Chiều cao trung bình của đàn ông thế giới năm 2024

Người dân ở Hà Lan - được xếp hạng cao nhất toàn cầu - có chiều cao trung bình là 175,62cm. Trong khi đó, ở đầu kia của thang đo, chỉ số thấp hơn đáng kể: Người dân Timor Leste có chiều cao trung bình 155,47cm. Như vậy, mức chênh lệch vào khoảng 20cm.

Chiều cao trung bình của người Việt là 159cm [nam giới 164,44cm, nữ giới 153,59cm]. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Trang Insider đã biên soạn bảng xếp hạng chiều cao trung bình bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu y tế năm 2020 của NCD Risk Factor Collaboration, dự án liên kết với Đại học Hoàng gia London [Anh].

Bảng này liệt kê các số liệu riêng biệt về chiều cao của nam và nữ ở mỗi quốc gia. Các nhà chuyên môn lấy trung bình cộng của hai con số đó để có được thông tin sơ bộ về chiều cao trung bình của người dân ở mỗi quốc gia.

Theo đó, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 15 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có người dân thấp nhất. Chiều cao trung bình của người Việt là 159,01cm [nam giới 164,44cm, nữ giới 153,59cm].

Danh sách 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có người dân thấp nhất:

1. Timor Leste - 155,47cm

2. Lào - 155,89cm

3. Madagascar - 156,36cm

4. Guatemala - 156,39cm

5. Philippines - 156,41cm

6. Nepal - 156,58cm

7. Yemen - 156,92cm

8. Quần đảo Marshall - 157,05cm

9. Bangladesh - 157,29cm

10. Campuchia - 158,11cm

11. Indonesia - 158,17cm

12. Malawi - 158,31cm

13. Rwanda - 158,73cm

14. Ấn Độ - 158,76cm

15. Việt Nam - 159,01cm

16. Peru - 159,08cm

17. Papua New Guinea - 159,21cm

18. Quần đảo Solomon - 159,27cm

19. Mozambique - 159,37cm

20. Bhutan - 159,46cm

Lý do có sự khác biệt chiều cao

Majid Ezzati, người điều hành nghiên cứu NCD tại Đại học Hoàng gia London, đánh giá, di truyền học chỉ là một phần của câu trả lời.

Về chiều cao trung bình thay đổi như thế nào trong nhiều thập kỷ, ông Ezzati nói: "Khoảng một phần ba câu trả lời có thể do gene, nhưng điều đó không giải thích được sự thay đổi chiều cao theo thời gian. Các gene không thay đổi nhanh và nhiều như vậy trên toàn thế giới. Do đó, sự khác biệt phần lớn do môi trường”.

Các yếu tố môi trường như chế độ ăn uống kém có thể là một phần của câu trả lời, theo một nghiên cứu cho thấy sự khác biệt 20cm giữa trẻ em ở các quốc gia có chiều cao trung bình của người dân cao nhất và thấp nhất.

Giả thuyết trên giúp giải thích tại sao chiều cao trung bình ở một số quốc gia tăng giảm trong những năm qua. Trong khi các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chứng kiến ​​chiều cao của người dân tăng lên, một số quốc gia châu Phi như Uganda và Sierra lại ghi nhận ​​chiều cao của nam giới giảm xuống.

TS Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em [Bộ Y tế] cho biết, chiều cao trung bình của nữ giới tăng từ 152,3cm [năm 2000] lên 155,6cm [năm 2020]; nam giới từ 162,3cm [năm 2000] lên 168,1cm [năm 2020].

Như vậy nữ Việt nam đã tăng 3,3cm trong 20 năm. Nam giới Việt Nam cao trung bình 162,3cm [năm 2000] đã tăng lên 168,1cm [2020].

Chiều cao trung bình của người Việt đang đứng thứ 4 khu vực ASEAN, xếp sau Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Theo TS Trần Đăng Khoa, Việt Nam rất cố gắng các can thiệp tăng chiều cao, kết quả cũng được cải thiện trong những năm qua, nhưng so với các quốc gia khác ở châu Á như Nhật Bản, chiều cao trung bình của người Việt còn thấp.

Để cải thiện chiều cao người Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em cho rằng cần quá trình lâu dài như bảo đảm dinh dưỡng, bổ sung vi chất, chăm sóc hệ gene...

Theo ông Khoa, trong can thiệp dinh dưỡng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em chú trọng đến các can thiệp chuyên môn, bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng và các sản phẩm bổ sung các vi chất để tăng cường cải thiện chiều cao kết hợp lồng ghép vận động thể lực, sinh hoạt một cách khoa học. Như vậy, mới có thể cải thiện được chiều cao nhiều hơn trong những năm tới.

Một chuyên gia khác về dinh dưỡng cũng bày tỏ, để cải thiện chiều cao của người Việt, điều quan trọng là can thiệp dinh dưỡng hợp lý theo chu kỳ vòng đời.

Cụ thể, khi mang thai, người mẹ cần được bổ sung đủ chất, đủ dinh dưỡng, đa dạng để không sinh ra trẻ nhẹ cân, thấp còi. Tiếp theo là nuôi dưỡng trẻ thật tốt trong ba năm đầu đời, trẻ được bú sữa mẹ sớm và hoàn toàn trong sáu tháng đầu, chế độ dinh dưỡng hợp lý, ít mắc bệnh.

Trên toàn thế giới, các nhà khoa học phát hiện ra rằng có sự khác biệt khoảng 20 cm trong chiều cao trung bình của trẻ em ở các quốc gia cao nhất và thấp nhất, theo BBC.

Với người trưởng thành ở các quốc gia như Hà Lan - được xếp hạng là cao nhất thế giới - chiều cao trung bình lên tới 175,62 cm, nhưng ở quốc gia thấp nhất, chiều cao trung bình của người dân thấp hơn đáng kể.

Trong bảng xếp hạng dữ liệu chiều cao trung bình được tổng hợp bằng cơ sở dữ liệu y tế năm 2020 do NCD Risk Factor Collaboration điều hành, số liệu về chiều cao của nam và nữ ở mỗi quốc gia đã được liệt kê. Giá trị trung bình của 2 con số này được lấy để tính chiều cao trung bình ở mỗi quốc gia.

Trong số 25 quốc gia có dân số có chiều cao trung bình thấp nhất, có 14 quốc gia ở Châu Á. Trong đó, Việt Nam ở vị trí thứ 15. Người Việt Nam có chiều cao trung bình là 159,01 cm. Nam giới Việt Nam cao trung bình 164,44 cm và phụ nữ Việt Nam cao trung bình 153,59 cm.

Trong top 5 nước thấp nhất thế giới có 3 nước ở châu Á, với cả quán quân và á quân. Theo đó, người dân có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới là Đông Timor - cao trung bình 155,47 cm. Với nam giới Timor trung bình cao 159,79 cm và phụ nữ là 151,15 cm.

Lào ở vị trí thứ 2, với chiều cao trung bình 155,89 cm. Nam giới Lào cao trung bình 160,51 cm và phụ nữ Lào cao trung bình 151,26 cm.

Trong khi đó, Philippines, với chiều cao trung bình 156,41 cm, ở vị trí thứ 5. Đàn ông Philippines trung bình cao 163,22 cm trong khi phụ nữ Philippines trung bình cao 149,6 cm.

Các quốc gia châu Á khác trong top 25 nước thấp nhất thế giới gồm: Nepal - quốc gia ở vị trí thứ 6 - chiều cao trung bình 156,58 cm. Vị trí thứ 7 là người Yemen, trung bình cao 156,92 cm. Ở vị trí thứ 9 là người Bangladesh, với chiều cao trung bình 157,29 cm. Ở vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng là Campuchia, với chiều cao trung bình là 158,11 cm. Indonesia ở vị trí số 11, với người dân cao trung bình 158,17 cm.

Ấn Độ ở vị trí ngay sát Việt Nam - vị trí 14 - với chiều cao trung bình 158,76 cm.

Ngoài ra, vị trí 20 thuộc về Bhutan, với chiều cao 159,46 cm. Brunei ở vị trí 21, với người Brunei trung bình cao 159,49 cm. Người Myanmar trung bình cao 159,52 cm, ở vị trí 22 trong bảng xếp hạng. Và Sri Lanka xếp thứ 25, với chiều cao trung bình 160,12 cm.

Sự khác biệt về chiều cao là do đâu? Câu trả lời, theo nhà khoa học Majid Ezzati - người điều hành nghiên cứu NCD tại Imperial College London - chia sẻ với BBC, gene chỉ là một phần.

Về chiều cao trung bình quốc gia thay đổi như thế nào trong nhiều thập kỷ, ông cho biết, khoảng 1/3 lời giải thích có thể là do gene, nhưng các gene không thay đổi nhanh như vậy và chúng không thay đổi nhiều trên toàn thế giới. Vì vậy, những thay đổi theo thời gian phần lớn là do môi trường.

Theo BBC, các yếu tố môi trường như chế độ ăn uống kém có thể là một phần lý do cho sự khác biệt chiều cao. Hãng tin của Anh dẫn một nghiên cứu cho thấy có sự cách biệt chiều cao tới 20 cm ở trẻ em tại các quốc gia cao nhất và thấp nhất.

Điều này cũng có thể giúp giải thích tại sao chiều cao trung bình ở một số quốc gia tăng trong khi một số quốc gia lại giảm trong những thập kỷ qua.

Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã chứng kiến chiều cao của người dân tăng lên, trong khi số quốc gia châu Phi cận Sahara như Uganda và Sierra lại chứng kiến chiều cao của nam giới giảm đi.

Chủ Đề