Cho bé ăn óc heo có tốt không

Ai sinh con ra mà chẳng mong muốn con mình béo tròn bụ bẫm, tay chân ngấn nào ra ngấn nấy. Em cũng thế thôi, hồi con em còn bú mẹ, nó tròn quay một cục nhìn yêu lắm. Kể từ khi em bị mất sữa đột ngột và con chuyển sang giai đoạn ăn dặm, bé còi hẳn đi. Tâm lý người Việt mình lại chuộng trẻ con phải mũm mĩm, béo cỡ nào cũng thích chứ ốm một chút là chê ngay, thành ra cứ nhìn con là em lại não cả ruột gan. Bà ngoại xót cháu nên suốt ngày lọ mọ nấu món này món kia bồi dưỡng cho cháu.



Hôm nọ, không biết nghe ai bày mà mẹ em đi chợ mua về nguyên cái óc heo. Mẹ hớn hở khoe là óc heo bổ lắm nha, con nít được cho ăn óc heo thường xuyên thì tốt lắm, vừa tăng cân nhanh vừa bổ não, lanh lợi, không gì sánh được đâu.






Từ óc heo, mẹ có thể chế biến được cả chục món cháo thơm ngon, bổ dưỡng cho con ăn. Chẳng hạn: cháo óc heo rau ngót, óc heo bí đỏ, óc heo cà rốt su su, óc heo đậu Hà Lan...


Nhân tiện đây, em sẽ hướng dẫn mẹ nấu món cháo óc heo phổ biến và dễ làm nhất là óc heo rau ngót.



Nguyên liệu: Một bộ óc heo, một nắm lá rau ngót non.



Cách nấu như sau:



-Cẩn thận rửa sạch óc heo với nước muối loãng. Cố gắng nhẹ tay để óc heo không bị dập nát.


-Rửa xong mẹ cho óc vào một cái bát, bỏ vào nồi nước chưng cách thủy cho chín.



-Khi óc heo đã chín, mẹ chờ nguội rồi gỡ bỏ lớp màng cùng đường chỉ máu phía ngoài óc. Gỡ xong thì dùng muỗng cán cho óc heo nát ra.



-Ninh nồi cháo trắng với nước hầm xương đến khi hạt cháo nở bung, nhuyễn mịn.



-Băm lá rau ngót thật nhỏ rồi bỏ cả rau lẫn óc vào nồi cháo, nấu cho sôi trở lại, nêm nếm, tắt bếp.


-Múc ra bát cho bé ăn khi còn ấm, tránh để nguội sẽ bị tanh bé khó ăn.



-Nếu sợ nấu nhiều mất chất, mẹ có thể để nguyên cái óc heo cho vào nồi cháo cùng rau ngót, khi nào múc cháo cho con ăn thì lấy muỗng xắn một phần óc cho vào chén, rồi dằm óc nhuyễn ra, đút cho con ăn.





Thấy mấy bữa nay bà ngoại cho cháu ăn óc heo nhiều quá nên tranh thủ hôm đưa con đi tiêm phòng, em hỏi bác sĩ về món ăn này luôn. Bác sĩ có giải đáp khá tường tận, em nghe mà “thông não” phần nào các mẹ ạ. Cụ thể cho mẹ nào quan tâm vụ cho con ăn óc heo để nhanh béo, thông minh nè:


Thứ nhất, trong 100g óc heo có: 9g chất đạm, 9,5g chất béo, 2500mg cholesterol, 1,6g sắt, ngoài ra còn có đường, canxi, phôt pho, nước. So với gan heo thì óc heo có lượng đạm, đường và canxi tương đương, nhưng ít phốt pho hơn, nhất là chất sắt thấp hơn tới 7 lần. Lượng cholesterol ở óc heo cao gấp 3 lần so với thận, gấp 5 lần so với gan và hàng chục lần so với thịt nạc. Lượng lipid cao gấp 3 lần so với gan lợn.


Thứ hai, các món ăn chế biến từ óc heo dành cho bé khá ngon và bổ, tuy nhiên, các mẹ cho ăn sai cách sẽ cực kỳ có hại. Bởi trong óc heo chứa nhiều cholesterol, mà cơ thể con chỉ cần hấp thu dưới 300mg là đủ. Chỉ cần con ăn 100g óc heo thôi thì lượng cholesterol đã cao gấp 8 lần nhu cầu hàng ngày, hại gan hại thận phải làm việc vất vả, khó tiêu, gây ra bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng chức năng não bộ. Vì vậy, mẹ ép con ăn thật nhiều óc lợn để thông minh, béo mập là không khoa học.






Thứ ba, cách cho bé ăn óc heo đúng nhất mẹ phải biết:


-Mỗi tuần chỉ ăn từ 1-2 bữa, mỗi bữa từ 30-50g.



-Nên chọn mua óc heo còn tươi, không để lâu ngày và không có mùi lạ. Mẹ nhớ chế biến đúng cách để loại bỏ bớt mùi tanh, nấu chín kĩ phòng ngừa vi khuẩn, kết hợp cùng các loại rau củ quả khác nhau để con đỡ ngán.



-Khi cho con ăn món có óc heo, mẹ nên bổ sung thêm đạm có trong thịt, đậu phụ, trứng để cân bằng dinh dưỡng, giảm dầu mỡ.



Ngoài óc heo, còn một số món ngon khác mẹ cứ tưởng là bổ béo, cho con ăn uống thường xuyên nhưng không ngờ lại gây hại cho sức khỏe như:



1/ Nước trái cây đóng chai



Nhiều mẹ cứ nghĩ có “trái cây” là tốt, giàu vitamin cho con. Tuy nhiên, nước trái cây đóng chai thường khá nhiều đường, phẩm màu, chất bảo quản, hương vị nhân tạo... Thành ra trẻ uống nhiều sẽ hại gan hại thận, biếng ăn, thiếu chất, chậm lớn.





2/ Mứt trái cây



Trái cây sấy cũng cung cấp một phần vitamin cho con nhưng quá nhiều đường, ăn một ít thì được chứ ăn nhiều thường xuyên gây sâu răng, ảnh hưởng sức khỏe non yếu của trẻ.





3/ Bơ thực vật



Bơ thực vật phần lớn đều chế biến theo quy trình hydro hóa, ảnh hưởng không tốt đến sự chuyển hóa chất béo. Nó làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, khiến trẻ dễ mắc bệnh tim mạch.





4/ Vài loại cá biển


Một số loại cá biển có kích cỡ to như cá kiếm, cá kình, cá thu vua… bị nhiễm thủy ngân nặng, trẻ ăn vào ảnh hưởng không tốt đến não. Mẹ nên cho con ăn những loại cá có kích thước nhỏ như cá cơm, cá thu, cá hồi… sẽ an toàn hơn.




Xem thêm các tin bài bổ ích có liên quan tại đây:



Nhà có con trai, bố mẹ ĐỪNG DẠI nói 5 câu này khiến não con khù khờ, học hành sa sút, đánh mất tương lai!


7 nguyên nhân khiến mẹ đẻ thường khó, con dễ bị TÍM TÁI, CHẾT NGỘP, bầu 3 tháng cuối phải nắm rõ để tránh!


Nỗi đau người mẹ vừa đẻ xong đòi bế con nhưng bác sĩ không cho vì sợ nhìn thấy sẽ tăng huyết áp gây sản giật!



Mời mẹ và bé cùng nghe câu chuyện “Một đồng tiền vàng”:



Khi não cho bé ăn óc heo?

Theo đó, nhiều chuyên gia khuyến khích, thời điểm phù hợp để mẹ cho con ăn óc heo là kể từ lúc được 6 tháng tuổi trở đi. Bởi đây là lúc bắt đầu mọc răng và bước vào giai đoạn ăn dặm nên việc bổ sung thêm dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ sẽ giúp con yêu phát triển tốt hơn.

Bé ăn óc heo bao nhiêu là đủ?

Óc lợn món ăn tốt cho nếu bạn cho ăn đúng cách. Bạn nên cho trẻ ăn các món chế biến từ óc lợn để thực phẩm dành cho thêm đa dạng, cũng như các chất dinh dưỡng nhưng chỉ nên cho trẻ mỗi tuần ăn từ 1 – 2 lần, mỗi lần từ 30 – 50g/bữa.

1 tuần ăn bao nhiêu óc heo?

- Không nên ăn nhiều óc heo. Mỗi tuần chỉ ăn từ 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 30 – 50 gam/bữa. Không ăn liên tục hoặc ăn quá nhiều trong một bữa. Nếu dùng quá nhiều dễ gây ra nhiều bệnh tim mạch hoặc béo phì.

Ăn óc heo có bị làm sao không?

Ăn nhiều óc heo vừa gây khó tiêu hóa, vừa khiến hệ thần kinh thêm căng thẳng, mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Mặc dù chứa hàm lượng cholesterol cao, song các chất dinh dưỡng khác trong óc heo lại rất thấp. Trong 100g óc heo chỉ 7mg canxi, 1.6mg sắt, 9g đạm.

Chủ Đề