Cho phenolphtalein vào dung dịch có ph=3 thì phenolphtalein chuyển sang màu:

Dung dịch làm phenolphtalein đổi màu

  • Dung dịch nào làm phenolphtalein đổi màu hồng
  • Dung dịch làm phenolphtalein
  • Câu hỏi vận dụng liên quan

Dung dịch nào làm phenolphtalein đổi màu hồng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến dung dịch làm phenolphtalein đổi màu. Phenolphtalein là một hợp chất hóa học thường được viết tắt là “Hln” hoặc “phph” với công thức C20H14O4, không mùi và trong suốt hoặc tồn tại ở dưới dạng bột màu trắng. Được sử dụng làm chất chỉ thị để nhận biết bazo.

Dung dịch nào làm phenolphtalein đổi màu hồng

A. NH4NO3.

B. KOH.

C. NaCl.

D. HCl.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Chất có tính bazo như KOH sẽ làm phenolphtalein chuyển hồng

Đáp án B

Dung dịch làm phenolphtalein

Phenolphtalein là một hợp chất hóa học thường được viết tắt là “Hln” hoặc “phph” với công thức C20H14O4, không mùi và trong suốt hoặc tồn tại ở dưới dạng bột màu trắng

Nó sẽ chuyển sang không màu nếu dung dịch đó có tính axit và là màu đỏ ở các dung dịch bazơ.

Trong trường hợp các chất chỉ thị có nồng độ đặc thì nó có thể có màu tím.

Trở về không màu nếu là dung dịch kiềm cực mạnh [pH > 12].

  • Các bazo tan làm dung dịch làm phenolphtalein đỏ [hồng]
  • Amin [ trừ anilin và các amin có chứa vòng thơm] đều làm dd phenolphtalein chuyển màu đỏ [hồng]
  • Aaxit amin làm phenolphtalein thay đổi dựa màu khi số nhóm -COOH < NH2

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Dung dịch bazơ làm phenolphtalein không màu chuyển thành

A. Màu hồng

B. Không đổi màu

C. Màu xanh

D. Màu tím

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 2.Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng

A. Phenol

B. Axit axetic

C. Anilin

D. Metylamin

Xem đáp án

Đáp án D

Đáp án: Metylamin CH3NH2 có pH > 7 nên làm phenolphatlein đổi màu hồng.

Các dung dịch khác:

Glyxin [ NH2-CH2-COOH]; Alanin [CH3[CH[NH2]COOH] có pH = 7 nên không đổi màu

Axit axetic [CH3COOH] có pH < 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

Lưu ý. Các dung dịch có pH > 7 là phenolphtalein đổi màu hồng.

Câu 3. Cho các dung dịch C6H5NH2, C2H5NH2, KOH, NH3, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Xem đáp án

Đáp án B

Amin [ trừ anilin và các amin có chứa vòng thơm] đều làm dd phenolphtalein chuyển màu đỏ [hồng]

Aa làm phenolphtalein thay đổi dựa màu khi số nhóm -COOH < NH2

Câu 4.Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng?

A. NH4NO3.

B. NaOH.

C. NaCl.

D. HNO3.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 5.Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

A. Glyxin

B. axit axetic

C. alanin

D. metylamin

Xem đáp án

Đáp án D

Đáp án A loại vì CH2[NH2]-COOH pH = 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

Đáp án B loại vì CH3COOH pH < 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

Đáp án C loại vì CH3CH[NH2]COOH pH = 7.

Đáp án D CH3NH2 pH > 7 nên làm phenolphtalein đổi màu hồng

Câu 6.Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch làm phenolphtalein chuyển màu hồng?

A. Na2O.

B. Al2O3.

C. SO3.

D. CuO.

Xem đáp án

Đáp án A

Để làm dung dịch phenolphtalein chuyển hồng thì phải là dung dịch có tính bazơ, mà trong các oxit trên chỉ có Na2O có khả năng tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm.

Phương trình hóa học

Na2O + H2O → 2NaOH [dd kiềm]

Câu 7.Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch làm phenolphtalein chuyển màu hồng?

A. K2O.

B. Al2O3.

C. SO3.

D. Fe2O3.

Xem đáp án

Đáp án A

Để làm dd phenolphtalein chuyển hồng thì phải là dung dịch có tính bazơ, mà trong các oxit trên chỉ có Na2O có khả năng tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm.

Phương trình hóa học

Na2O + H2O → 2NaOH [dd kiềm]

Câu 8.Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?

A. Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalein

B. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước

C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 9.Dãy các bazơ đều làm đổi màu quỳ tím và dung dịch phenolphtalein:

A. KOH, Ca[OH]2, Cu[OH]2, Zn[OH]2

B. NaOH, Al[OH]3, Ba[OH]2, Cu[OH]2

C. Ca[OH]2, KOH, Zn[OH]2, Fe[OH]2

D. NaOH, KOH, Ca[OH]2, Ba[OH]2

Xem đáp án

Đáp án D

...............................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Dung dịch nào làm phenolphtalein đổi màu hồngmong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu ?

A.Glyxin

B.axit axetic

C.alanin

D.metylamin

Trả lời:

Đáp án D

- Đáp án A loại vì CH2[NH2]-COOH pH = 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

- Đáp án B loại vì CH3COOH pH < 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

- Đáp án C loại vì CH3CH[NH2]COOH pH = 7.

- Đáp án D CH3NH2pH > 7 nên làm phenolphtalein đổi màu hồng

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung về Phenolphatalein dưới đây nhé!

Phenolphatalein là gì?

Phenolphtaleinlà một hợp chất hóa học tồn tại dạng lỏng nhưng đậm đặc hơn nước, không mùi và trong suốt Hoặc tồn tại ở dạng bột màu trắng. Phenolphtalein hòa tan kém trong nước nhưng tan tốt trong rượu và ether.

Phenolphtalein thường được viết tắt là “HIn” hoặc “phph”.

Phenolphtalein được sử dụng trong phân tích hóa học như là một thuốc thử trong việc xác định điểm tương đương trong các phản ứng trung hòa hoặc chuẩn độaxit–bazơ.

Công thức hóa học của Phenolphtalein

Phenolphtalein có công thức hóa là C20H14O4.

Cấu tạo phân tử của Phenolphtalein

Cấu tạo phân tử của phenolphtalein

Tính chất vật lý, hóa học của phenolphtalein

+ Tồn tại ở dạng chất lỏng đậm đặc hơn nước, không mùi và trong suốt hoặc dưới dạng bột trắng

+ Hòa tan kém trong nước nhưng lại tan tốt trong rượu và ether

Tính chất

Đặc điểm

Khối lượng mol

318,328 g·mol-1

Khối lượng riêng

1,277 g cm-3 [ở 32oC]

Độ hòa tan

Hòa tan rất kém trong nước chỉ 400 mg/l

Điểm nóng chảy

260oC

Nhiệt độ sôi

557,8 ± 50,0oC ở áp suất khí quyển

Phân hủy

Bị phân hủy khi dun nóng và tỏa ra khói cay nồng, khó chịu

Cách điều chế Phenolphtalein

Phenolphtalein được điều chế từ phương trình phản ứng của anhydrid phthalic vớiphenolthông qua quá trình ngưng tụ. Chất xúc tác đó chính là môi trường Axit cụ thể làaxit sunfuricđậm đặc và hỗn hợp nhôm và kẽm clorua để bảo đảm phản ứng điều chế xảy ra.

Cơ chế tạo thành Phenolphtalein chính là sự thay thế thơm điện di.

Cách pha dung dịch Phenolphtalein

Bước 1:Cho 0,05 gam Phenolphtalein vào cốc.

Bước 2:Hòa tan 50mlEtanol95% với Phenolphtalein ban đầu bằng máy khuấy từ.

Bước 3:Thêm 50ml nước cất và khuấy đều 1 lần nữa.

Bước 4:Cho dung dịch vừa được pha vào lọ để dùng.

Ứng dụng của dung dịch phenolphtalein

- Ứng dụng trong làm chất chỉ thị để kiểm tra nồng độ pH hoặc dùng để chuẩn độ axit – ba zơ dung dịch:

+ Nó sẽ chuyển sang không màu nếu dung dịch đó có tính axit và là màu đỏ ở các dung dịch bazơ.

+ Trong trường hợp các chất chỉ thị có nồng độ đặc thì nó có thể có màu tím.

+ Trở về không màu nếu là dung dịch kiềm cực mạnh [pH > 12].

- Sử dụng trong các nhận biết các dấu hiệu của phản ứng cacbonat hóa trong bê tông. Bê tông có độ pH tự nhiên cao do canxi hydroxit đã hình thành bởi phản ứng của xi măng Portland với nước. Khi bê tông phản ứng với CO2trong khí quyển thì độ pH sẽ giảm xuống 8,5 - 9. Nếu cho dung dịch phenolphtalein 1% vào bê tông bình thường thì nó sẽ chuyển sang màu hồng sáng. Còn nếu nó không màu, chứng tỏ bê tông đã trảo qua cacbon hóa.

- Ứng dụng trong sản xuất đồ chơi như là thành phần của thuốc biến mất hay thuốc nhuộm biến mất trên tóc Hair Barbie của Hollywood. Trong mực in, nó sẽ được trộn với natri hydroxyd, phản ứng cùng carbon dioxide trong không khí. Phản ứng này dẫn đến độ pH bị giảm xuống dưới ngưỡng thay đổi màu do các ion hydro đã được giải phóng từ phản ứng:

OH-+ CO2→ CO32-+ H+

- Phenolphtalein được dùng như một thuốc nhuận tràng trong hơn một thế kỷ nhưng hiện nay đã ngưng sử dụng do quan ngại về một số tác dụng phụ của nó

- Sử dụng Phenolphtalein để làm thuốc thử trong các xét nghiệm pháp y giúp kiểm tra sự hiện diện của hemoglobin trong một mẫu xét nghiệm.

Video liên quan

Chủ Đề