Chimp là gì

Chi Tinh tinh [Pan] bao gồm 2 loài đang tồn tại là tinh tinh và bonobo, sinh sống ở Tây và Trung Phi. Ranh giới địa lý giữa 2 loài này là sông Congo. Về mặt phân loại học, hai loài này được gọi chung là panins;[2][3] tuy nhiên trong ngôn ngữ thông dụng, cả hai loài thường cùng được gọi bằng tên chung là tinh tinh. Tinh tinh và bonobo[1]Thời điểm hóa thạch: Trung Thế Pliocen  nay

Thành viên của chi: tinh tinh [trái] và bonobo [phải]Tình trạng bảo tồnNguy cấpPhân loại khoa họcGiới [regnum]AnimaliaNgành [phylum]ChordataLớp [class]MammaliaBộ [ordo]PrimatesHọ [familia]HominidaePhân họ [subfamilia]HomininaeTông [tribus]HomininiChi [genus]Pan
Oken, 1816Loài điển hìnhPan troglodytes
Blumenbach, 1775 Các loài

  • Pan troglodytes
  • Pan paniscus

Mục lục

  • 1 Đặc điểm
  • 2 Với loài người
  • 3 Phân loại học
  • 4 Hóa thạch
  • 5 Tham khảo
  • 6 Xem thêm
  • 7 Liên kết ngoài
  • 8 Chú thích
  • 9 Tham khảo

Đặc điểmSửa đổi

Các khác biệt về giải phẫu giữa tinh tinh thông thường và bonobo là không đáng kể, nhưng trong hành vi tình dục và cộng đồng thì các khác biệt này rất rõ nét. Tinh tinh thông thường là loài ăn tạp, chúng có thể có hành vi săn mồi bằng một đội quân các con đực do một con đực đầu đàn dẫn đầu và có quan hệ cộng đồng rất phức tạp. Trái lại, bonobo chủ yếu là loài ăn thực vật và có quan hệ tình dục quân bình, mẫu hệ và bừa bãi. Lớp da mặt, hai bàn tay và hai bàn chân ở cả hai loài có màu từ hồng tới rất sẫm nhưng nói chung thì sáng hơn ở các cá thể non và trở thành sẫm màu hơn khi trưởng thành. Bonobo có tay dài hơn và có xu hướng có dáng đứng thẳng trong phần lớn thời gian.

Tinh tinh đực trưởng thành có thể cân nặng 3570kg [75-155 pao] và cao 0,9-1,2 m [34ft] khi đứng thẳng, trong khi thông thường tinh tinh cái chỉ cân nặng 2650kg [57-110 pao] và cao 0,661 m [2-3,5ft]. Tinh tinh hiếm khi thọ quá 40 năm trong điều kiện sống hoang dã, nhưng có thể sống tới 60 năm trong điều kiện giam giữ và con tinh tinh có tên gọi là Cheetah trong phim Tarzan sống đến 80 tuổi [4]

Với loài ngườiSửa đổi

Tinh tinh mẹ và con đang ăn hoa quả

Một con tinh tinh được nuôi nhốt trong phòng thí nghiệm

Một con tinh tinh trong vườn thú

Một con tinh tinh già

Mặc dù người châu Phi đã tiếp xúc với tinh tinh trong nhiều thiên niên kỷ nhưng những ghi chép đầu tiên [của người phương Tây] về sự tiếp xúc của con người với tinh tinh chỉ có từ những người châu Âu khi thám hiểm Angola vào những năm trong thế kỷ 17. Tên gọi trong tiếng Anh của tinh tinh là "chimpanzee" tuy thế đã không có trước năm 1738. Tên gọi này xuất phát từ một từ trong tiếng Bantu ở Angola là "tshiluba kivili-chimpenze", là tên gọi địa phương cho loài động vật này và được dịch một cách lỏng lẻo là "người hay bắt chước" hoặc có thể chỉ là "khỉ dạng người". Cũng trong tiếng Anh, từ thông tục chimp có lẽ chỉ có sau năm 1870.

Trong khoa học, sau này người ta lấy cụm từ 'pan' trong 'chimpanzee' và quy nó cho Pan, một vị thần của người Hy Lạp cổ đại của tự nhiên [thần của những người chăn cừu và cừu của họ]. Các nhà sinh vật học đã dùng Pan như là tên khoa học của chi động vật này. Tinh tinh cũng giống như các loài khỉ dạng người khác đã từng được cho là tồn tại trong thời kỳ cổ đại, nhưng chủ yếu chỉ được cho là những truyện thần thoại hay huyền thoại trong ý thức hệ của xã hội Âu-Ả Rập, chủ yếu trong các bản miêu tả sơ sài và rời rạc của các nhà thám hiểm châu Âu. Khỉ dạng người được đề cập rất khác nhau cả trong các tác phẩm của Aristotle cũng như trong Kinh Thánh.

Khi tinh tinh lần đầu tiên đến châu Âu đại lục thì các nhà khoa học châu Âu đã nhận thấy sự không chính xác của các miêu tả cổ đại này, trong đó thông thường người ta coi tinh tinh một cách sai lầm là có sừng và móng guốc. Con tinh tinh xuyên lục địa đầu tiên đến từ Angola và là quà tặng cho hoàng tử Oranje-Nassau năm 1640 và tiếp theo là một số ít đồng loại của nó trong những năm sau đó. Các nhà khoa học nào đã được xem các mẫu hiếm của loài này đã gặp nhiều cản trở và miêu tả những con tinh tinh đầu tiên này như là "những người lùn Píchmy" và nhận thấy những nét tương tự đặc biệt của chúng với con người. Trong hai thập kỷ tiếp theo người ta đã có thể thấy một loạt các sinh vật kỳ dị này được nhập khẩu vào châu Âu, chủ yếu là của các vườn thú nhằm mục đích giải trí cho những người thăm.

Thuyết tiến hóa của Charles Darwin [xuất bản năm 1860] đã kích thích sự quan tâm khoa học đối với tinh tinh, chủ yếu trong các ngành khoa học sự sống, cuối cùng đã dẫn tới hàng loạt các nghiên cứu về động vật này trong tự nhiên và trong tình trạng giam giữ. Các quan sát đối với tinh tinh vào thời kỳ đó chủ yếu là các quan tâm về hành vi trong tương quan với những hành vi tương tự ở người. Điều này về mặt khoa học là ít chặt chẽ và không hấp dẫn so với tên gọi của nó, với quan tâm chủ yếu tập trung vào việc động vật này có hay không có những đặc điểm có thể cho là 'tốt'; trí thông minh của tinh tinh thông thường hay bị thổi phồng. Vào những năm cuối thế kỷ 19 thì tinh tinh vẫn còn là một cái gì đó khá bí hiểm đối với con người, với rất ít thông tin khoa học dựa trên thực tế.

Trong thế kỷ 20 thì nghiên cứu khoa học về hành vi của tinh tinh đã bước sang một giai đoạn mới. Cho tới năm 1960, gần như vẫn không có thông tin gì về hành vi của tinh tinh trong môi trường sinh sống tự nhiên của nó. Vào tháng 7 năm đó, Jane Goodall đã tới các cánh rừng ở Gombe, Tanzania để sống giữa các bầy tinh tinh. Phát hiện của bà về việc tinh tinh làm và sử dụng các công cụ đã là một sự bứt phá. Trước khám phá này, người ta đã cho rằng chỉ có loài người mới có khả năng này.

Những nghiên cứu tiến bộ nhất đầu tiên về tinh tinh đã được triển khai chủ yếu bởi Wolfgang Köhler và Robert Yerkes, cả hai đều là những nhà tâm lý học có tiếng. Cả hai người này và các đồng nghiệp của họ đã thiết lập các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về tinh tinh, tập trung đặc biệt vào nghiên cứu về các khả năng trí tuệ, cụ thể là khả năng giải quyết vấn đề của tinh tinh. Công việc này chủ yếu là các thử nghiệm thực tế và cơ bản đối với tinh tinh trong phòng thí nghiệm, trong đó đòi hỏi chúng phải có khả năng trí óc tương đối cao [chẳng hạn bằng cách nào để giải quyết vấn đề tới gần và lấy quả chuối].

Ngoài ra, Yerkes còn tiến hành các quan sát đối với tinh tinh trong tự nhiên và công việc này đã bổ sung rất to lớn cho kiến thức khoa học về tinh tinh và hành vi của chúng. Yerkes nghiên cứu tinh tinh cho tới tận Đại chiến thế giới lần thứ hai, trong khi Köhler đã kết thúc năn năm nghiên cứu và cho phát hành công trình nổi tiếng của mình là Mentality of Apes [tâm lý của khỉ dạng người] vào năm 1925 [nó trùng hợp một cách ngẫu nhiên khi Yerkes bắt đầu các phân tích của ông], trong đó kết luận rằng "tinh tinh biểu lộ hành vi thông minh của loài nói chung tương tự như loài người... một dạng hành vi có thể coi như của dạng người đặc biệt" [1925].

Phân loại họcSửa đổi

Hai mẹ con tinh tinh thông thường [Pan troglodytes]

Chi Pan hiện nay được coi là một phần của phân họ Người [Homininae] trong đó cả loài người cũng thuộc vào. Các nhà sinh học tin rằng hai loài tinh tinh là các họ hàng tiến hóa còn tồn tại gần nhất với loài người. Người ta cho rằng loài người có cùng một tổ tiên chung với tinh tinh và gorilla vào giai đoạn 4 tới 7 triệu năm trước, và chúng có khoảng 95 - 99,4% DNA là chung với loài người. Thậm chí người ta còn cho rằng troglodytes và paniscus cùng với sapiens đều thuộc về chi Homo, hơn là nằm trong chi Pan. Một luận cứ cho điều này là nhiều loài khác cũng đã được phân loại lại vào trong cùng một chi, trên cơ sở của sự tương đồng về bộ gen còn thấp hơn nhiều so với ở người và tinh tinh.

Tuy nhiên, đây là một điều rất quan trọng, khi cần lưu ý là các sai khác trong bộ gen xuất hiện ở đâu. Nghiên cứu được công bố của Clark và Nielsen từ Đại học Cornell vào tháng 12 năm 2003 trong tạp chí Science nêu bật các khác biệt liên quan tới một trong các tiêu chuẩn định nghĩa loài người - đó là khả năng hiểu ngôn ngữ và liên lạc với nhau bằng tiếng nói. Các khác biệt cũng tồn tại trong các gen liên quan tới khứu giác, hay các gen điều chỉnh chuyển hóa các amino acid cũng như các gen có thể ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa các loại protein khác nhau. Xem Lịch sử phân loại để có thêm chi tiết về lịch sử của việc phân loại tinh tinh.

Hóa thạchSửa đổi

Nhiều hóa thạch của loài người đã được tìm thấy, nhưng các hóa thạch của tinh tinh đã không được miêu tả cho tới tận năm 2005. Các quần thể tinh tinh còn tồn tại ở Tây và Trung Phi không có sự chồng lấn với các khu vực chính có hóa thạch của loài người tại Đông Phi. Tuy nhiên, các hóa thạch của tinh tinh hiện nay đã được thông báo là có ở Kenya. Điều này có thể chỉ ra rằng cả loài người và các thành viên của nhánh Pan đã từng có mặt tại thung lũng lún xuống ở Đông Phi trong giai đoạn giữa của thế Pleistocen.

Tham khảoSửa đổi

  • Groves, Colin [16 tháng 11 năm 2005]. Wilson, D. E. và Reeder, D. M. [eds] Mammal Species of the World, xuất bản lần thứ 3, 182-183, Johns Hopkins University Press. ISBN 0-8018-8221-4.
  • Goodall, Jane [1986]. The Chimpanzees of Gombe: Patterns of Behavior. ISBN 0-674-11649-6.
  • Tinh tinh là người, nghiên cứu gen cho là như vậy. New Scientist. URL truy nhập ngày 24-02-2006.
  • McBrearty, S., N. G. Jablonski [01-09-2005]. "First fossil chimpanzee". Nature 437: 105-108. Entrez PubMed 16136135.
  • Pickrell, John. [24-09-2002]. Người, tinh tinh không có quan hệ họ hàng gần như người ta nghĩ?. National Geographic.

Xem thêmSửa đổi

  • Hành tinh khỉ-truyện khoa học viễn tưởng

Liên kết ngoàiSửa đổi

Phương tiện liên quan tới Pan tại Wikimedia Commons

Dữ liệu liên quan tới Chimpanzee  tại Wikispecies

  • Tinh tinh: Tóm tắt cuộc sống hoang dã của Quỹ động vật hoang dã châu Phi
  • Tinh tinh trực tuyến Lưu trữ 2006-09-25 tại Wayback Machine
  • Kanyawara Blog về tinh tinh từ Uganda [trung tâm nghiên cứu nhân loại học sinh học của trường Harvard]
  • Tinh tinh-thú cảnh Lưu trữ 2009-02-28 tại Wayback Machine [trong SaveTheChimps.org]
  • Nói chuyện với tinh tinh
  • Trung tâm tinh tinh Jane Goodall

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Groves, Colin [16 tháng 11 năm 2005].  Wilson D. E. và Reeder D. M. [chủ biên] [biên tập]. Mammal Species of the World . Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins. tr.1823. ISBN 0-801-88221-4.
  2. ^ Muehlenbein, M. P. [2015]. Basics in Human Evolution. Elsevier Science. tr.114115. ISBN9780128026526.
  3. ^ Bonobo anatomy reveals stasis and mosaicism in chimpanzee evolution, and supports bonobos as the most appropriate extant model for the common ancestor of chimpanzees and humans. nature.com. ngày 4 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2019.
  4. ^ Cheetah qua đời. New york times.

Tham khảoSửa đổi

Chủ Đề