Chuẩn đầu ra Đại học Mỏ - Địa chất

Biên soạn: Lê Nga - 01669490969CDR Ngoại ngữ -Đề 04ĐỀ THI CHUẨN ĐẦU RA TIẾNG ANH [Thời gian 100p]I.PHẦN NGHE [LISTENING] 30PPART 1A.☐A.A.B. ☐☐B. ☐☐B. ☐1C. ☐C. ☐C. ☐Biên soạn: Lê Nga - 01669490969A.A.☐☐CDR Ngoại ngữ -Đề 04B. ☐B. ☐2C. ☐C. ☐Biên soạn: Lê Nga - 0166949096967CDR Ngoại ngữ -Đề 0489310Biên soạn: Lê Nga - 01669490969CDR Ngoại ngữ -Đề 04PART 3☐☐☐☐☐☐☐☐☐☐☐☐☐☐☐4Biên soạn: Lê Nga - 01669490969CDR Ngoại ngữ -Đề 04PART 4 HOẶC 5đề4.mp35Biên soạn: Lê Nga - 01669490969II.CDR Ngoại ngữ -Đề 04PHẦN ĐỌC – VIẾT [READING AND WRITING] 100PPART 1123465Biên soạn: Lê Nga - 01669490969CDR Ngoại ngữ -Đề 04PART 2A.Look ☐B. watch ☐C. listen ☐A.Pity ☐B. thing ☐C. idea ☐A.Chose ☐B. decided ☐A.Plates ☐B. cups ☐A.enjoyed ☐C. thought ☐C. cans ☐B. laughed ☐C. liked ☐PART 3☐☐☐☐☐☐7Biên soạn: Lê Nga - 01669490969CDR Ngoại ngữ -Đề 04☐☐☐☐☐☐☐☐☐PART 48Biên soạn: Lê Nga - 01669490969CDR Ngoại ngữ -Đề 04A.right ☐B. Wrong ☐C. Doesn’t say ☐A.right ☐B. Wrong ☐C. Doesn’t say ☐A.right ☐B. Wrong ☐C. Doesn’t say ☐B.right ☐B. Wrong ☐C. Doesn’t say ☐A.right ☐A. right ☐A.right ☐B. Wrong ☐B. Wrong ☐C. Doesn’t say ☐C. Doesn’t say ☐B. Wrong ☐C. Doesn’t say ☐9Biên soạn: Lê Nga - 01669490969CDR Ngoại ngữ -Đề 04PART 528. A. or ☐B. but ☐C. so ☐29. A. other ☐B. each ☐C. another ☐30. A. Much ☐B. More ☐C. Many ☐31. A. be ☐B. was ☐C. been ☐32. A. them ☐B. it ☐C. her ☐33. A. some ☐B. every ☐C. both ☐34. A. in ☐B. on ☐C. from ☐35. A. made ☐B. make ☐C. making ☐10Biên soạn: Lê Nga - 01669490969CDR Ngoại ngữ -Đề 04PART 6mtwbp11Biên soạn: Lê Nga - 01669490969CDR Ngoại ngữ -Đề 04PART 7414243444512Biên soạn: Lê Nga - 01669490969CDR Ngoại ngữ -Đề 04464748495013Biên soạn: Lê Nga - 01669490969CDR Ngoại ngữ -Đề 0414Biên soạn: Lê Nga - 01669490969CDR Ngoại ngữ -Đề 0415PART 9Bài làm:................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

12/01/2019

Đại học Mỏ – Địa chất triển khai đào tạo, đánh giá kỹ năng Tin học và Tiếng Anh cho sinh viên theo chuẩn Quốc tế.

Vào ngày 17/01/2019, Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam và Đại học Mỏ – Địa chất [HUMG] đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về việc phối hợp chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đào tạo Tin học và Tiếng Anh quốc tế của Nhà trường trong thời gian tới.

Tham gia Lễ ký kết, về phía HUMG có sự hiện diện của GS.TS Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Nhà trường cùng các trưởng, phó khoa phụ trách chuyên môn. Về phía Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam có sự hiện diện của Ông Đoàn Hồng Nam – Chủ tịch IIG Việt Nam, Bà Trần Thị Hải Anh – Trưởng Phòng Tư vấn và Hỗ trợ các chương trình Tin học cùng các cán bộ phòng ban liên quan.

Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Mỏ – Địa chất và Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam

Là ngôi trường có bề dày lịch sử, trường đại học Mỏ – Địa chất mang sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học – công nghệ đáp ứng cho nhu cầu xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế của đất nước. Tiếp nối truyền thống quý giá của Nhà trường và trọng trách đưa đại học Mỏ – Địa chất đón đầu xu thế, trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu khoa học – công nghệ có tiếng trong nước và khu vực, Ban Giám hiệu Nhà trường đã thực hiện bước đi chiến lược trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên và đào tạo Tin học theo chuẩn quốc tế MOS/IC3 và Tiếng Anh theo chuẩn quốc tế TOEIC cho sinh viên. Để đạt được các mục tiêu đề ra, Nhà trường đã lựa chọn IIG Việt Nam – Đại diện Quốc gia của Tổ chức Khảo thí Tin học hàng đầu thế giới Certiport [Hoa Kỳ] và Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ [ETS] là đối tác triển khai chương trình.

Ông Đoàn Hồng Nam – Chủ tịch IIG Việt Nam
GS. TS Trần Thanh Hải – Tân Hiệu trưởng Trường đại học Mỏ – Địa chất

Phát biểu tại Lễ ký kết, GS.TS Trần Thanh Hải – Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: “Chương trình hợp tác với IIG Việt Nam là bước khởi đầu trong lộ trình chuẩn hóa chất lượng đào tạo tiếng Anh và Tin học quốc tế cho sinh viên của Nhà trường trong bối cảnh đất nước hội nhập. Tôi tin tưởng rằng chương trình hợp tá sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy và học 2 bộ môn quan trọng này của Nhà trường trong thời gian tới.”

GS. TS Trần Thanh Hải – Tân Hiệu trưởng Nhà trường và Ông Đoàn Hồng Nam – Chủ tịch IIG Việt Nam ký MOU

Lễ ký kết giữa trường đại học Mỏ – Địa chất và IIG Việt Nam mở ra cơ hội cho sinh viên của Nhà trường tiếp cận chương trình đào tạo Tin học và tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, qua đó sở hữu kỹ năng nghề nghiệp thiết yếu đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên 4.0.

Một số hình ảnh được ghi lại trong Lễ ký kết:

IIG Việt Nam tặng hoa chúc mừng Tân Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ – Địa chất
Trao đổi ngắn giữa Nhà trường và IIG Việt Nam trước Lễ ký kết
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Tin học và tiếng Anh theo chuẩn Quốc tế của IIG Việt Nam nhận được sự quan tâm của Nhà trường
Lãnh đạo 2 bên trao đổi sâu hơn về hợp tác sau Lễ ký kết

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Địa chất mỏ

Thứ sáu - 08/01/2021 01:57

1. Tên chương trình đào tạo
1.1. Tên tiếng Việt:
Ngành đào tạo: Kỹ thuật địa chất
Chuyên ngành đào tạo: Địa chất mỏ
1.2. Tên tiếng Anh:
Ngành đào tạo: Geology Techniques
Chuyên ngành đào tạo: Mining Geology
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Thời gian đào tạo: 4 năm
4. Yêu cầu về kiến thức
Hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành địa chất mỏ được thiết kế theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có khả năng nghiên cứu, thiết kế, tổ chức thi công và quản lý các công việc trong lĩnh vực Địa chất mỏ; có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản và các kiến thức khoa học kỹ thuật đã học để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo các vấn đề kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực địa chất mỏ;
- Giải thích được một số nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Có các kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên để áp dụng vào học tập, nghiên cứu, tiếp thu được khối lượng kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành và tự học nâng cao trình độ;
- Vận dụng được kiến thức cơ sở ngành như: các kiến thức cơ sở về địa chất như địa chất đại cương, địa chất cấu tạo, tinh thể khoáng vật, thạch học, địa mạo, địa vật lý, khoáng sản đại cương,… để học tập nghiên cứu chuyên môn, áp dụng vào thực tế;
- Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành, các phương pháp nghiên cứu địa chất trong phòng và ngoài trời, am hiểu và nắm vững các kiến thức chung về địa chất, khoáng sản, các phương pháp tìm kiếm và thăm dò khoáng sản, các yêu cầu công nghiệp và lĩnh vực chính có sử dụng khoáng sản, phương pháp và kỹ thuật thăm dò khai thác, các phương pháp tổng hợp và thu thập tài liệu địa chất mỏ, tài liệu khai thác, am hiểu về các phương pháp và công nghệ chế biến khoáng sản, công nghệ và kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên và mỏ hầm lò.
5. Yêu cầu về kỹ năng
5.1. Kỹ năng cứng:
- Có khả năng lập và tổ chức triển khai các phương án thăm dò khai thác các mỏ khoáng sản rắn; đặc biệt là khả năng hỗ trợ chuyên môn địa chất trong khai thác mỏ;
- Biết thu thập và tổng hợp các tài liệu địa chất về khai thác mỏ;
- Thực hành tốt các dạng công tác địa chất mỏ trong phòng và ngoài trời và tham gia công tác thi công các phương án khảo sát, tìm kiếm, thăm dò khoáng sản và một số công tác địa chất khác;
- Sử dụng được các bản vẽ thiết kế thi công công trình xây dựng, giao thông;
- Đọc vàlập chính xác bản đồ địa chất và mặt cắt địa chất ...
5.2. Kỹ năng mềm:
- Nắm được các chương trình tin học cơ bản và sử dụng được các phần mềm cơ bản để giải quyết các bài toán trong Địa chất mỏ;
- Có trình độ tiếng Anh cơ bản và kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành để đọc và hiểu được các sách, tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp đơn giản được bằng tiếng anh;
- Được trang bị các kiến thức cơ bản về pháp luật; soạn thảo các văn bản, báo cáo chuyên môn; kỹ năng tư vấn, thẩm định và phản biện chuyên môn;
- Kỹ năng giao tiếp và cách thức tổ chức làm việc theo nhóm, báo cáo, thuyết trình khoa học và sinh hoạt học thuật;
- Kỹ năng tham gia, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất, viết và đăng các công trình khoa học trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế;
- Có năng lực xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy trong công tác địa chất;
- Có năng lực thiết lập và trình bày các báo cáo chuyên môn và báo cáo khoa học;
- Có năng lực tự nghiên cứu, tiếp thu và xử lý thông tin;
- Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Đạt chuẩn Kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản.
6. Yêu cầu về thái độ
- Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, có ý thức công dân tốt về các vấn đề của đất nước, yêu tổ quốc; hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường của đất nước và thế giới;
- Có ý thức và vai trò trách nhiệm cao trong việc đóng góp công sức và trí tuệ của mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh;
- Có nhận thức trong việc phải thường xuyên học tập cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và giải quyết tốt các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực địa chất mỏ;
- Có tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp.
7. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Kỹ sư Địa chất mỏ ra trường có thể công tác tại:
- Công tác tại các Viện nghiên cứu, trung tâm Khoa học và Công nghệ;
- Giảng dạy tại các trường đào tạo nghề, các trường Cao đẳng và Đại học có các chuyên ngành liên quan;
- Công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan…
- Công tác tại các Liên đoàn Địa chất, sở Tài nguyên và Môi trường thuộc các tỉnh và thành phố;
- Công tác tại các Doanh nghiệp, các Công ty liên doanh và Công ty nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực khoáng sản.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sau khi ra trường các kỹ sư chuyên ngành Địa chất mỏ có đủ khả năng tự học tập để nâng cao trình độ, tiếp tục tham gia học tập các chương trình đào tạo sau đại học để nhận được các học vị thạc sỹ và tiến sĩ.
9. Các chương trình, tài liệu quốc tế đã tham khảo
[1]. Dựa vào các mô hình chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ của các nước trên thế giới và trong khu vực, như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Xinhgapo. Trung Quốc, Pháp, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển. Theo chương trình đào tạo này, sinh viên ngoài việc học các học phần bắt buộc, còn được tự chọn những học phần thuộc kiến thức đại cương, chọn các học phần theo các hướng chuyên môn sâu cho phù hợp với điều kiện công tác sau khi ra trường; được chọn những học phần kiến thức thuộc chuyên ngành gần trong khoa để bổ trợ cho kiến thức chính ngành và chọn một số học phần để mở rộng kiến thức chung.
[2]. Cập nhập và bổ sung các kiến thức mới, hiện đại và tiến tiến của ngành, đặc biệt là kiến thức công nghệ mới trong lĩnh vực điều tra, đánh giá, Qui hoạch, khai thác, xử lý và bảo vệ nguồn nước phục vụ cấp nước cho phát triển kinh tế xã hội; lĩnh vực địa chất công trình phục vụ xây dựng các công trình ngầm; các công trình thủy công, thủy điện, giao thong vận tải và khai thác mỏ các tiêu chuẩn liên quan của các nước phát triển;
[3]. Quy trình xây dựng mục tiêu đào tạo - chuẩn đầu ra theo tiếp cậnCDIO của các chương trình khối ngành kỹ thuật;
[4]. Phụ lục xây dựng chuẩn đầu ra”phân loại các mục tiêu giáo dục của Bloom”

Video liên quan

Chủ Đề