Chủ nghĩa cá nhân trong giá trị văn hóa năm 2024

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cách đây 55 năm, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đã được đăng trên báo Nhân Dân số 5409 ngày 3/2/1969 vào thời điểm tình hình thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biến phức tạp.

Theo ông Lợi, với dung lượng gần 700 từ, tác phẩm tuy không dài, nhưng bao hàm những nội dung quan trọng, mang tính hệ thống, nhất quán, chặt chẽ về vấn đề tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng và phòng, chống chủ nghĩa cá nhân. Đó là sự tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận vô cùng sâu sắc, là tài liệu học tập hết sức quý báu của cán bộ, đảng viên.

Ông Lợi cũng cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức cách mạng và xây dựng Đảng về đạo đức chính là nhằm đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận “số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém”. Xây dựng Đảng về đạo đức còn là cơ sở nền tảng, nguồn sức mạnh nội sinh để Đảng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành mọi nhiệm vụ dân tộc giao cho, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thành công.

“Trong điều kiện Đảng cầm quyền, khi cán bộ, đảng viên bị nhiễm “vi trùng” chủ nghĩa cá nhân sẽ khó tránh khỏi sa vào suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chủ nghĩa cá nhân sẽ ngăn trở cán bộ, đảng viên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mỗi người cách mạng phải luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân là việc làm cần thiết và thường xuyên của tổ chức Đảng, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên” - ông Lợi nói.

Đề cập đến việc ở 3 nhiệm kỳ đại hội XI, XII và XIII, các Hội nghị Trung ương 4 đều thảo luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xác định chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đó cũng là con đường ngắn, thậm chí rất ngắn dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, phản bội lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Từ đó theo ông Lợi, phải kiên quyết, kiên trì quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng trong toàn Đảng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trong bối cảnh hiện nay, Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thế - Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng cho rằng, cần nhận diện rõ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Theo đó, phải nhận diện cho đúng những biểu hiện muôn hình vạn trạng hiện nay của chủ nghĩa cá nhân, nhất là trong đội ngũ cán bộ có chức, có quyền, cán bộ lãnh đạo chủ chốt. “Thế nào được coi là đặc quyền, đặc lợi? Thế nào được coi là chính sách, chế độ đãi ngộ? Cần nhận diện các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, nhất là những người có học thức, người có chức quyền, những người càng nhiều kinh nghiệm thì họ che đậy giỏi đến những người dân thường rất khó biết” - ông Thế nêu vấn đề.

Trong khi đó, GS.TS Mạch Quang Thắng - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng cho rằng, chủ nghĩa cá nhân rất muôn hình vạn dạng trong biểu hiện hiện nay. Chống chủ nghĩa cá nhân hiện nay liên quan đến tiền bạc và về cơ chế hiện nay. Phải nhận diện cơ hội chính trị và chống cơ hội chính trị, cá nhân vì cơ hội chính trị cũng tiến tới để cho lợi ích cá nhân không chính đáng về tiền tài danh vọng.

TS Lê Trung Kiên - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng cho biết, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”. Việc chăm lo, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi cán bộ, đảng viên. Vì vậy tăng cường kiểm tra, giám sát của Đảng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên để cho Đảng luôn thống nhất về ý chí và hành động vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tất cả các cán bộ, đảng viên thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thì đương nhiên bộ máy Đảng, Nhà nước trong sạch. Đảng, Nhà nước trong sạch thì nhất định sẽ vững mạnh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, chống chủ nghĩa cá nhân là một nội dung liên quan trực tiếp tới vận mệnh của Đảng, chất lượng, hiệu quả của bộ máy Nhà nước và quyết định sự thành bại của cách mạng. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, chống chủ nghĩa cá nhân trở thành nhiệm vụ cấp bách, vô cùng quan trọng nhằm xây dựng Đảng vững mạnh, giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng.

Cách đây, 75 năm [15/10/1948 - 15/10/2023], với bút danh XYZ, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Chủ nghĩa cá nhân” đăng trên báo Sự Thật. Người chỉ rõ những căn bệnh do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra; sự nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân và những biện pháp để ngăn chặn căn bệnh này.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và sự cần thiết phải chống chủ nghĩa cá nhân

Chủ nghĩa cá nhân có tính chất đặc biệt nguy hại, luôn là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phải trăn trở, suy nghĩ và tìm nhiều biện pháp kiên quyết phòng, chống. Từ tác phẩm "Đường Kách mệnh" năm 1927, đến tác phẩm cuối cùng "Di chúc" và khoảng gần 200 bài nói, viết về công tác xây dựng Đảng, về rèn luyện, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, thể hiện hệ thống những quan điểm, biện pháp hữu hiệu của Người về chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Năm 1947 trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa cá nhân. Người chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm”[1]. Chủ nghĩa cá nhân là bệnh chính, bệnh mẹ, do đó mà sinh ra nhiều chứng bệnh khác[2].

Đến năm 1948, trong bài “Chủ nghĩa cá nhân”, Người chỉ rõ những biểu hiện của căn bệnh chủ nghĩa cá nhân là: “Ngày thường, thì kỷ luật kém. Khi có vấn đề nghiêm trọng, thì hoang mang. Lúc tính toán công việc, thì đặt lợi ích của cá nhân mình, của nhóm mình lên trên lợi ích chung”[3]. Căn bệnh ấy đưa cán bộ, đảng viên “đến chỗ trái kỷ luật, trái lợi ích của dân tộc”[4]; sẵn sàng “đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc”[5] và đi đến “lợi mình, hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật”[6]. Trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Người viết trong năm cuối của cuộc đời [năm 1969], thì diện mạo của chủ nghĩa cá nhân được Người chỉ ra tương đối toàn diện và cụ thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng bên cạnh những cán bộ, đảng viên hăng hái, dũng cảm trong công tác vẫn còn một số ít cán bộ, đảng viên đạo đức, phẩm chất còn thấp kém, mang nặng "chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình.”[7]; chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng, nó là nguồn gốc của những "căn bệnh" làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hóa Đảng. Chủ nghĩa cá nhân là “trái ngược với đạo đức cách mạng…là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc”[8]. Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra bệnh quan liêu; kềnh càng; kiêu ngạo; chậm chạp; làm cho qua chuyện; ham chuộng hình thức…Qua nhiều tác phẩm, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy rằng chủ nghĩa cá nhân rất đa dạng, biến hóa khôn lường, muôn hình vạn trạng, nhưng căn bản là 10 căn bệnh như: Bệnh quan liêu, bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, bệnh “hữu danh vô thực”, bệnh cận thị, bệnh tị nạnh, bệnh xu nịnh, bệnh a dua và kéo bè, kéo cánh,… Đây là những căn bệnh gây nguy hiểm tiềm tàng làm cho Đảng mất dần tính cách mạng, tính trí tuệ, tính đạo đức, tính nhân dân… Chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân thì cách mạng còn gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, chống chủ nghĩa cá nhân là việc làm cần thiết, thường xuyên của những người cộng sản chân chính.

Sự cần thiết phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và những giải pháp chống chủ nghĩa cá nhân

Trước yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng nặng nề của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, “những đồng bào hy sinh cả gia tài, điền sản, để giúp kháng chiến. Có những chiến sĩ tưới dầu châm lửa vào mình, để đốt đồn địch. Đó là những người anh hùng, bỏ nhà, bỏ mình vì nước”[9]. Vì vậy, cả nước phải đồng lòng, nhất trí, mang hết sức mình vì nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân tộc là đánh thắng kẻ thù, giành độc lập cho đất nước. Người nêu lên nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cho dù cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, lâu dài và gian khổ. Cuộc đấu tranh đó không kém cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù ngoại xâm, có khi còn khó khăn hơn, bởi lẽ, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù không lộ nguyên hình, nó ẩn nấp tinh vi trong tư tưởng, suy nghĩ của mỗi cá nhân và hành vi của mỗi cá nhân đó. Người cho rằng, mỗi cán bộ, đảng viên không phải cứ viết trên trán mình hai chữ "cộng sản" là được nhân dân yêu mến, mà phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng, chống sa vào chủ nghĩa cá nhân, góp phần làm cho Đảng ta thật sự "là đạo đức, là văn minh".

Sự nguy hại của chủ nghĩa cá nhân được Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".[10] Người cho rằng, chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân nó sẽ "ngăn trở" người cán bộ, đảng viên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, làm mất lòng tin cậy của dân với Đảng. Người phân tích làm rõ nguyên nhân sâu xa, xét đến cùng dẫn tới sự suy thoái, biến chất, làm giảm sức chiến đấu trong Đảng đó chính là chủ nghĩa cá nhân: "do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân" và cũng "do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ."[11]. Chủ nghĩa cá nhân gây ra những trở ngại lớn cho xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải từ bỏ, quét sạch, tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân.

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, về hy sinh hết thảy chủ nghĩa cá nhân vì lợi ích của Đảng, của dân tộc. Người luôn mong mỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc thì Đảng không có lợi ích gì khác. Do đó, Người nhấn mạnh: “mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài. Nghĩa là phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc. Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng.”[12]

Muốn tẩy sạch bệnh chủ nghĩa cá nhân, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cần thực hiện những giải pháp sau đây:

Thứ nhất là, cán bộ, đảng viên cần phải “nâng cao trình độ giác ngộ của mình; phải học theo cái tinh thần kiên quyết, dũng cảm, hy sinh, của nhân dân và của chiến sĩ”[13]. Trong kháng chiến, không biết bao nhiêu “những người anh hùng, bỏ nhà, bỏ mình vì nước”, hy sinh cả thân mình cho đất nước, cho sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ta. Do vậy, mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải học “tinh thần cao cả vẻ vang ấy” và “luôn luôn làm kiểu mẫu cho mọi người noi theo”[14].

Thứ hai là, Đảng phải “thực hành tự phê bình và phê bình đồng sự mình. Phê bình một cách thiết thực mà thân ái. Phê bình từ cấp trên xuống và từ cấp dưới lên. Phê bình nhau và giúp nhau sửa chữa”[15]. Người chỉ rõ, trong tự phê bình và phê bình phải thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc, đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết; tự phê bình và phê bình có lý, có tình, trên tinh thần thương yêu đồng chí, tôn trọng nhân cách của mỗi con người. "Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ khoẻ mạnh vô cùng"[16].

Thứ ba là, mỗi cán bộ, đảng viên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng “phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”[17] và “phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”[18].

Thứ tư là, cán bộ, đảng viên phải “vào sâu dân chúng, vào sâu bộ đội. Hỏi ý kiến và hỏi sáng kiến của quần chúng. Gom góp kinh nghiệm của quần chúng để giải quyết các vấn đề, và trao đổi những kinh nghiệm mới cho cơ quan khác, địa phương khác”[19]. Thực hiện nâng cao dân trí, phát huy quyền dân chủ thực sự và rộng rãi, tăng cường mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Đây là nội dung quan trọng tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Hiện nay, nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, bên cạnh những thuận lợi, đang chịu sự chi phối thách thức rất nhiều từ mặt trái của cơ chế thị trường, những tiêu cực nảy sinh trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Chủ nghĩa cá nhân có nhiều điều kiện phát triển với những biểu hiện mới phức tạp, tinh vi. Chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là những người có chức quyền, đang trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện; ở một số cấp uỷ việc giáo dục đạo đức, lối sống còn bị xem nhẹ hoặc hình thức. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp. Do thoái hoá về ý thức hệ, lý tưởng chính trị, biến chất về đạo đức, lối sống, để cho chủ nghĩa cá nhân phát triển đã làm ảnh hưởng xấu đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, gây trở ngại lớn đến sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Để chống chủ nghĩa cá nhân, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, chúng ta cần nhận thức, quán triệt một cách đầy đủ tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về vấn đề này./.

DƯƠNG MINH HUỆ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

[1] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 295. [2] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 156. [3] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 624. [4] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 625. [5] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 156. [6] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 13, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 66. [7] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 15, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 546. [8] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 602. [9] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 626. [10] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập15, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 672. [11] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập15, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 547. [12] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 290- 291. [13] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 624. [14] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 624. [15] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 624. [16] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 279. [17] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập15, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 547. [18]Hồ Chí Minh Toàn tập, tập15, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 547. [19] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 625.

tin liên quan

CÁN BỘ PHẢI CÓ GAN PHỤ TRÁCH, CÓ GAN LÀM VIỆC, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Ngày đăng:

13/01/2024

Lượt xem:

516

Hồ Chí Minh thường chỉ bảo cách dùng cán bộ phải có bản lĩnh khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến; có gan phụ trách, có gan làm việc, đổi mới sáng tạo; phải có gan cất nhắc cán bộ. Nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo "đập đi, hò đứng", không dám phụ trách, như thế là một việc thất bại cho Ðảng.

Hồ Chí Minh thường chỉ bảo cách dùng cán bộ phải có bản lĩnh khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến; có gan phụ trách, có gan làm việc, đổi mới sáng tạo; phải có gan cất nhắc cán bộ. Nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo "đập đi, hò đứng", không dám phụ trách, như thế là một việc thất bại cho Ðảng.

TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY NGUYÊN

Ngày đăng:

12/01/2024

Lượt xem:

4071

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở, suy tư về nhiệm vụ chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng Tây Nguyên [nơi Người chưa có dịp trực tiếp đến thăm]; đáp lại ân tình đó, đồng bào vùng Tây Nguyên luôn kính trọng, thương yêu Bác Hồ. Thời gian tới, cần thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm cải thiện đời sống người dân vùng Tây Nguyên theo đúng tinh thần, tâm nguyện của Bác, qua đó góp phần nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở, suy tư về nhiệm vụ chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng Tây Nguyên [nơi Người chưa có dịp trực tiếp đến thăm]; đáp lại ân tình đó, đồng bào vùng Tây Nguyên luôn kính trọng, thương yêu Bác Hồ. Thời gian tới, cần thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm cải thiện đời sống người dân vùng Tây Nguyên theo đúng tinh thần, tâm nguyện của Bác, qua đó góp phần nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC” - ĐỀ CƯƠNG MỘT CUỘC CHỈNH ĐỐN VĨ ĐẠI

Ngày đăng:

11/01/2024

Lượt xem:

563

Không nhiều về số trang nhưng tác phẩm đặt ra những vấn đề rất lớn của cách mạng, của đảng cầm quyền, đặt trong bối cảnh những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cực kỳ gay go, thiếu thốn, ác liệt, soi dưới ánh sáng văn hóa mới mẻ nhất của nhân loại hôm nay càng thấy tầm vóc thiên tài của tác giả.

Không nhiều về số trang nhưng tác phẩm đặt ra những vấn đề rất lớn của cách mạng, của đảng cầm quyền, đặt trong bối cảnh những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cực kỳ gay go, thiếu thốn, ác liệt, soi dưới ánh sáng văn hóa mới mẻ nhất của nhân loại hôm nay càng thấy tầm vóc thiên tài của tác giả.

BÀI HỌC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ TỪ CÁCH ỨNG XỬ CỦA BÁC HỒ

Ngày đăng:

10/01/2024

Lượt xem:

515

Không chỉ tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, thương dân, trí tuệ và nhãn quan chính trị nhạy bén, năng lực thực tiễn và dự báo thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là hiện thân của phong cách ứng xử chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc, để lại bài học quý giá trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ của Đảng hôm nay.

Không chỉ tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, thương dân, trí tuệ và nhãn quan chính trị nhạy bén, năng lực thực tiễn và dự báo thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là hiện thân của phong cách ứng xử chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc, để lại bài học quý giá trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ của Đảng hôm nay.

TÀI ỨNG KHẨU CỦA BÁC HỒ

Ngày đăng:

09/01/2024

Lượt xem:

453

Bác là một lãnh tụ, nhưng rất hòa mình với nhân dân, bằng sự kết hợp hài hoà giữa tác phong quần chúng, những lời nói bình dị, dễ hiểu và khả năng gây cười, sự dí dỏm tự nhiên. Phản xạ, ứng đáp nhanh nhạy trước mọi tình huống. Bác có nét đặc trưng riêng, đã trở thành thói quen phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận, thích ứng đối với mọi hoàn cảnh xung quanh. Đó là kết quả của một trí tuệ mẫn tiệp, của thái độ, phong cách quần chúng. Bác luôn tạo nên một không khí hòa đồng, một mối liên hệ gần gũi giữa người nói, người nghe, xoá đi những cách biệt, những suy nghĩ tự ti của người dân trước lãnh tụ và đưa lại không khí tự nhiên vốn có giữa con người với con người. Nó không chỉ dừng lại ở nghệ thuật ứng xử mà là phản xạ tự nhiên của lãnh tụ rất nhân dân.

Bác là một lãnh tụ, nhưng rất hòa mình với nhân dân, bằng sự kết hợp hài hoà giữa tác phong quần chúng, những lời nói bình dị, dễ hiểu và khả năng gây cười, sự dí dỏm tự nhiên. Phản xạ, ứng đáp nhanh nhạy trước mọi tình huống. Bác có nét đặc trưng riêng, đã trở thành thói quen phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận, thích ứng đối với mọi hoàn cảnh xung quanh. Đó là kết quả của một trí tuệ mẫn tiệp, của thái độ, phong cách quần chúng. Bác luôn tạo nên một không khí hòa đồng, một mối liên hệ gần gũi giữa người nói, người nghe, xoá đi những cách biệt, những suy nghĩ tự ti của người dân trước lãnh tụ và đưa lại không khí tự nhiên vốn có giữa con người với con người. Nó không chỉ dừng lại ở nghệ thuật ứng xử mà là phản xạ tự nhiên của lãnh tụ rất nhân dân.

BÁC HỒ VỚI TINH THẦN TỰ HỌC

Ngày đăng:

08/01/2024

Lượt xem:

509

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Tấm gương sáng của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi người Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Tấm gương sáng của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi người Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay.

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

Ngày đăng:

06/01/2024

Lượt xem:

502

Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông. Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.

Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông. Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.

SUY NGHĨ VỀ VIỆC HỌC VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

Ngày đăng:

06/01/2024

Lượt xem:

459

Việc học tập và làm theo Bác Hồ là nghĩa vụ thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân Việt Nam trong suốt cả cuộc đời.

Việc học tập và làm theo Bác Hồ là nghĩa vụ thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân Việt Nam trong suốt cả cuộc đời.

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGUỒN SỨC MẠNH TRUYỀN CẢM HỨNG

Ngày đăng:

05/01/2024

Lượt xem:

4710

Dường như tất cả những gì tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đều được khơi dậy và hội tụ nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi tinh hoa của dân tộc được kết hợp với chủ nghĩa Mác - Lênin, đỉnh cao của tư tưởng loài người trong thời đại mới.

Dường như tất cả những gì tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đều được khơi dậy và hội tụ nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi tinh hoa của dân tộc được kết hợp với chủ nghĩa Mác - Lênin, đỉnh cao của tư tưởng loài người trong thời đại mới.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - MỘT HỌC THUYẾT CÁCH MẠNG VÔ GIÁ CỦA VIỆT NAM

Ngày đăng:

04/01/2024

Lượt xem:

4404

Với đất nước và dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người con trung hiếu, vừa là lãnh tụ vĩ đại. “Người là Cha, là Bác, là Anh. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”, như lời thơ của Tố Hữu. Với thế giới, nhất là với nhân dân các nước bị áp bức, khao khát phá xiềng nô lệ, Người là vĩ nhân. Từ rất sớm, UNESCO đã vinh danh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất”.

Với đất nước và dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người con trung hiếu, vừa là lãnh tụ vĩ đại. “Người là Cha, là Bác, là Anh. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”, như lời thơ của Tố Hữu. Với thế giới, nhất là với nhân dân các nước bị áp bức, khao khát phá xiềng nô lệ, Người là vĩ nhân. Từ rất sớm, UNESCO đã vinh danh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất”.

CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH

Ngày đăng:

03/01/2024

Lượt xem:

4475

Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn khoa học, hiện thực cách mạng. Người ta thường cho rằng Hồ Chí Minh là một nhà triết học hành động thì cũng có thể nói nhà nhân văn Hồ Chí Minh là một nhà nhân văn hành động - hành động nhằm giải phóng con người.

Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn khoa học, hiện thực cách mạng. Người ta thường cho rằng Hồ Chí Minh là một nhà triết học hành động thì cũng có thể nói nhà nhân văn Hồ Chí Minh là một nhà nhân văn hành động - hành động nhằm giải phóng con người.

VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH - VĂN HÓA VÌ HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN

Ngày đăng:

03/01/2024

Lượt xem:

4661

Văn hóa Hồ Chí Minh là toàn bộ di sản tinh thần vô giá mà Người để lại cho dân tộc, cho mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Văn hóa, tư tưởng và cuộc đời của Người là lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm mục tiêu hy sinh, phấn đấu. Tinh hoa văn hóa Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam vào hàng ngũ của các dân tộc tiên phong của thời đại, có ý nghĩa to lớn đối với đất nước ta trong bối cảnh hiện nay.

Văn hóa Hồ Chí Minh là toàn bộ di sản tinh thần vô giá mà Người để lại cho dân tộc, cho mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Văn hóa, tư tưởng và cuộc đời của Người là lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm mục tiêu hy sinh, phấn đấu. Tinh hoa văn hóa Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam vào hàng ngũ của các dân tộc tiên phong của thời đại, có ý nghĩa to lớn đối với đất nước ta trong bối cảnh hiện nay.

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VĂN HÓA VÀ VĂN NGHỆ SĨ

Ngày đăng:

01/01/2024

Lượt xem:

5086

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, dùng ngòi bút của mình làm vũ khí sắc bén để đấu tranh cho độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc… của con người, mà còn quy tụ, cổ vũ văn nghệ sĩ - những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng sáng tạo và cống hiến tri thức, tinh thần cho Tổ quốc và Nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, dùng ngòi bút của mình làm vũ khí sắc bén để đấu tranh cho độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc… của con người, mà còn quy tụ, cổ vũ văn nghệ sĩ - những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng sáng tạo và cống hiến tri thức, tinh thần cho Tổ quốc và Nhân dân.

THIỆP XUÂN CHÚC MỪNG NĂM MỚI VÀ THƠ CHÚC TẾT CỦA BÁC HỒ

Ngày đăng:

31/12/2023

Lượt xem:

975

Nhân dịp năm mới 2024 và đón Tết Giáp Thìn, Fanpage "Công an Quảng Nam" đăng tải những tấm thiệp Xuân chúc mừng năm mới và thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Nhân dịp năm mới 2024 và đón Tết Giáp Thìn, Fanpage "Công an Quảng Nam" đăng tải những tấm thiệp Xuân chúc mừng năm mới và thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH [1-1-1914 / 1-1-2024]: ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH - VỊ TƯỚNG ĐƯỢC BÁC HỒ ĐẶT TÊN

Ngày đăng:

30/12/2023

Lượt xem:

2616

Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1-1-1914 trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên [nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế]. Sớm nhận thức được lẽ sống, lý tưởng, trách nhiệm của mình đối với nhân dân, đồng chí đã tham gia những cuộc đấu tranh chống áp bức, cường hào khi mới 14 tuổi và tham gia hoạt động cách mạng dưới ngọn cờ lãnh đạo của Ðảng Cộng sản [ĐCS] Ðông Dương trong phong trào Mặt trận Dân chủ bằng bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1-1-1914 trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên [nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế]. Sớm nhận thức được lẽ sống, lý tưởng, trách nhiệm của mình đối với nhân dân, đồng chí đã tham gia những cuộc đấu tranh chống áp bức, cường hào khi mới 14 tuổi và tham gia hoạt động cách mạng dưới ngọn cờ lãnh đạo của Ðảng Cộng sản [ĐCS] Ðông Dương trong phong trào Mặt trận Dân chủ bằng bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ.

NGHĨ VỀ CHỮ ĐỨC, CHỮ TÀI CỦA NGƯỜI CÁN BỘ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Ngày đăng:

29/12/2023

Lượt xem:

4795

Mỗi khi nói về cán bộ, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi trọng cả đức và tài, trong đó đức phải là gốc. Theo Người, cán bộ mà không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đã hơn nửa thế kỷ, những lời căn dặn ấy ngày càng thấy thấm thía, nhất là trong xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay.

Mỗi khi nói về cán bộ, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi trọng cả đức và tài, trong đó đức phải là gốc. Theo Người, cán bộ mà không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đã hơn nửa thế kỷ, những lời căn dặn ấy ngày càng thấy thấm thía, nhất là trong xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay.

HỌC VÀ LÀM THEO LỜI BÁC DẠY VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

Ngày đăng:

27/12/2023

Lượt xem:

554

Bác dạy: Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Phải dạy lý luận, công tác, chuyên môn cho cán bộ, đảng viên. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại. Chúng ta phải đánh thắng địch về mặt tuyên truyền cũng như bộ đội ta đã đánh thắng địch về mặt quân sự.

Bác dạy: Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Phải dạy lý luận, công tác, chuyên môn cho cán bộ, đảng viên. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại. Chúng ta phải đánh thắng địch về mặt tuyên truyền cũng như bộ đội ta đã đánh thắng địch về mặt quân sự.

HẾT LÒNG HẾT SỨC PHỤNG SỰ TỔ QUỐC, PHỤC VỤ NHÂN DÂN

Ngày đăng:

27/12/2023

Lượt xem:

507

Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã đi xa, nhưng di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách Người để lại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, là kim chỉ nam dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Trong đó, tư tưởng về nêu cao thái độ, trách nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, Nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên có giá trị to lớn đối với mọi giai đoạn cách mạng.

Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã đi xa, nhưng di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách Người để lại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, là kim chỉ nam dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Trong đó, tư tưởng về nêu cao thái độ, trách nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, Nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên có giá trị to lớn đối với mọi giai đoạn cách mạng.

BÁC HỒ CHỈ SỢ LÒNG DÂN KHÔNG YÊN

Ngày đăng:

25/12/2023

Lượt xem:

499

Trong di sản Hồ Chí Minh có những từ “sợ”, “lòng dạ”, “lòng dân”, “lương tâm”, “chính tâm”, “niềm tin”. Đáng chú ý nhất khi Người nói “chỉ sợ lòng dân không yên”.

Trong di sản Hồ Chí Minh có những từ “sợ”, “lòng dạ”, “lòng dân”, “lương tâm”, “chính tâm”, “niềm tin”. Đáng chú ý nhất khi Người nói “chỉ sợ lòng dân không yên”.

BÁC HỒ VỚI ĐỨC TIN VÀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO

Ngày đăng:

24/12/2023

Lượt xem:

1149

Bác Hồ là một nhà duy vật nhưng hết sức coi trọng tôn giáo và tín ngưỡng của nhân loại. Bác đã viết: 'Tín đồ Phật giáo tin ở Phật, tín đồ Gia tô tin ở đức Chúa Trời; cũng như nhiều người chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng'.

Chủ Đề