Chiếc lá cuối cùng ca sĩ trần thu hà là ai?

02:55

13:48 28/9/2021 13:48 28/9/2021 Âm nhạc 327 156.1K

Phi Nhung vẫn giữ được chất giọng ngọt ngào, da diết khi biểu diễn ở game show Ký ức vui vẻ và lần song ca cùng ca sĩ Mạnh Quỳnh.

04:05

13:02 30/8/2021 13:02 30/8/2021 Âm nhạc 11.6K

Trong một chương trình, Thanh Lam thể hiện các bản hit của ca sĩ trẻ như "Bigcityboi", "Có chàng trai viết lên cây", "Để Mị nói cho mà nghe".

04:55

11:33 27/8/2021 11:33 27/8/2021 Âm nhạc 13 20.6K

Thí sinh đội Vũ Cát Tường đàn hát ca khúc "Sài Gòn tôi sẽ" trong thời gian điều trị tại nhà vì mắc Covid-19.

02:14

10:13 1/7/2021 10:13 1/7/2021 Âm nhạc 18.1K

Khổng Tú Quỳnh xuất hiện với vai trò ca sĩ bí ẩn. Cô song ca bản hit "Cô bé mùa đông" cùng Anh Tú.

02:28

11:42 27/6/2021 11:42 27/6/2021 Âm nhạc 9.0K

Dự thi chủ đề hip hop trong show Sàn đấu vũ đạo, Tlinh lựa chọn ca khúc "alaba trap" của MCK làm nhạc nền để thể hiện kỹ năng vũ đạo.

02:24

14:50 24/4/2021 14:50 24/4/2021 Âm nhạc 39.8K

Trước khi góp mặt tại casting Rap Việt, RichChoi là cái tên có tiếng trong cộng đồng underground và giành ngôi á quân King of Rap.

02:44

06:00 24/4/2021 06:00 24/4/2021 Âm nhạc 21.7K

Với 4.000 thí sinh đăng ký casting tại TP.HCM, Rap Việt mùa 2 có tỷ lệ chọi lên đến 1/80 cho một vé đi tiếp.

02:46

21:07 22/4/2021 21:07 22/4/2021 Giải trí 39.3K

Blacka là rapper nổi bật ở giới underground bằng chất giọng đặc biệt và cách chơi chữ ấn tượng. Thí sinh này từng ngồi ghế giám khảo cùng Binz, Rhymastic trong một cuộc thi rap.

02:13

09:32 22/4/2021 09:32 22/4/2021 Âm nhạc 15.0K

Sơn Tùng tự chơi đàn piano và thể hiện một đoạn ca khúc "Muộn rồi mà sao còn".

04:13

00:00 22/4/2021 00:00 22/4/2021 Âm nhạc 13.6K

Trúc Nhân - Trương Thảo Nhi từng song ca ngẫu hứng bản hit "Bốn chữ lắm" tại nhà.

Chiếc Lá Cuối Cùng là một ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết vào thập niên 1950.

Bối cảnh sáng tác

Ca khúc Chiếc Lá Cuối Cùng được nhạc sĩ Tuấn Khanh viết cho mối tình thơ của mình với một cô học trò 13 tuổi ở Sài Gòn. Lúc đó ông là ca sĩ Trần Ngọc nổi tiếng, còn cô gái ấy theo ông học nhạc để tham gia một cuộc thi hát. Khi cô gái thi hát xong cũng là lúc không còn học nữa. Nhạc sĩ mô tả rằng, đêm cuối cùng tiễn cô gái ra ga tàu điện để về nhà, đường phố hai bên vắng lặng, từng chiếc lá cuốn bay lững lờ.

Sài Gòn vào thời đó, tuyến đường sắt nội đô vẫn còn hoạt động, với nhà ga trung tâm là ở bên hông chợ Bến Thành. Khi cô gái đã lên xe, chàng trai một mình bước trở về nhà, nhìn lên bóng cây trơ trọi bên đường khi chiếc lá cuối cùng vừa rơi xuống, trơ trọi và cô độc như chính nỗi lòng của chàng nghệ sĩ. Bầu trời đêm thăm thẳm lấp lánh ánh sao như khắc sâu thêm nỗi cô đơn. Tất cả những điều đó đã tạo nên một khung cảnh không thể nào quên trong lòng cô nữ sinh trẻ với người nhạc sĩ trường thành nọ.

Cô học trò vừa mới chớm tuổi dậy thì, mang trái tim thuần khiết, mộng mơ trao cho người thầy. Người thầy ban đầu vô tư, không biết rằng cô trò nhỏ đã sớm mang tâm sự lãng mạn với mình. Tới khi khoá học gần kết thúc, ông mới nhận ra điều đó, khi cô gái mỗi ngày mang theo cuốn sổ nhỏ, khi thì ép cánh bướm, có khi lại là một chiếc lá ép khô tặng người thầy để ngỏ lòng mình. Lúc đó ông không ngờ là cô gái nhỏ này lại nặng tình đến thế. Sau này, khoảng cuối thập niên 1950, nhớ lại tình cảm với cô học trò bé nhỏ năm xưa, ông đã viết Chiếc Lá Cuối Cùng và trở thành ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của mình.[1]

Xuất hiện trong

Chương trình Paris By Night

  • Paris By Night 64 - Đêm Văn Nghệ Thính Phòng | Lệ Thu[2]

Thúy Nga Music Box

Liveshow

  • V-Star mùa 2 [trao giải] | Thiên Tôn

CD

Tên CD Vị trí/bài số Ca sĩ thể hiện Thời lượng
TNCD018 - Họa Mi - Nghìn Trùng Xa Cách 5/12 Họa Mi 4 phút 51 giây
TNCD275 - Mùa Xuân Đầu Tiên 5/10 Lệ Thu 5 phút 25 giây
TNCD524 - Thiên Tôn - Hương Xưa 1/11 Thiên Tôn 4 phút 45 giây

Lời

Đoạn 1

Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng

Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang

Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá

Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa...

Đoạn 2

Đêm chia ly buồn gì sao chẳng nói

Chỉ nghe em nói nhỏ trở về thôi

Ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối

Mím môi cười mà nhớ thương khôn nguôi...

Đoạn 3

Mộng về một đêm xuân sang

Em thì thầm ngày đó thương anh

Thuyền về một đêm trăng thanh

Xây mộng vàng đậu bến sông xanh...

Đoạn 4

Mộng tràn ngập đêm trăng sao

Sao đầy trời từng chiếc lấp lánh

Rồi một chiều xuân thơ trinh

Cho lòng mình về với dĩ vãng...

Đoạn 5

Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng

Đường thênh thang gió lộng một mình ta

Rượu cạn ly uống say lòng còn giá

Lá trên cành một chiếc cuối bay xa...

Thông tin bên lề

  • Ca khúc này có tựa đề trùng với một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Mỹ O. Henry [William Sydney Porter, 1862 - 1910] được dịch sang tiếng Việt với tựa đề Chiếc Lá Cuối Cùng [The Last Leaf] vốn quen thuộc với nhiều độc giả Việt Nam, trong đó có nhiều học sinh tiểu học và trung học cơ sở, và nội dung của hai tác phẩm này cũng đều nói về tình yêu thương giữa một nam nghệ sĩ với một nữ nghệ sĩ khác: ca khúc Chiếc Lá Cuối Cùng được viết để mô tả nỗi niềm của nhạc sĩ Tuấn Khanh về cuộc tình giữa ông với một nữ nghệ sĩ tuổi thiếu niên vốn là học trò của ông kết thúc bằng một cảnh chia tay với những chiếc lá rụng, còn tác phẩm Chiếc Lá Cuối Cùng của O. Henry được sáng tác để thể hiện tình thương mến giữa một người họa sĩ già cơ hàn [ông Behrman] với một cô họa sĩ trẻ mắc bệnh sưng phổi [Johnsy] thông qua hình ảnh "chiếc lá thường xuân cuối cùng" vẽ trước cửa sổ căn hộ của cô ấy, và hình ảnh "chiếc lá cuối cùng" kia cũng mang thông điệp sau cuối mong muốn Johnsy mau khỏi bệnh.

Chú thích

Video liên quan

Chủ Đề