Cho peptit có công thức Ala Gly Val Gly amino axit đầu N của peptit là

I. Peptit

1. Khái niệm

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit. Nhóm -CO-NH- giữa 2 đơn vị α-amino axit được gọi là nhóm peptit.


Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α-amino axit bằng liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu C còn nhóm COOH.

Những phân tử peptit chứa 2, 3, 4,... gốc α -amino axit được gọi là đi-, tri-, tetrapeptit,... Những phân tử peptit chứa nhiều gốc α-amino axit [trên 10] được gọi là polipeptit.

Ta biểu diễn cấu tạo của các peptit bằng cách ghép từ tên viết tắt của các gốc α-amino axit theo trật tự của chúng. Ví dụ: hai đipeptit từ alanin và glyxin là: Ala-Gly và Gly-Ala.

2. Tính chất hóa học

Do có liên kết peptit, các peptit có hai phản ứng quan trọng là phản ứng thủy phân và phản ứng màu với Cu[OH]2.
- Phản ứng thủy phân

Peptit có thể bị thủy phân hoàn toàn thành các α-amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ:

Peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ và enzim.

- Phản ứng màu biure

Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu[OH]2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên với ion đồng.

II. Protein

1. Khái niệm

- Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

- Protein được phân thành hai loại:

  • Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit
  • Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein”.

2. Cấu tạo phân tử

Tương tự peptit, phân tử protein được tạo bởi nhiều gốc α-amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit, nhưng phân tử protein lớn hơn, phức tạp hơn [n >50, n là số gốc α-amino axit].

Các phân tử protein khác nhau không những bởi các gốc α-amino axit khác nhau mà còn bởi số lượng, trật tự sắp xếp của chúng khác nhau.

3. Tính chất

- Tính chất vật lí

Nhiều protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ lại khi đun nóng.

Sự đông tụ và kết tủa protein cũng xảy ra khi cho axit, bazơ hoặc một số muối vào dung dịch protein.

- Tính chất hóa học

Tương tự như peptit, protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim sinh ra các chuỗi peptit và cuối cùng thành các α-amino axit.

Protein có phản ứng màu biure với Cu[OH]2. Màu tím đặc trưng xuất hiện là màu của sản phẩm phức tạp giữa protein và ion $Cu^{2+}$. Đây là một trong các phản ứng dùng để phân biệt protein.

4. Vai trò của protein đối với sự sống

Protein là cơ sở tạo nên sự sống, có protein mới có sự sống.

Về mặt dinh dưỡng, protein là hợp phần chính trong thức ăn của người và động vật.

III. Khái niệm về enzim va axit nucleic

1. Enzim

- Khái niệm

Enzim là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật.

Tên của các enzim xuất phát từ tên của phản ứng hay chất phản ứng thêm đuôi aza.

- Đặc điểm của xúc tác enzim: có hai đặc điểm:

  • Hoạt động xúc tác của enzim có tính chọn lọc rất cao.
  • Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn.

2. Axit nucleic

- Khái niệm

Axit nucleic là polieste của axit photphoric và pentozơ [monosaccarit có 5C]; mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ [đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, X, G, T, U].

Axit nucleic là thành phần quan trọng nhất của nhân tế bào và loại polime này có tính axit.

Axit nucleic thường tồn tại dưới dạng kết hợp với protein gọi là nucleoprotein. Axit nucleic có hai loại được kí hiệu là ADN và ARN.

- Vai trò

Axit nucleic có vai trò quan trọng bậc nhất trong các hoạt động sống của cơ thể, như sự tổng hợp protein, sự chuyển các thông tin di truyền.

ADN chứa các thông tin di truyền. Nó là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các cơ thể sống.

ARN chủ yếu nằm trong tế bào chất, nó tham gia vào quá trình giải mã thông tin di truyền.

Page 2

SureLRN

Câu hỏi: Viết tất cả các tripeptit có thể được tạo thành từ hỗn hợp gồm 3 amino axit val ala và gly

Trả lời: 

Có 3!=1.2.3=6 tripeptit mà các aminoaxit không lặp lại hai lần. Đó là:

val-ala-gly; val-gly-ala; ala-val-gly; ala-gly-val; gly-ala-val; gly-val-ala.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về Peptit nhé!

I. Khái niệm, phân loại Peptit

1. Khái niệm

    - Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được loại là liên kết peptit

    - Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit

2. Phân loại

    Các peptit được phân thành hai loại:

    a] Oligopeptit: gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit, …

    b] Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α - amino axit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.

II. Tính chất vật lý

 Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước

III. Tính chất hóa học

a. Phản ứng thủy phân

Khi thủy phân hoàn toàn tùy theo môi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau

Trong môi trường trung tính:

n-peptit + [n-1]H2O → aminoaxit

Trong môi trường axit HCl

n-peptit + [n-1]H2O + [n+x]HCl → muối amoniclorua của aminoaxit

Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n-peptit

Trong môi trường bazo NaOH:

n-peptit + [n+y]NaOH → muối natri của aminoaxit + [y+1]H2O

Trong đó y là mắt xích của Glutamic trong n-peptit

Lưu ý: trường hợp thủy phân không hoàn toàn peptit thì ta thu được hỗn hợp aminoaxit và các oligopeptit. Khi gặp bài toán dạng này chúng ta có thể sử dụng bảo toàn số mắt xích của một loại aminoaxit nào đó kết hợp với bảo toàn khối lượng

b. Phản ứng màu biure:

Trong môi trường kiềm, những peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên tác dụng với Cu[OH]2 tạo hợp chất màu tím

IV. Bài tập ví dụ

Bài 1: tripeptit X tạo thành từ 3 α –amino axit no đơn chức mạch hở và có phân tử khối nhỏ nhất. Thủy phân 55,44 gam X bằng 200 ml dung dịch NaOH 4,8M đun nóng, sau đó cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 88,560 gam    B. 92,096 gam

C. 93,618 gam    D. 73,14 gam

Đáp án: A

α–amino axit mạch hở , phân tử khối nhỏ nhất là Gly

⇒ X là Gly- Gly-Gly

Bài 2: Thủy phân 73,8 gam một peptit chỉ thu được 90 gam glixin [axit aminoaxetic]. Peptit ban đầu là

A. đipeptit             

B. tripeptit

C. tetrapeptit     

D. pentapeptit

Đáp án: C

Ta xét phản ứng tao peptit :

nH2CH2COOH → n-petit + [n-1]H2O

theo đề bài , suy ra mH2O = 90 - 73,8 = 16,2 g

⇒ X là tetra peptit

Bài 3: Phân tử peptit Y mạch hở, có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 10 : 7. Thủy phân hoàn toàn Y chỉ thu được các amino axit chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Số liên kết peptit trong phân tử Y là:

A. 3 .

B. 5. 

C. 4. 

D. 6

Đáp án: A

Công thức phân tử của peptit tạo bởi các amino axit chỉ chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl có dạng CaHbNnOn + 1.

Giả thiết: mO : mN = 10 : 7 ⇔ nO : nN = [10 ÷ 16] ÷ [7 ÷ 14] = 5 : 4.
Theo đó n = 4 → cho biết Y là tetrapeptit ⇒ có 3 liên kết peptit 

Bài 4. Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit E [có phân tử khối là 373] chỉ thu được một α-amino axit T duy nhất [phân tử chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl]. Tên gọi của T là

A. alanin. 

B. lysin. 

C. glyxin. 

D. valin.

Đáp án: A

 α-amino axit no, hở, chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl dạng CmH2m + 1NO2.

Phản ứng: 5CmH2m + 1NO2 → 1E5 [pentapeptit] + 4H2O ||→ bảo toàn C, H, O, N

⇒ công thức của tetrapeptit E là C5mH10m – 3N5O6. mà ME = 373

⇒ 70m + 163 = 373 ⇒ m = 3 cho biết α–amino axit T là alanin C3H7NO2.

Video liên quan

Chủ Đề