Chiến dịch quân sự nào của ta đã buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và

Tàu tuần tiễu của Tiểu đoàn 100, Trung đoàn 171 bảo vệ cầu Long Biên, tháng 5-1967. Ảnh: TL

Ngày 7 và 8-2-1965, Mỹ tiến hành cuộc tập kích mang tên “Mũi lao lửa I”, sử dụng 169 lần chiếc máy bay đánh phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ, khu vực Vĩnh Linh. Ngày 11-2, chúng tiến hành cuộc tập kích “Mũi lao lửa II”, sử dụng 100 lần chiếc máy bay đánh phá thị trấn Hồ Xá, khu vực Vĩnh Linh, thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ... Với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, các đơn vị tàu và Đại đội 24 pháo cao xạ thuộc Khu Tuần phòng 2 đã phối hợp với lực lượng phòng không ba thứ quân bắn rơi 22 chiếc máy bay Mỹ và bắn bị thương nhiều chiếc khác.

Bị thiệt hại nặng nề trong hai cuộc tập kích “Mũi lao lửa” I và II, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn quyết định mở chiến dịch “Sấm rền”, mở rộng đánh phá các mục tiêu quân sự, kho tàng, đầu mối giao thông, thị trấn, thị xã từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20 hòng đánh sập tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam... Bằng ý chí, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bộ đội Hải quân cùng với quân dân miền Bắc đã đề cao cảnh giác, chiến đấu dũng cảm, bắn cháy và bắn bị thương nhiều máy bay của địch, bảo vệ các mục tiêu. Trận ngày 2-3-1965, Mỹ cho 160 lần chiếc máy bay vào đánh phá Căn cứ sông Gianh. Các đơn vị bảo vệ căn cứ và Đại đội 24 pháo cao xạ cùng các tàu của Phân đội 5, 6 thuộc Khu Tuần phòng 2 đã kiên cường đánh trả, bắn rơi 6 máy bay của địch…

Khi địch mở rộng đánh phá các Trạm ra đa 530 ở Đèo Ngang, Trạm 550 ở Bạch Long Vĩ, các trạm ra đa của bộ đội Phòng không ở Hà Tĩnh, đánh phá cầu Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa, chúng đã bị quân dân ta kiên quyết đánh trả, bắn rơi nhiều chiếc. Trong đó, khẩu đội cao xạ Trạm ra đa 530 bắn rơi 2 chiếc; tàu T120 và T136 của Phân đội 1, 2 tham gia chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng đã bắn rơi 5 chiếc. Ngày 29-3-1965, Tiểu đoàn 152 ở đảo Bạch Long Vĩ đánh trả 70 lần chiếc máy bay Mỹ, đã bắn rơi 5 chiếc. Ngày 31-3-1965, Trạm ra đa 530 cùng Đại đội 24 pháo cao xạ bắn rơi 5 máy bay của địch…

Cùng với đánh trả máy bay địch, bộ đội Hải quân đã kiên cường đánh trả các tàu chiến của chúng xâm phạm, phá hoại trong vùng biển của ta. Đầu năm 1965, biên đội tàu T161 và T171 thuộc Phân đội 5, Tàu T126 Khu Tuần phòng 2 đã bắn bị thương 3 tàu địch xâm phạm vùng biển Quảng Bình; tàu T187 và T124 bắn cháy 2 tàu địch ở cách Cửa Hội 40 hải lý...

Từ tháng 4-1965 đến cuối năm 1966, bộ đội các tàu, các căn cứ, đài trạm của Hải quân cùng với quân, dân ta kiên cường đánh trả các đợt tập kích đánh phá của địch, làm cho chúng bị tổn thất nhiều máy bay, tàu chiến. Tháng 8-1965, Bác Hồ gửi thư khen và tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Quân chủng; hàng chục tập thể, cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương Chiến công các hạng.

Cuối tháng 4-1966, máy bay địch mở rộng đánh phá ra vùng mỏ Đông Bắc, bộ đội Hải quân phối hợp với các lực lượng vũ trang ở khu vực đánh trả quyết liệt máy bay địch. Các tàu Hải quân ở khu vực Hạ Long đã bắn rơi 23 máy bay địch, bắn bị thương 38 chiếc và phối hợp cùng lực lượng đơn vị bạn bắn rơi nhiều chiếc khác. Cũng trong thời gian này, tàu của Hải quân đã tham gia nhiều trận chiến đấu bảo vệ TP. Hải Phòng.

Ngày 27-3-1967, Bộ Quốc Phòng ra quyết định hợp nhất Bộ Tư lệnh Hải quân và Quân khu Đông Bắc thành Bộ Tư lệnh Hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc. Các cơ quan chức năng cũng được củng cố tổ chức biên chế phù hợp với việc hợp nhất.

Đầu năm 1967, Quân chủng Hải quân điều động lực lượng tàu của Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 100 thuộc Trung đoàn 171 tàu tuần tiễu lên tham gia trực sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Thủ đô Hà Nội. Tại đây, bộ đội các tàu Hải quân đã cùng với quân dân ta chiến đấu nhiều trận, đánh trả quyết liệt các đợt tập kích của máy bay địch. Trận ngày 5-5-1967, hơn 300 lần chiếc máy bay Mỹ lao vào đánh phá Hà Nội; hơn 20 tàu tuần tiễu của Hải quân đã hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ với quân, dân Hà Nội tiêu diệt 8 chiếc.

Ngày 14-5-1967, các tàu Hải quân bắn rơi 5 máy bay Mỹ, bảo vệ các mục tiêu được giao. Ngày 19-5 các lực lượng bắn rơi 8 máy bay lập công mừng sinh nhật Bác Hồ, trong đó Tàu T187 bắn rơi 1 chiếc.

Trước nguy cơ thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, tháng 4-1972, đế quốc Mỹ mở chiến dịch “Lai nơ Bếch cơ I” dùng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai trên miền Bắc Việt Nam. Ngày 18-12-1972, Mỹ tiếp tục mở chiến dịch “Lai nơ Bếch cơ II” tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược, huy động hàng trăm lượt máy bay B52 và F111 đánh phá ác liệt đối với Thủ đô Hà Nội, TP. Hải Phòng hòng đè bẹp ý chí của dân tộc ta, buộc ta phải chấp nhận những điều khoản do Mỹ đưa ra song quân dân ta đã làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” lẫy lừng, buộc chúng phải chấp nhận sự thất bại cay đắng. Trong chiến thắng này, bộ đội Hải quân đã góp phần tích cực trong chiến đấu bảo vệ TP. Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội.

HQVN [Còn nữa]

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Với ý chí kiên cường, bất khuất, quân dân cả nước đã đánh thắng các chiến lược chiến tranh hiện đại nhất của kẻ thù, lập nên chiến thắng hào hùng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mang lại niềm vui trọn vẹn cho cả dân tộc Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý, quý trọng độc lập, tự do trên thế giới.

Xe tăng húc đổ cổng chính, tiến vào sân Dinh Độc Lập sáng ngày 30/4/1975. Nguồn; internet

Sau Hiệp định Geneva năm 1954, miền Bắc có hòa bình, toàn Đảng toàn dân chung tay ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng hành cùng đồng bào miền Nam đấu tranh với Mỹ - Ngụy nhằm thống nhất đất nước. Ở miền Nam, chính quyền tay sai đã thẳng tay đàn áp rất đẫm máu phong trào đấu tranh yêu nước, đòi địch phải thi hành hiệp định, tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất Tổ quốc.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Nam đã tiến hành thành công cuộc Đồng khởi trên toàn miền, làm thất bại chính sách xâm lược bằng “chủ nghĩa thực dân kiểu mới” của Mỹ. Chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng được thành lập, đánh dấu bước trưởng thành và lớn mạnh của cách mạng miền Nam.

Có sự chi viện của miền Bắc, chiến tranh cách mạng ở miền Nam phát triển ngày càng vững mạnh. Quân dân ta đã kiên cường chiến đấu, đánh thắng các chiến lược "chiến tranh đặc biệt”, "chiến tranh cục bộ”. Trước sức mạnh ưu thế về quân sự của địch, ta đã tìm ra cách đánh rất độc đáo, sáng tạo chưa từng có trong lịch sử chiến tranh: Bất ngờ, đồng loạt tổng công kích và tổng khởi nghĩa trên toàn miền. Đặc biệt với chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, lúc kẻ thù chủ quan, mất cảnh giác nhất. Cách đánh kết hợp giữa trong đánh ra-ngoài đánh vào, giữa tiến công quân sự với nổi dậy giành quyền làm chủ của nhân dân là những nhân tố vô cùng quan trọng để ta giành phần thắng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Cuộc tổng tiến công đó đã gây chấn động thế giới, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", mở ra thời cơ thuận lợi để Đảng ta chỉ đạo đẩy mạnh đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị, binh vận và ngoại giao, tạo sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù.

Đầu năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã bước vào giai đoạn quyết định. Trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao, ta đều giành thắng lợi to lớn. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, ngày 6/4/1972, Tổng thống Mỹ Níchxơn vội vã ra lệnh tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc với quy mô lớn hơn, tính chất ác liệt, tàn bạo hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Mỹ sử dụng máy bay chiến lược B52 đánh phá các tỉnh: Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng... quân và dân ta đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, đánh bại các cuộc tập kích đường không của địch. Thắng lợi này làm cho cục diện chiến tranh chuyển hướng có lợi cho ta, trong khi phía Mỹ không đạt được mục tiêu đề ra của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ. Đỉnh điểm, trận “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972 kết thúc với chiến thắng oanh liệt của quân và dân miền Bắc. Khiến Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận họp lại Hội nghị Pari về Việt Nam. 
Ngày 27/1/1973 Hiệp định Pari về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết. Thắng lợi to lớn, toàn diện đó đánh dấu bước phát triển quan trọng của cách mạng miền Nam, mở ra thời cơ thuận lợi để ta rút ngắn thời gian chuẩn bị và tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược giải phóng miền Nam.

Bước phát triển mới trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là Đảng ta đã vận dụng sáng tạo phương thức tác chiến: Kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với nổi dậy đấu tranh giành chính quyền của nhân dân. Vì vậy, chỉ sau gần một tháng tổng tiến công, ta đã mở liên tiếp hai chiến dịch tiến công chiến lược ở Tây Nguyên và Huế-Đà Nẵng, cùng nhiều chiến dịch khác, tiêu diệt, làm tan rã toàn bộ quân địch ở vùng 1, vùng 2 chiến thuật, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy, giải phóng Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung và nhiều địa bàn quan trọng khác. Thắng lợi giành được đã tạo ra lực, thế và thời cơ thuận lợi để ta tiến hành chiến dịch quyết định mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bước phát triển trong chỉ đạo chuẩn bị và tiến hành chiến dịch quyết định này là: Trong thời gian rất ngắn ta đã “thần tốc” cơ động tập trung lực lượng tương đương 5 quân đoàn, tạo sức mạnh ưu thế để tiêu diệt địch. Bên cạnh đó, ta đã sử dụng cách đánh rất táo bạo, sáng tạo, đó là: Bất ngờ, đồng loạt tiến công từ 5 hướng bằng sức mạnh hiệp đồng quân và binh chủng, tiêu diệt các sư đoàn địch phòng ngự ở tuyến ngoài. Tổ chức các binh đoàn thọc sâu, nhanh chóng đánh thẳng vào các mục tiêu trọng yếu bên trong thành phố. Trước sức tiến công nhanh, mạnh của các binh đoàn chủ lực, thế trận quân địch bị phá vỡ từng mảng, hệ thống chỉ huy của ngụy mất hiệu lực, các tầng lớp nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Trưa 30-4-1975, chế độ tay sai Việt Nam cộng hòa hoàn toàn sụp đổ.

 Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Suốt 30 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả dân tộc kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”…

Trần Quang Duy

Nguồn://sotp.thainguyen.gov.vn/ 

Video liên quan

Chủ Đề