tác giả chỉ phân tích việc thựchiện các cam kết của Việt Nam liên quan đến việc tiếp cận thị trường thông qua hiện diện thương mại của các nhà cung cấp dịch vụ phân phối nước ngoài - vấn đề được nhiều thương nhân trong và ngoài nước quan tâm.

Theo Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam, đối với dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn và dịch vụ bán lẻ, ngay từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thứccủa WTO, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp liên doanh với đối tác trong nước và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kểtừ ngày 01/01/2008, hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ. Từ ngày 01/01/2009, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong lĩnh vực này có thểthành lập doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài cung cấp các dịch vụ nói trên còn bị hạn chế trong việc phân phối một số mặt hàng cụ thể trong một thờihạn nhất định. Các hạn chế về phân phối các sản phẩm cụ thể này sẽ được bãi bỏ sau 3 năm kể từ ngàyViệt Nam gia nhập WTO. Ngoài ra, việc thành lập các cơ sở bán lẻ thứ 2 [ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất] chỉ được xem xét trên cơ sở kiểmtra nhu cầu kinh tế mà không được thựchiện một cách tự do. Vì vậy, việc thành lập cơ sở bán lẻ thứ 2 của doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào cơ quan cấp phép có thẩmquyền của Việt Nam và rất khó dự đoán trước về khả năng được phép. Đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kểtừ ngày01/01/2008, hạn chế vốn góp 49% sẽ đượcbãi bỏ. Nhà cung cấp dịch vụ nhượng quyền thương mại nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam từ ngày 01/01/2009. Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền nước ngoài chỉ được phép mở chi nhánh tại Việt Nam sau thời hạn 3 năm kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên WTO.

Trướckhi Việt Nam trở thànhthành viên WTO, việc nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam [kểcả dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh] để làm đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ gần như là khôngthể[9] vì nhập khẩuvà phân phối dườngnhư không thựcsự được coi là hoạt động đầu tư theo các luật về đầu tư nước ngoài của Việt Nam.[10] Trong Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định 27/ 2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 quy định rằng dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ nhập khẩu, dịch vụ phân phối trong nước thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, cho đến khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 hết hiệu lực, Thủ tướng Chính phủ chưa ban hành một văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề này nên không có cơ chế để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư trong lĩnh vực này một cách đại trà. Luật Thương mại 1997 cũng không quy định rõ quyền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc nhập khẩu hàng hóa và phân phối tại thị trường Việt Nam. Luật Thương mại 2005, về nguyên tắc, thừa nhận quyền hoạt động thương mại [trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa, đại lý và hoạt động nhượng quyền thương mại] của thương nhân nước ngoài dưới các hình thức đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ngoại trừ việc đặt văn phòng đại diện và chi nhánh là đã có quy định cụ thể[11], quy định về việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thểtrực tiếp nhập khẩu và phân phối hàng hóa ở Việt Nam vẫn chưa được cụ thể hóa cho đến khi có sự ra đời của Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/ 2007 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại 2005 về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chính vì sự thiếu vắng những quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về vấn đề này mà đối với các nhà cung ứngdịch vụ nước ngoài, việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ để nhập khẩu và phân phối các sản phẩmnhập khẩuhay dù là phân phối các sản phẩm sản xuất trong nước cũng là vô cùng khó khăn và gần như không thực hiện được, về nguyên tắc chung, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có quyền nhập khẩuhàng hóa để tạo lập tài sản cố định cho mình, để làm nguyên liệu sản xuất hoặc để bán thử nghiệm. Chính vì thế mà cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về mở cửathị trường dịch vụ phân phối cho các nhà cung ứngdịch vụ nước ngoài đã thực sự mở cánh cửa vào thị trường này và phá thế độc quyền của các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, việc thực thi trên thực tế các cam kết trên của Việt Nam cũng còn những bất cập. Như đã trình bày ở trên, theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, ngay từ thời điểmViệt Nam trở thành thành viên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được hưởng quyền nhập khẩu trực tiếp và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã có thểthành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam để thực hiện quyền phân phối. Nghị định 23/2007/ NĐ-CP đã cụ thể hóa các cam kết của Việt Nam nhưng trong thực tế các cơ quan có thẩm quyền cấp phép của Việt Nam đã không thực hiện ngay các quy định của Nghị định mà còn phải chờ thông tư hướng dẫn của Bộ Thương mại mặc dù Nghị định 23/2007/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể về thẩm quyền cũng như trình tự thủ tục để cấp giấy phép. Kểtừ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đã có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ tại sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh để xin được quyền nhập khẩutrực tiếp nhưng đều nhận được trả lời là chờ hướng dẫn thêm.[12] Thực tế Bộ Thương mại cũng chính thức trả lời sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh khi sở này có công văn hỏi ý kiến về một số dự án liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa rằng “hiện nay Bộ Thương mại đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định này [Nghị Định 23/2007/ NĐ-CP], do vậy đề nghị chỉ xem xét các dự án trên khi có đầy đủ cơ sở pháp lý có liên quan theo hướngdẫn cụ thể tại Thông tứ”.[13]Đếnngày 21/ 5/2007, Bộ trưởng Bộ Thươngmại mớiban hành Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM để công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trựctiếp đến mua bán hàng hóa. Trên cơ sở đó, ngày 17/7/2007, Bộ Thương mại mớiban hành Thông tư số 09/2007/ TT-BTM hướng dẫn thi hành Nghị định 23/2007/ NĐ-CP và như vậy là trong thực tế phải đến sau khi Thông tư nói trên có hiệu lực thi hành thì nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài mớicó thể thành lập doanh nghiệp liên doanh với tỷ lệ vốn góp tối đa là 49% để thực hiện dịch vụ phân phối ở Việt Nam. Cũng theo cam kết WTO, từ 01/01/2008, mứcgiới hạn tỷ lệ vốn góp 49% sẽ được dỡ bỏ mặc dù hình thứcliên doanh vẫn được duy trì cho đến 01/01/2009. Tuy nhiên trong thực tế, từ 01/ 01/2008, các cán bộ nhà nước trực tiếp thực hiện việc nhận hồ sơ xin cấp phép cũng không dễ dàng chấp nhận các dự án doanh nghiệp liên doanh mà bên nước ngoài chiếm trên 49% vốn góp vì cho rằng chưa có quy định cụ thể. Đây là một thực trạng rất phổ biến ở nước ta. Mặc dù pháp luật đã quy định việc áp dụng trực tiếp các quy định đủ rõ, chi tiết trong các điều ước quốc tế[14], trong thực tế việc áp dụng quy định này không phải lúc nào cũng dễ dàng khi mà thông tư và công văn vẫn được coi là những căn cứ cơ bản và quan trọng để các cán bộ thụ lý và xét duyệt hồ sơ xem xét và dẫn chiếu khi áp dụng pháp luật. Việc ban hành các loại văn bản này thuồng là rất mất thời gian và vì thế làm cho việc thực thi các cam kết của Việt Nam nói chung và các cam kết liên quan đến lĩnh vực dịch vụ phân phối nói riêng trong thựctếcòn chậm và thiếu hiệu quả, làm nản lòng các nhà cung cấp dịch vụ nướcngoài, và trong chừng mục nhất định đã vi phạm nhữngcam kết quốc tế.

Đối với hoạt động nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thựchiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đó đượckinh doanh dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam.[15] Quy định này đã ràng buộc dịch vụ nhượng quyền thương mại với dịch vụ phân phối. Trong thựctế, để có thểthành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhượng quyền ở Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cũng phải trải qua những khó khăn như đã phân tích ở trên để có thê có quyền phân phối rồi mới có thểthựchiện việc nhượng quyền.

Tóm lại, Việt Nam đang trong quá trình nỗ lực thựchiện các cam kết của mình khi gia nhập WTO. Chính phủ, các ngành, các cấp đang chuyển mình để thựchiện các cam kết quốc tế nhằm tránh các khiếu nại của các quốc gia thành viên khác và nâng cao uy tín của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vẫn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình thực hiện như việc chậm ban hành những văn bản hướngdẫn để thựcthi các cam kết và việc gia tăng quy trình cấp phép như trongtrườnghợpcủa dịch vụ phân phối đã được phân tích. Thực tiễn này, ở một mứcđộ nhất định có thê mang lại hệ quả hạn chế thương mại mà Điều VI của GATS không cho phép.

[9] Nguyễn Thành, Tự do hóa thương mại và các nước đang phát triên, Tông hợp từ Website: www.oecd.org, đăng trên website của úy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế [www.nciec.gov.vn]

[10] Trừ một số rất ít các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Metro, Big c, Parkson... được quyền trực tiếp nhập khâu và bán lẻ trước khi Việt Nam gia nhập WTO, việc cấp phép cho các doanh nghiệp này được thực hiện theo từng truồng họp, với sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ chứ không thực hiện đại trà.

[11] Cấc Luật Đầu tu nước ngoài của Việt Nam từ trước đen nay không đưa ra khái niệm đầu tư nói chung và cũng không chính thức thừa nhận mua bán hàng hóa là hoạt động đầu tư mà hoạt động mua bán hàng hóa được coi là một hoạt động thương mại theo nghĩa hẹp và chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.

[12] Qui định về việc đặt chi nhánh và văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được quy định cụ thề tại Nghị định 45/2000/NĐ-CP ngày 6/9/2000 và sau đó được thay thế bởi Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006.

[13] Phan Anh, Doanh nghiệp FDI chưa hưởng quyền nhập khâu 100%, đăng trên website: vnexpress.net/Vietnam/kinhdoanh/2007/05/3B9F599B/

[14] Công văn số 1685/TM-KHĐT ngày 26/3/2007 của Bộ Thương mại.

[15] Xem khoản 3 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2005 và điểm 2 Nghị quyết 71/2006/QH11 ngày 29/ 11/2006 của Quốc hội Phê chuân Nghị định thư gia nhập Hiệp định Thành lập WTO của Việt Nam.

'8 Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề